17 thg 4, 2018

Về quê Nguyễn Du, tìm dấu tích kiệt tác Truyện Kiều

Góc "hồn quê" trong khuôn viên gia tộc Đại Thi Hào Nguyễn Du (ảnh: Tr.L) 

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, nguyên quán Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh), đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học giá trị, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều. Tháng 4, có dịp về huyện Nghi Xuân, du khách không khỏi bồi hồi khi ghé thăm khu lưu niệm Nguyễn Du.
Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích, được giữ gìn, tôn tạo để các nho sỹ, văn nhân và du khách yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ Đại thi hào Nguyễn Du đến thăm. 

Ngôi chùa làng cổ xưa, tuyệt đẹp của xứ Huế

Chùa Giác Lương có lịch sử hình thành từ thế kỷ 16. Chùa mang những nét kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu cho một ngôi chùa làng ở xứ Huế xưa. 

Nằm tại làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chùa Giác Lương được coi là một trong những ngôi chùa làng tiêu biểu nhất của xứ Huế

Mê mẩn trước kiến trúc tuyệt mỹ của hội quán Hà Chương

Không chỉ mang phong cách kiến trúc Phúc Kiến độc đáo, hội quán Hà Chương ở Chợ Lớn còn là nơi sở hữu những kiệt tác điêu khắc đá cổ có một không hai. 

Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa

14 thg 4, 2018

Món hủ tiếu gốc Triều Châu từng 'khó nuốt' với người Sài Gòn

Tuy vẫn giữ cách nấu theo bí quyết gia truyền, nước hủ tiếu hồ nay không còn sền sệt và lòng heo ít mùi hơn ngày trước. 

Hủ tiếu hồ là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu. Theo chị Vân, chủ quán hủ tiếu hồ gần 20 năm tại một ngã tư ở quận 6, món này có nghĩa là hủ tiếu nấu với lòng heo.

"Ngày nay, theo nhu cầu của thực khách gia đình tôi đã thay đổi công thức. Nước lèo không còn sền sệt như trước, đồ lòng làm kỹ hơn", chị Vân cho biết.

Xe hủ tiếu của chị Vân nằm ở ngã tư đường Gò Công - Gia Phú, quận 6

Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Cùng với sắc trắng của những ngọn núi đá tai mèo hùng vĩ, sắc đỏ của những bộ trang phục phụ nữ Pà Thẻn (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) là những sắc màu quen thuộc của núi rừng, con người cao nguyên đá. 

Với bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ miền cao, các bà, các chị dân tộc Pà Thẻn đã dệt lên những tấm áo, chiếc váy xòe cầu kỳ và độc đáo, thể hiện vẻ đẹp đặc trưng người phụ nữ Pà Thẻn như bông hoa rừng rực rỡ tô điểm trên ngút ngàn cao nguyên đá.

Thiếu nữ Pà Thẻn xinh tươi trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. 

Từ vũ điệu dâng trời đến văn hoá truyền thống của người Cơ Tu

Vũ điệu Tân tung Da dă (Vũ điệu dâng trời) được thể hiện trong lễ hội mừng mùa, mừng nhà mới, săn được thú lớn hay các lễ hội của cộng đồng. Đây là điệu múa thiêng với động tác cơ bản là đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời cầu xin và đón nhận sinh khí và hạt lúa của thần linh. 

Vũ điệu đắm say

Một đặc trưng cơ bản của múa Cơ Tu là có sự kết hợp giữa múa nam (Tân tung) và múa nữ (Da dă). Sau khi giàn trống chiêng ngân lên “từng…từng”, “tư..tư”, “tiing toàng…” thì bao giờ người con gái cũng bước ra trước biểu diễn các động tác múa rồi mới đến đàn ông con trai. Đi trước là nữ, đi sau là nam, nếu múa đông người thì vòng trong là nữ, vòng ngoài là nam, thể hiện sự che chở của đàn ông với người đàn bà, con gái. Với tiết tấu âm nhạc từ nhịp chiêng theo điệu đhưng kết hợp với tiếng trống, khi thì bập bùng nhịp nhàng nẩy nhấn, khi lại linh hoạt, cuốn hút theo những bước nhảy sôi nổi. Mọi người đều múa trong một vòng tròn và bước đi ngược chiều kim đồng hồ với nhịp điệu sôi động, rộn rã của tiếng trống, chiêng, làm sống dậy núi rừng hoang vắng, bao la.

