9 thg 4, 2019

Tuyệt đẹp mùa thu hoạch dứa Quỳnh Lưu

Những bãi dứa xanh điểm quả chín vàng của bà con Tân Thắng, Quỳnh Lưu đang vào mùa thu hoạch với không khí khẩn trương, nhộn nhịp. 

Trên cao nhìn xuống, những bãi dứa xen lẫn các loại hoa màu của bà con Tân Thắng trông như một bức tranh tuyệt đẹp. 

Giai thoại thú vị về quá trình dựng đình Long Thái

Đình Long Thái nằm trên địa bàn xóm 5, xã Thái Sơn, huyện Đô Lương. Đây là Di tích lịch sử - văn hóa được nhân dân địa phương và đông đảo du khách gần xa thường xuyên tìm đến chiêm bái, song ít người biết đến giai thoại thú vị về quá trình dựng nên ngôi đình này. 

Ngược dòng thời gian, khi nhà Mạc sụp đổ, Nguyễn Kim đưa Lê Trang Tông về triều, lập nên ngôi báu lấy niên hiệu là Nguyên Hòa. Lê Trang Tông tại vị được 16 năm (1533 - 1548), đến ngày 19/1 năm Mậu Thân thì mất. Tưởng nhớ ông, dân làng lập miếu thờ ở phía Nam làng Vĩnh Long (nay thuộc xã Thái Sơn). 

Đình Long Thái là công trình kiến trúc đồ sộ của người xưa để lại, đình gồm 6 vì, 24 cột bằng gỗ mít. Ảnh: Ngọc Phương 

Ngôi đền thiêng ở Thanh Chương với “chuyện lạ” thời chiến tranh

Chúng tôi có dịp theo chân cụ Trần Văn Chắt (81 tuổi) - một cao niên của xóm Sơn Lĩnh, xã Thanh Lâm, huyện Thanh Chương vào thắp hương tại đền Phú Lĩnh và được nghe cụ kể những chuyện về ngôi đền thiêng “có một không hai” tại địa phương. 

Theo cụ Chắt, trong làng hiện không còn ai biết nguồn gốc hình thành của ngôi đền. Căn cứ vào các hoa văn, chữ viết lưu lại trên các kiện gỗ mà dân làng xác định đền thờ thiên tiên đức thánh Phú Lĩnh, ngôi đền được xây dựng vào đời Vua Thành Thái. Ngài có vị hiệu là Đức thánh Phú Lĩnh sơn dương tiền tiền kim triệu sắc phong tiền triệu sắc tặng. Đền hiện phối thờ 5 vị thiên tiên gồm: Bản cảnh Phú Lĩnh, cai trị Bản huyện phó tướng Quận công, Bản cảnh Cao Sơn, Bản cảnh Cao Các, Bản cảnh hậu vị Quan âm. 

Đền Phú Lĩnh tọa lạc trên ngọn núi cao, uy nghi giữa làng. Ảnh: Diệp Phương 

Núi đôi lạ mắt giữa thung lũng ở Hà Giang

Hai quả núi nằm trong thung lũng Tam Sơn có hình dáng giống bộ ngực của cô gái. 

Từ thành phố Hà Giang đi theo quốc lộ 4C 46 km về phía bắc, du khách sẽ gặp một vùng đất có phong cảnh hữu tình. Đó là thung lũng Tam Sơn thuộc thị trấn Tam Sơn, huyện Quản Bạ, Hà Giang. 

Bảo tàng trong tu viện cổ giữa rừng thông ở Đà Lạt

Công trình xây dựng năm 1949 mang nét kiến trúc Pháp, hiện được nhiều bạn trẻ tới tham quan, chụp ảnh. 

Viện sinh học Tây Nguyên nằm trên đồi Tùng Lâm, cách trung tâm TP Đà Lạt (Lâm Đồng) khoảng 7 km. Đây vốn là tu viện thuộc dòng Chúa cứu thế của Việt Nam, được sử dụng vào hoạt động nghiên cứu sau năm 1975. 

Hang động dưới chân thác nước ở Lâm Đồng

Hang Gió nằm dưới chân thác Voi có lối vào rất hẹp nhưng bên trong rộng rãi, quanh năm ẩm ướt và ầm ầm tiếng thác đổ. 

Thác Voi (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cách thành phố Đà Lạt 25 km là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên. Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cao hơn 30 m, rộng chừng 15 m. 

