8 thg 12, 2019

Đến Cần Thơ, thăm nơi cá lóc biết bay, không túi nylon, vắng xe máy

Từ bến đò Cô Bắc (phường Bình Thủy, TP Cần Thơ) chạy ngang qua dòng sông Hậu khoảng 5 phút, chúng tôi đến một thế giới hoàn toàn khác cuộc sống phố thị ồn ào - đó là Cồn Sơn.Tại ốc đảo này, du khách được thảnh thơi rảo bước trên những con đường nhỏ, vắng tiếng xe máy, thưởng thức đặc sản dân dã miền sông nước với không gian du lịch xanh. 

Thoát nghèo nhờ làm du lịch cộng đồng
Sáng cuối tuần, như thường lệ, bà Nguyễn Thị Xuyến, một nhà vườn trồng cam, tất bật lâu dọn bàn ghế, nhà cửa, chuẩn bị những trái cam, ly nước ngon nhất để sẵn sàng đón du khách ghé thăm vườn. Ngày trước, từ sáng tinh mơ, bà đã phải lên đò, mang trái cây sang chợ bên kia bờ sông để bán, từ ngày làm du lịch, bà chỉ ở nhà, chăm chút vườn tược, đón những đoàn khách ghé thăm.

Bà Xuyến thừa nhận trước kia cuộc sống của gia đình khá bấp bênh, giờ làm du lịch cộng đồng cho thu nhập khá hơn rất nhiều. Căn nhà của gia đình bà cũng được xây dựng khang trang, đẹp xinh giữa một vườn thơm tho hoa trái.

Bà Nguyễn Thị Xuyến chuẩn bị hái cam phục vụ du khách. 

Vẻ kỳ vĩ của hệ thống hang động núi lửa dài nhất Đông Nam Á tại Công viên địa chất Đắk Nông

Công viên địa chất Đắk Nông vừa được Mạng lưới Công viên Địa chất toàn cầu (Global Geoparks Network) đề cử Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) xem xét, công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Đây là tin vui cho các nhà quản lý, nhà khoa học, du khách mê khám phá, mạo hiểm cũng như mỗi người dân Đắk Nông.

Miệng hang động núi lửa C7, Công viên Địa chất Đắk Nông. Ảnh: TTXVN phát

Phố Chợ Gạo: Con phố có lịch sử đặc biệt ở phố cổ.

Sau những biến động của thời cuộc, phố chợ Gạo trứ danh Hà Nội xưa bây giờ ra sao?

Phố Chợ Gạo là một phố dài dài 160 mét, gồm hai nhánh song song kéo dài từ đường Trần Nhật Duật đến phố Đào Duy Từ ở phía Đông khu phố cổ Hà Nội. Đây là một trong những con phố có lịch sử đặc biệt nhất ở phố cổ

Phố Hàng Than: Con phố có đặc sản hot nhất Hà Nội

Không chỉ có đặc sản bánh cốm trứ danh, phố Hàng Than còn có nhiều đền chùa cổ và là nơi ghi dấu tình bạn của hai nhà thơ Xuân Diệu và Huy Cận.

Phố Hàng Than là con phố dài khoảng 400 m, kéo dài từ đê Yên Phụ đến điểm giao Hàng Đậu - Hàng Giấy, ở phía Bắc khu phố cổ Hà Nội. Xưa kia phố thuộc thôn Thạch Khối, thôn Hòe Nhai (sau đổi thành thôn Giai Cảnh) và thôn Yên Thuận, thuộc tổng Thượng và tổng Yên Thành, huyện Vĩnh Thuận.

Phố Hàng Đồng: Phố đồng nát trứ danh Hà Nội xưa giờ ra sao?

Từ một xóm của những người làm nghề đồng nát, phố Hàng Đồng đã phát triển thành nơi duy nhất cung cấp mâm, xoong, nồi, chảo được gia công bằng vật liệu đồng cho cả kinh thành Thăng Long. Con phố này bây giờ rao sao?

Nằm ở phía Tây khu phố cổ Hà Nội, phố Hàng Đồng chỉ dài hơn 120 mét, là một trong những phố nghề nổi tiếng Hà Nội xưa mà đến nay vẫn còn được duy trì

5 thg 12, 2019

Bảo tàng sâm Ngọc Linh ở Sài Gòn

Bảo tàng trưng bày hơn 400 mẫu sâm Ngọc Linh của Việt Nam, nhiều củ có giá trị hàng tỷ đồng. 

Ngày 1/12, Bảo tàng sâm Ngọc Linh (quận Tân Phú, TP HCM) hoạt động sau hai tháng xây dựng. Tại đây trưng bày hơn 400 hiện vật về giống sâm quý của Việt Nam. 

Chùa tháp Tường Long- Rồng vàng trên đỉnh Long Sơn

Hải Phòng vốn nổi tiếng với những bãi biển trong xanh và phong cảnh hữu tình. Nhưng ít người biết rằng trên đỉnh Long Sơn (phường Ngọc Xuyên),TP. Hải Phòng, là ngọn núi đầu tiên trong 9 ngọn chạy dọc bán đảo Đồ Sơn còn có một di tích văn hóa lịch sử với cả nghìn năm tuổi - đó là chùa tháp Tường Long.

