31 thg 12, 2020

Núi Cơm huyền thoại

Ngọn núi Cơm theo từ Hán Việt xưa là Phong Phạn (Tặng Cơm), nằm bên bờ Nam sông Lam, điểm khởi đầu và vươn ra của dãy Hồng Lĩnh 99 ngọn, thuộc thị trấn Xuân An, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh.

Núi Cơm nơi gắn liền với câu chuyện truyền thuyết và là nơi ghi dấu sự kiện ngày Quốc tế lao động 1/5/1930, mở đầu cho cao trào cách mạng công nông Nghệ Tĩnh. Ảnh Đậu Hà

Núi Cơm gắn liền với huyền thoại ông Đùng - một nhân vật khổng lồ có sức khỏe phi thường, tự mình sắp đặt lại giang sơn, để chống chọi với lũ lụt, bão giông. Chuyện kể rằng: Hằng năm, vùng đất Xứ Nghệ thường xẩy ra nạn hồng thủy, sông Lam hung dữ dâng nước lũ mênh mông, cuốn trôi nhà cửa, hoa màu. Ông Đùng đã ra tay dời núi, chắn sông để cứu dân làng.

30 thg 12, 2020

Gà xào măng chua của người Mạ

Ngoài món nướng, người Mạ ở Đắk Nông còn có món thịt gà xào măng chua rất thơm ngon. Đây là món ăn truyền thống đặc trưng của đồng bào Mạ khi có sự kết hợp của 2 nguyên liệu chính từ rừng là gà và măng. Thịt gà xào măng chua ngon đậm đà, dậy mùi thơm của các loại gia vị, ăn với cơm trắng vô cùng hấp dẫn.

Gà rừng nuôi, các loại gà ta thả vườn, gà tre là những thực phẩm để chế biến món ăn đặc biệt này. Gà sau khi mổ sạch được chặt thành từng miếng nhỏ vừa ăn, ướp thịt gà với chút muối, bột ngọt, nghệ, ớt chín đã giã nát trong khoảng thời gian 15 phút cho ngấm gia vị. 

Người Mạ dùng măng chua xào với thịt gà rất thơm ngon 

Nước lá Glah N’kông của người M’nông

Trong quá trình đi rừng, không chỉ đơn thuần lấy củi và hái các loại rau, quả về ăn mà đồng bào M'nông còn đưa những loại cây, rễ, lá rừng về nhà cất trữ làm thuốc phòng khi trong gia đình và bon làng có ai đau ốm mà chữa bệnh. Đơn cử như cây Glah N’kông (theo tiếng M’nông) được xem như một loại trà rừng và là vị thuốc quý của đồng bào nơi đây. 

Với các sản phụ sau khi sinh, người M’nông thường dùng cây Glah N’kông nấu nước uống. Theo kinh nghiệm tích lũy bao đời của người M’nông, thứ nước này có tác dụng đẩy hết các tạp chất, dịch không tốt còn đọng lại trong cơ thể ra ngoài, giúp khí huyết lưu thông. Phụ nữ sau khi sinh phải kiêng khem đủ thứ nhưng khi uống nước này lại có thể ăn uống tự do hơn… 

Lá cây Glah N’kông 

Rượu cần của người Ê đê

Văn hóa ẩm thực của người Ê đê từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ độc đáo từ các món ăn mà các thức uống cũng được đồng bào chế biến một cách công phu, hấp dẫn. 

Trong đó, rượu cần là một trong những thức uống như thế, đã tạo nên nét đặc trưng riêng, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả. Tuy nhiên, cách thức uống rượu cần của người Ê đê ở Tây Nguyên không phải ai cũng biết. 

Thưởng thức rượu cần trong lễ hội của đồng bào Ê đê 

Khu đô thị lấn biển Tp. Rạch Giá

Hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Khu đô thị lấn biển Tp. Rạch Giá giờ đây đã trở thành một đô thị hiện đại, đáng sống, thu hút nhiều người dân lựa chọn làm chốn “an cư, lạc nghiệp”, trở thành niềm tự hào của người dân Kiên Giang.

Hơn 20 năm trước, ít người dân nào ở thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang nghĩ rằng có lúc họ sẽ sống trên mặt biển trong một đô thị hiện đại, tiện nghi, khi mà bờ biển Tây giáp thành phố Rạch Giá lúc đó còn rất hoang sơ, ít người qua lại, chỉ có những đầm lầy, cây cỏ và tiếng gió biển thổi xào xạc.

Để tận dụng và khai thác thế mạnh tối đa của các địa phương có bờ biển, góp phần thúc đẩy kinh tế, dự án lấn biển Rạch Giá được chính thức khởi công từ năm 1999 theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên tổng diện tích 420ha. Đến năm 2015, khu đô thị tiếp tục được mở rộng them phía Tây Bắc gần 100ha và khu vực bãi bồi tự nhiên 16ha.

Sâu lắng các giá trị di sản văn hóa đặc sắc của Hà Tĩnh

Hà Tĩnh là vùng đất có bề dày văn hóa với nhiều di sản vật thể, phi vật thể. Gần đây, cùng với sự tích cực của các cơ quan chức năng trong việc sưu tầm và bảo tồn, những di sản càng phát huy giá trị trong đời sống.

Hoan Châu đệ nhất danh thắng chùa Hương Tích (thuộc xã Thiên Lộc, Can Lộc). Ảnh: Chùa Hương Tích ngày nay nhìn từ trên cao, Ảnh PV)