Quán cháo lòng bò viên 40 năm ở Sài Gòn

Bà Bình phục vụ một suất ăn gồm cháo trắng để riêng với đĩa sách bò, ăn kèm tương đen, gừng. 

Bên cạnh các loại cháo quen thuộc như cháo sườn, lòng heo, vịt, gà, mực, cá, trai, hến... thì cháo lòng bò, cháo bò viên là món ăn lạ miệng, ít nơi bán và thường chỉ có tại khu người Hoa ở Sài Gòn.

Ngoài quán 20 năm nổi tiếng ở quận 5 còn một hàng cháo khác tọa lạc ở góc ngã tư giữa phố sủi cảo Hà Tôn Quyền và Trần Quý (quận 11). Đây là một tiệm bình dân nằm khiêm tốn trên vỉa hè, do gia đình người Hoa đứng bán đã 40 năm.

Cháo lòng bò và cháo bò viên là hai món chính của quán. Bà Huỳnh Khiết Bình (62 tuổi) cho biết trước đây bà hay mua lòng bò nấu cháo, ăn thấy ngon nên mở bán thử, sau này còn bán thêm cháo bò viên.

Phần sách được làm sạch sẽ, bày riêng một đĩa. 

10 điều về nhà rông Tây Nguyên có thể bạn chưa biết

Nhà rông tại các buôn làng là một trong những địa điểm tham quan phổ biến của du khách khi đến Gia Lai, Kon Tum. 

Nhà rông được coi là biểu tượng văn hóa của cộng đồng các dân tộc ở Tây Nguyên, thể hiện giá trị vật chất và tinh thần trong đời sống đồng bào nơi đây.

Nhà rông dưới chân núi lửa Chư Đăng Ya. Ảnh: Phong Vinh. 

3 thg 4, 2019

Quán cà phê gần 50 năm ở trung tâm Pleiku

Quán là điểm dừng chân để du khách thưởng thức ly cà phê nguyên chất khi có dịp ghé thăm đại ngàn Gia Lai. 

Nằm trên đường Nguyễn Thái Học, Pleiku là quán cà phê nổi tiếng xuất hiện từ những năm 1970. Chủ quán hiện tại, cô Kim Hoa (sinh năm 1961) là em gái của người khai mở quán. "Năm 1971, chị tôi mở một quán nước nhỏ rồi phát triển như ngày nay", cô Hoa cho biết.

Quán nằm trên đường Nguyễn Thái Học, TP Pleiku. Ảnh: Di Vỹ. 

Giống như các nơi khác, cà phê là thức uống được nhiều người lựa chọn để khởi đầu ngày mới. Theo bà chủ, trước đây quán còn bán thêm các món điểm tâm sáng như bún thang, bún riêu... nhưng sau một thời gian chỉ tập trung bán cà phê.

Bánh tôm Hồ Tây

Bánh tôm Hồ Tây được xem là một trong những món ăn thể hiện nét đặc trưng trong tinh hoa ẩm thực của người Hà Nội mà bất kỳ du khách quốc tế nào cũng nên thử ăn một lần. Món ngon này đã được giới thiệu trong chương trình “Destination” của kênh truyền hình CNN.

Theo chia sẻ của chủ nhà hàng Hòa Nhã ở Phủ Tây Hồ, món bánh tôm bắt đầu phổ biến từ những năm 1930, thời điểm đó có nhiều gánh hàng rong tụ tập dọc theo đường Thanh Niên để bán. Đến khi khu vực này sầm uất hơn, các quầy bán bánh tôm nhỏ lẻ được mở ra và bánh tôm Hồ Tây bắt đầu được chú ý từ đó.

Bánh tôm Hồ Tây được làm bởi sự kết tụ tinh hoa ẩm thực của người Hà thành xưa. Đúng với tên gọi bánh tôm Hồ Tây thì nguyên liệu tôm chọn làm phải là tôm nước ngọt được đánh bắt từ Hồ Tây. Bởi tôm được đánh bắt ở Hồ Tây thường chắc thịt, có độ ngọt và khi rán lên vỏ tôm đỏ au. Tôm sau khi rửa sạch sẽ được trộn với bột rồi đem chiên ngập dầu. Trong quá trình chiên bánh, người làm phải để ý khi lớp vỏ bánh ngả màu vàng cánh gián và giòn thì vớt ra và để ráo dầu.

Tôm tươi được đánh bắt tại hồ tây.