4 thg 6, 2018

Đi tìm Bồng Lai Tiên Cảnh

Khoảng năm 2001 - 2002, chị dâu tui rủ đến thăm Bồng Lai Tiên Cảnh, một điểm đến trên đường đi Long Hải - Vũng Tàu. Nghe lạ, và cũng hấp dẫn bởi cái tên bồng lai tiên cảnh, tui tổ chức một chuyến đi nghỉ mát ở Long Hải cho cả công ty lẫn gia đình, trên đường đi sẽ ghé thăm chốn tiên cảnh bồng lai!

Trên quốc lộ 51, còn cách cổng chào thị xã Bà Rịa khoảng 10 km thì xe rẽ trái. Bảng chỉ đường cho thấy đó là đường lên Khu Di tích Núi Dinh. Xe dừng ở một bãi đậu xe ở chân núi, đoàn người phải đi bộ lên núi, để đến nơi mà chị tui gọi là Bồng Lai Tiên Cảnh.

Lối mòn lên núi đá hoang sơ như thế này

'Độc nhất' chiếc xe đời 1965 mua bằng 1000 con vịt bị rễ cây bao trùm kín

Chiếc xe máy hiệu Yamaha 50cc đời 1965, được rễ cây si già bao phủ hơn 25 năm nay là của ông Hồ Minh Tâm (55 tuổi, chủ quán cháo vịt Cu Chì, P.Tương Bình Hiệp, TP.Thủ Dầu Một, Bình Dương). 

Ông Tám Chì bên chiếc xe máy và cây si. ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG

Nằm cách quốc lộ 13 khoảng hơn 1 km, quán cháo vịt Cu Chì đã có từ hơn hai chục năm nay ở mặt tiền đường Hồ Văn Cống, cửa ngõ của làng sơn mài truyền thống Tương Bình Hiệp.

Hòa An - Làng nhà sàn độc đáo ở Cao Lãnh

Ít ai biết rằng, có một làng nhà sàn khiêm tốn, rộng hơn 2ha tên là Hòa An, nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862 – 1929) từng sinh sống những năm cuối đời, nay thuộc phường 4, thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. 

Ảnh: DƯƠNG MINH BÌNH

Làng nép mình bên con rạch nhỏ với những bến nước, cầu khỉ, vó cá, ụ rơm, chiếc xe bò. Những con đường làng thân thuộc với hàng dừa xen lẫn ô môi, cà na, bằng lăng, sanh, điên điển, súng, sen… và cây ăn trái đặc trưng.

Câu cá hoàng đế ở hồ Trị An

Quan niệm câu cá phải im lặng, tránh ồn ào trở nên quá sai lầm nếu như buông cần câu cá hoàng đế, loài cá ngoại lai, hung dữ, ăn tạp đang tung hoành ở hồ thủy điện Trị An gần 20 năm qua.

Cá hoàng đế nhìn có vẻ hung tợn như miệng rộng và khỏe, vây trên sống lưng to cứng. Lê Lâm 

Mặt trời lặn dần xuống phía chân cầu Mã Đà (xã Mã Đà, H.Vĩnh Cửu, Đồng Nai), cũng là lúc nhiều cần thủ từ phương xa đến hồ Trị An chọn làm bãi đáp, rồi... cởi đồ, lao xuống nước câu cá hoàng đế.

3 thg 6, 2018

Sâu muồng - món quà của núi rừng Trường Sơn

Ðến với núi rừng Trường Sơn thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), bạn sẽ được thưởng thức các món chế biến từ sâu muồng (a’đhoọp chơ bhăn) - món ăn dân dã mà bất kỳ người Cơ Tu nào cũng ưa thích.

Sâu muồng đặc sản của người Cơ Tu


Người Cơ Tu có một món ăn rất đặc biệt đó là sâu muồng. Sâu muồng là loại sâu có màu xanh. Tháng Tư khi những cơn mưa giông đầu mùa đổ về tưới mát cho những cánh rừng muồng (Chơ bhăn) hai bên con suối đâm chồi nảy lộc thì có loài bướm đến đây đẻ trứng nở thành sâu ăn lá muồng non, sau đó sâu biến thành những con nhộng muồng thoát xác thành bướm bay đi...

Sâu muồng được đồng bào Cơ Tu chế biến thành món ăn đặc sản, đậm chất truyền thống của người dân miền núi. Sâu muồng (chỉ ăn lá muồng non) xuất hiện vào mùa Xuân, sâu có chiều dài khoảng 5cm, thân tròn, mềm, bụng màu trắng ngà, da dọc theo lưng có một vạch (lớn) màu xanh hay vàng kèm theo hai vạch đen nâu (nhỏ) nằm hai bên vạch mà vàng. Điều đặc biệt, sâu muồng không phủ trên mình lớp lông như các loài sâu khác nên không gây ngứa. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao loài sâu này ăn được, trở thành đặc sản của đồng bào vùng cao. Sâu muồng còn gọi là “sâu xanh” do da của chúng đổi màu theo màu xanh lá cây để ngụy trang các loài chim, chuột ăn côn trùng. Với người Cơ Tu, từ lâu sâu muồng là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.