Vũ điệu Da dă trong lễ hội Cơ Tu. 

Đặc sắc đám cưới của người Bố Y

Lễ cưới của người Bố Y thường được tổ chức vào ba tháng cuối năm, khi mà mùa màng, ruộng nương đã thu hoạch xong. Việc hỏi, mối qua lại phải đủ sáu lần và thời gian chuẩn bị cho đám cưới khá dài. Lễ cưới được diễn ra trong vòng bốn ngày, ngày thứ ba là ngày đại lễ đón cô dâu về nhà. 

Quá trình mối hỏi (Khừ nầu)
Lễ cưới của người Bố Y được trải qua nhiều giai đoạn. Khi hỏi vợ cho con, cha mẹ nhờ hai bà có tư cách trong làng làm mối. Quá trình mối hỏi diễn ra trước đám cưới bao giờ cũng phải qua 6 lần.

Lần thứ nhất, nhà trai nhờ bà mối sang hỏi ý kiến nhà gái. Nếu gia đình nhà gái tỏ ý bằng lòng và nhận lời thì bà mối có trách nhiệm về thông báo cho gia đình nhà trai được biết để chuẩn bị cho lần gặp gỡ tiếp theo.

12 thg 4, 2018

Về xứ Huế thăm làng nghề đan đệm bàng Phò Trạch

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km về hướng Bắc, làng Phò Trạch với nghề đan đệm bàng có bề dày hàng trăm năm.

Bàng là tên một loại cây cỏ (có họ hàng với cây lác hay cây cói) thường mọc hoang ở những vùng đất trũng có nước

Đậm đà hương vị hủ tíu Sa Đéc

Người dân, du khách từ khắp mọi miền, đặc biệt là du khách nước ngoài trong hành trình khám phá vùng sông nước Nam Bộ thường tìm cách ghé lại Sa Đéc để có dịp thưởng thức món hủ tíu thơm ngon đặc biệt. Nước dùng trong, ngọt kết hợp với bánh hủ tiếu màu trắng sữa, tạo nên sự hòa quyện tinh tế của nhiều phong cách ẩm thực.

Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là một vùng đất mang nhiều giá trị văn hóa nơi miền Tây Nam Bộ. Đất đã làm nên hồn người và còn kết tinh nên hương vị cho món hủ tíu Sa Đéc.

Chúng tôi tìm đến quán hủ tíu Mỹ Ngọc ở phường 2, quán hủ tíu tồn tại gần nửa thế kỷ ở Sa Đéc. Bà chủ Nguyễn Thị Nương chia sẻ: “Gia đình tôi chuyển về đây vào năm 1970 với nghề hủ tíu gia truyền từ Nam Vang (Campuchia). Bà và mẹ tôi đã kết hợp với khẩu vị riêng của người dân Sa Đéc cùng sợi hủ tíu truyền thống nơi đây để tạo nên hương vị riêng cho thương hiệu hủ tíu của mình. Tôi năm nay đã 65 tuổi và con gái tôi là thế hệ thứ 4 vẫn tiếp tục theo nghề hủ tíu…”.

Món hủ tíu Sa Đéc cần các nguyên liệu cơ bản gồm tôm khô, củ sắn.

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa sưa

Giữa một Hà Nội ồn ào, đông đúc, người ta rất cần đâu đó có một khoảng lặng cho tâm hồn. Đó cũng là lý do không hẹn mà gặp, cứ mỗi độ tháng ba về, mùa hoa sưa lại khiến bao tâm hồn con người đất Hà Thành phải xao xuyến, bồi hồi trước sắc trắng thuần khiến, tinh khôi của nó.

Không quá lời khi ví Hà Nội là thiên đường của những mùa hoa. Điều này cũng đã được một nhạc sỹ nổi tiếng của Việt Nam khắc họa trong bài hát với cái tên rất mộc mạc nhưng như một lời định danh về thiên đường hoa này: “Hà Nội mười hai mùa hoa”.

Sự chuyển giao giữa các mùa hoa trong bài hát nhịp nhàng đến mức như ai đó đang lật lại từng trang nhật ký với vô vàn cảm xúc tuổi thơ ùa về: “…tháng hai hoa ban ngập tràn, tím biếc những gương mặt phố/ Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây…”.

Cứ thế, bất chợt một ngày, hoa sưa đến thăm từng khu phố, “gõ cửa từng mái hiên nhà,…

Vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, những cành hoa sưa nở bung trắng muốt trên khắp các con phố Hà Nội.