7 thg 6, 2018

Ba món hải sản nhất định phải thử trên đảo Cô Tô

Du khách nên thử bào ngư, tu hài hoặc hàu, đây đều là những món ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. 

Cô Tô (Quảng Ninh) hấp dẫn du khách bởi nhiều món ngon bên cạnh cảnh sắc hoang sơ, những bãi biển cát trắng mịn.

Bào ngư


Bào ngư là loại hải sản hiếm, thường xuất hiện trong bữa ăn của các bậc vương giả trước đây. Món ăn ngày nay được nhiều người ưa thích không chỉ nhờ vị ngon mà còn đem lại nhiều dinh dưỡng.

Bào ngư là món đặc sản phổ biến trên đảo Cô Tô. Ảnh: halongtourism. 

Chơi ô ăn quan

Bức tranh lụa nổi tiếng “Chơi ô ăn quan” của danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892-1984). 

“Chơi ô ăn quan” là một trò chơi dân gian nổi tiếng ở ta. “Chơi ô ăn quan” rất khoa học và đơn giản, trẻ em 6 tuổi, hướng dẫn vài phút đã thạo chơi rồi, em nào tính nhẩm nhanh dễ thắng cuộc và rất vui. 

“Chơi ô ăn quan” - tên bức tranh lụa nổi tiếng nhất của danh họa Nguyễn Phan Chánh (1892 - 1984). Nguyễn Phan Chánh học khóa đầu tiên trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương (1925 - 1928).

“Kiệt tác” nón ngựa Phú Gia


Làng nghề nón ngựa Phú Gia (xã Cát Tường, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) có tuổi đời hơn 300 năm. Nón ngựa Phú Gia được xem là “kiệt tác” của nón lá. Nó biểu tượng cho sự mạnh mẽ, uy nghiêm của con nhà võ, gắn với nghĩa quân Tây Sơn thần tốc.

Theo nghệ nhân Đỗ Văn Lan - người có 55 năm gắn bó với nghề làm nón ngựa, sở dĩ dân gian gọi nón ngựa trước hết là nó dẻo dai, bền bỉ như loài ngựa; hoặc thuở xưa, giới quyền quý thường sử dụng trong lúc cưỡi ngựa. Thuở ấy, chiếc nón có bịt bạc, chạm trổ hình rồng, phượng trên đỉnh nón được giới quan binh đội trên đầu khi cưỡi ngựa. 

Vẻ đẹp nguyên sơ ở con suối có hòn đá Chữ nổi tiếng đất võ



Suối Hố Giang tuyệt đẹp với những tảng đá nằm nối tiếp, chồng lên nhau và có những tảng dựng đứng như một tấm bia khổng lồ. Ở đây có hòn đá Chữ viết bằng chữ Chăm Pa cổ khá bí ẩn.

Từ đập Hố Giang (thôn Thành Sơn Tây, xã Hoài Châu, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định) ở dưới chân núi, đi xe máy khoảng 1km đường dốc đá, vòng vèo là sẽ đến suối Hố Giang. Đập vào mắt du khách đầu tiên là hình ảnh một bức tranh sơn thủy hữu tình. Hố Giang nằm trong lòng núi có tên Mạch Vàng từ xa xưa. Tên Hố Giang là do người dân trong vùng phát âm “v” thành “d”, chứ tên thật là Hố Vang vì quanh năm mọi người nghe tiếng nước suối chảy.

Công viên thống nhất ở Quảng Trị: Biến nỗi đau chia cắt thành khát vọng hòa bình

Cột cờ Hiền Lương trong tổng thể khu di tích đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải. 

Sau 64 năm diễn ra sự kiện chia cắt đất nước bằng vĩ tuyến 17 qua sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị xúc tiến xây dựng di tích đặc biệt này để tạo động lực phát triển, xây dựng biểu tượng khát vọng hòa bình của đất nước Việt Nam bên sông Bến Hải.

Ông Nguyễn Văn Hùng - Bí thư Tỉnh ủy Quảng Trị - chia sẻ: “Đến lúc rồi, không thể chần chừ nữa, chúng ta cần xóa đi ám ảnh về nỗi đau chia cắt, thay vào đó là khát vọng hòa bình. Đó mới là tinh thần của dân tộc”.

Gành đá Lộ Diêu - “nàng tiên” chưa được đánh thức

Gành đá Lộ Diêu mang vẻ đẹp hoang sơ, quyến rũ như những “nàng tiên” chưa được đánh thức.

“Biển xanh cát trắng nắng vàng/ Ai ơi có nhớ cô nàng Lộ Diêu/ Lộ Diêu một biển ba đèo/ Gian nan đã vượt, khó nghèo đã qua…”. Du khách có thể nghe những câu thơ này ở bất cứ đâu, bất cứ người nào từ em bé đến cụ già trên mảnh đất Lộ Diệu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định). 

Lộ Diêu một biển ba đèo

6 thg 6, 2018

Nhà thờ trăm tuổi nơi giữ sách quốc ngữ đầu tiên

Trong nhà thờ Mằng Lăng ở Phú Yên còn lưu trữ cuốn sách đầu tiên in bằng chữ quốc ngữ của Linh mục Alexandre de Rhodes. 

Nhà thờ Mằng Lăng (xã An Thạch, huyện Tuy An, Phú Yên) nằm trong khuôn viên rộng 5.000 m2 giữa vùng núi rừng. Nhà thờ được xây dựng từ năm 1892 nhưng phải 15 năm sau mới khánh thành. 

Thánh đường Hồi giáo hơn 80 năm tuổi ở trung tâm Sài Gòn

Được xây dựng từ năm 1935, Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman là nơi các tín đồ đạo Hồi đến hành lễ tại Sài Gòn. 

Thánh đường Hồi giáo Jamia Al-Musulman nằm ở số 66, đường Đông Du, quận 1, TP HCM. Đây là thánh đường nổi tiếng bậc nhất của Sài Gòn, với diện tích khoảng 2.000 m2. 

Thơ mộng hoàng hôn trên đê

Là một địa danh quen thuộc với người dân thành phố Vinh và các vùng lân cận, đường du lịch dọc sông Lam vẫn gây bất ngờ với vẻ đẹp "tưởng quen mà lạ" mỗi khi chiều về. 

Đê Hưng Hòa chạy dọc sông Lam là một địa điểm quen thuộc với người dân TP.Vinh, huyện Hưng Nguyên không chỉ vì nằm ở vị trí quan trọng mà còn bởi phong cảnh thoáng đãng, xanh mát. Ảnh: Hải Vương 

Lễ mừng thọ 'lạ kỳ' của người Mông ở Nghệ An

Khác với các cộng đồng dân tộc khác, lễ mừng thọ người Mông ở Nghệ An được tổ chức vào bất kỳ ngày nào trong năm. Nghi lễ mừng thọ trải qua nhiều nghi lễ cầu kỳ, phức tạp riêng có của đồng bào Mông.

Lễ mừng thọ của người Mông Nghệ An thường được con cái tổ chức vào một ngày bất kỳ trong năm khi bố mẹ đã bước vào tuổi 60, 70, 80... nhằm cầu chúc sức khỏe, sự an lành cho các bậc sinh thành. Ảnh: Hồ Phương