Đặc sắc lễ hội vật cầu nước ở Bắc Giang

Cứ 4 năm một lần, lễ hội vật cầu nước lại được dân làng Vân, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức trong 3 ngày, bắt đầu 12, 13, 14/4 Âm lịch.
Tích rằng Đức thánh Tam Giang đi đánh giặc về đến đoạn sông Cầu làng Vân bị lũ quỷ đen thách đấu vật. Nếu thắng quỷ sẽ đi theo thánh, nếu thua thì phải dâng cho quỷ đen nhiều sản vật. Từ đó, tại đền chính của làng Vân, nơi thờ Đức thánh Tam Giang người dân tổ chức tái hiện lễ vật cầu nước nhằm ca ngợi công lao đánh giặc, thu phục quỷ đen của Đức thánh Tam Giang.

Sân vật cầu nước được đổ một lớp bùn mỏng, trước khi vật, phụ nữ trong làng trong đội nghi lễ sẽ gánh nước từ sông cầu bằng chum, vại đổ vào sới vật.

Lễ hội vật cầu nước lại được dân làng Vân, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang tổ chức trong 3 ngày bắt đầu 12, 13, 14/4 Âm lịch. 

Lễ dựng cây nêu của người Ba Na

Đối với đồng bào Ba Na, hình ảnh cây nêu, ghè rượu, cồng chiêng, là những thứ không thể thiếu trong những hội hè, lễ, Tết. Trải qua bao thế hệ, in sâu trong tiềm thức của người Ba Na, cây nêu được ví như biểu tượng của sức mạnh, sự giàu có trường tồn. Trong tín ngưỡng của người Ba Na cây nêu còn có ý nghĩa tâm linh - nơi giúp người làng tiến gần hơn với thế giới của các vị thần.

Cây nêu - biểu tượng, hồn cốt của người Ba Na


Cũng như các dân tộc anh em cùng chung sống ở tỉnh Kon Tum, mỗi khi lập làng mới, người Ba Na thường chọn vị trí trung tâm của làng để dựng nhà rông. Người Ba Na gọi nhà rông là Hnam Rôông, Jơng hoặc là Jôông. Bởi đối với người Ba Na, nhà rông không những thể hiện uy lực, sức mạnh mà còn là sự tài hoa, tính đoàn kết của dân làng. Nhà rông chính là trung tâm của làng, là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của cộng đồng: Lễ hội, vui chơi, hội họp, đón tiếp khách quý và giải quyết các vụ việc liên quan đến cộng đồng làng... Trong lễ mừng nhà rông mới của người Ba Na, không thể thiếu nghi thức dựng nêu cùng các nghi lễ hiến sinh để thể hiện lòng thành và sự kính trọng của dân làng đối với các vị thần linh.

Lễ hội xung quanh cây nêu. 

Độc đáo làn điệu dân ca Ca Dong

Ẩn sau những ngọn núi cao trong không gian bao la của đại ngàn, những làn điệu dân ca của người Ca Dong thường gợi lên những hình ảnh quen thuộc, gần gũi với lối sống, cách nghĩ của họ, tạo nên giá trị văn hóa truyền thống bền vững, đóng vai trò củng cố mối quan hệ gia đình, dòng họ, bản làng, duy trì trật tự kỷ cương trong cộng đồng Ca Dong với nhau, tạo nên một tổng thể thống nhất.

Nét đẹp của các làn điệu dân ca Ca Dong


Trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Ca Dong, những làn điệu dân ca truyền thống luôn mang đậm chất trữ tình, vừa sáng tạo, vừa thể hiện tình cảm ngọt ngào, sâu lắng, rất được họ ưa thích. Những làn điệu dân ca: Ra nghế, ca lêu, plét, a hội, dê ôdê, đến làn điệu k’cheo truyền thống ra đời từ trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt đời sống thường ngày không phải là ngoại lệ, thể hiện tâm tư tình cảm của người Ca Dong cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi để dân làng no cái bụng, sống gắn bó, hài hòa với thiên nhiên, núi rừng. Đây còn là một trong những sản phẩm văn hóa độc đáo, được người Ca Dong gìn giữ và phát huy. Hát khi lên rẫy, hát trong những ngày lễ hội ăn trâu, Tết, cưới xin, hội tụ gia đình, vui chơi, giải trí, hát khi ru em bé ngủ, trai gái Ca Dong hát tỏ tình với nhau trong những cánh rừng già nguyên sinh.

Già làng Hồ Văn Dinh dân tộc Ca Dong thể hiện làn điệu dân ca k’cheo truyền thống qua tiếng chiêng của mình. 

Tháng Năm, bâng khuâng mùa phượng đỏ

Không chỉ là biểu tượng của mùa hè, mùa hoa phượng còn là mùa bâng khuâng nhớ về thời hoa đỏ đã xa…

Cứ giữa tháng 5, trên đường phố, bạn rất dễ bắt gặp những chùm phượng vỹ rực đỏ trên cành, cũng là lúc Hà Nội đã bước vào hạ

Những bãi biển hoang vắng ở Quảng Ninh

Nếu ngại ngần vì sự đông đúc của Bãi Cháy hay Cô Tô, bạn hãy thử ghé những bãi biển “ít nổi tiếng” hơn nhưng lại đẹp đến bất ngờ sau đây của Quảng Ninh.

Đảo Quan Lạn là điểm đến hàng đầu nếu bạn muốn được ngắm nhìn những bãi biển dài hàng kilomet, sóng vỗ miên man. Cát ở đây là loại cát thạch anh có màu trắng tinh, mịn đều, đẹp mắt