Toàn cảnh Chùa Tháp Tường Long (ảnh sưu tầm) 

Các tài liệu ngày nay cho biết vào tháng 9 năm 1058, Vua Lý Thánh Tông ngự ra cửa biển Ba Lộ, đến thăm và cho xây tháp. Năm sau, vua ban tên hiệu là tháp Tường Long. Tháp được tôn tạo vào đời Trần và Hậu Lê. Theo sách "Đại Việt sử lược" thì năm Mậu Tuất 1058, vua Lý Thánh Tông sau khi ngự giá qua biển Ba Lộ đã dừng chân ghé lại nơi đây xây tháp. Sau ngài nằm mộng thấy rồng vàng bèn ban cho ngọn tháp cái tên Tường Long, nghĩa là "Thấy rồng vàng hiện lên" để ghi nhớ điềm lành. 

4 thg 12, 2019

Vua voi Khunjunop và những chuyện ít biết

Trong một lần tình cờ, chúng tôi đã gặp được Amí Phương, buôn trưởng Buôn Đôn đồng thời là cháu nội của Vua voi R’leo, chắt ngoại Vua voi Khunjunop. Bà cùng chồng đang nắm giữ nhiều câu chuyện ly kỳ, đẫm chất huyền thoại về các vua voi, trong đó thú vị nhất là Khunjunop.

Khunjunop – “Người tướng chào”


Khu nghĩa địa của dòng họ K’nul nằm tại khu rừng um tùm, cạnh con đường đi vào Hạt kiểm lâm VQG Yok Đôn - nơi an nghỉ của những vua săn voi nổi tiếng bậc nhất Bản Đôn. Dù đã nhiều lần vào khu mộ voi, nhưng tôi vẫn bị ngạc nhiên, bởi khu mộ mới được xây một lớp tường bê tông kiên cố bảo vệ bao quanh. Qua chỉ dẫn của người dân bản địa, tìm về nhà vợ chồng Amí Phương là chắt ngoại Vua voi Khunjunop, hiện đang sinh sống trong căn nhà sàn khang trang, rộng rãi, xây dựng theo lối kiến trúc Lào, được cách tân nửa gỗ, nửa bê tông nằm sát tỉnh lộ 1. Gặp khách, cả 2 vợ chồng đon đả mời vào nhà chơi, và thật tình “bày tỏ bức xúc” rằng: thời gian gần đây không rõ vì lý do gì, nhiều kẻ xấu thường vào khu mộ gia đình đào trộm, mang đi những bức tượng nhà mồ bằng gỗ quý. Gia đình đã phải đầu tư trên 200 triệu đồng để xây dựng tường rào bảo vệ.


Mộ vua voi R’Leo (chóp nhọn) và vua voi Khunjunop (hình vuông, bên phải) tại khu mộ dòng họ

Chuyện về ngôi Tổ đình Quốc Ân Kim Cang

Thiền sư Nguyên Thiều (1648-1728) là một thiền sư người Trung Quốc, thuộc phái Lâm Tế đời thứ 33, sang Việt Nam truyền đạo vào nửa cuối thế kỷ 17. Ngài là vị Tổ truyền phái Lâm Tế vào miền Trung Việt Nam đầu tiên, và đã đóng góp nhiều công đức trong việc phục hưng và phát triển Phật giáo ở Đàng Trong. Sau vài thập kỷ hoằng hóa ở Bình Định và Thuận Hóa, Ngài cùng một số đệ tử vượt núi băng ngàn vào phương Nam, dừng chân tại vùng đất Đồng Nai. Tại đây, vào cuối thế kỷ 17, Ngài cùng các đệ tử là Ngài Minh Vật Nhất Tri kiến lập ngôi tổ đình Quốc Ân Kim Cang, Ngài Thành Nhạc khai sơn chùa Long Thiền, Ngài Thành Đẳng khai sơn chùa Đại Giác, Ngài Thành Ý khai sơn chùa Bửu Phong. Ngày nay, các ngôi Long Thiền, Đại Giác, Bửu Phong vẫn tồn tại ở Biên Hòa, Đồng Nai và là những ngôi cổ tự danh tiếng. Thế nhưng ngôi Tổ đình Kim Cang ở đâu?

Tổ đình Quốc Ân Kim Cang hiện ở xã Tân Bình, huyện Vĩnh Cửu, cách trung tâm TP Biên Hòa khoảng 12 km. Đây là ngôi Tổ đình:

Phố Hàng Bồ: Con phố có hàng loạt dinh thự quan lại Hà Nội xưa

Theo các sử liệu cũ, ở phố Hàng Bồ xưa còn có nhiều dinh cơ bề thế của các quan lại, đến mức đương thời đã gọi phố này là “Ô Y hạng"... 

Phố Hàng Bồ là con phố dài khoảng 270 mét, kéo dài từ ngã tư phố Hàng Đào - Hàng Ngang đến ngã tư phố Hàng Thiếc - Thuốc Bắc - Bát Đàn ở trung tâm khu phố cổ Hà Nội