19 thg 4, 2018

Gà kiến luộc chấm muối lá chanh

Chán ngấy những món ăn ngày Tết, tôi lại nhớ đến món gà kiến luộc chấm muối lá chanh.

Ngày xưa, ở nông thôn hầu như nhà nào cũng nuôi gà kiến. Bởi thịt nó vàng ươm, săn chắc, thơm và ngọt. Vả lại nuôi gà kiến bán rất có giá. Cha mẹ tôi nuôi gà kiến không chỉ để bán, mà còn để dành bồi bổ sức khỏe. Vì vậy mà lâu lâu, nhà tôi lại làm món gà luộc chấm muối lá chanh để bồi dưỡng sức khỏe cho cả nhà sau những ngày lao động mệt nhọc.

Để làm được món gà luộc chấm muối lá chanh vừa ngon vừa bổ dưỡng, mẹ tôi thường chọn con gà kiến tơ vừa mới nhảy ổ. Mẹ nói theo kinh nghiệm dân gian: "Cơm chín tới, cải ngồng non, gà nhảy ổ" là ngon và bổ nhất.

Gà kiến luộc chấm muối lá chanh. Ảnh: Internet 

Cá thài bai nấu canh khổ qua

Nhiều du khách đã nói: "Đến Quảng Ngãi thưởng thức những món ăn đặc sản: Chim mía Xuân Phổ, cá bống Sông Trà, kẹo gương Thu Xà, mạch nha Thi Phổ... mà chưa có dịp ăn cơm với cá thài bai, thì coi như chưa hưởng trọn vẹn hương vị ẩm thực của Quảng Ngãi". 

Cá thài bai là loại cá rất đặc biệt, hình thù giống cá bống con, thân nhỏ như chiếc que tăm trắng toát. Không chỉ vì nó rất nhỏ, mà dòng đời, nơi sinh sống... cũng rất lạ. Cá thài bai ngon nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân. Khoảng thời gian này là thời điểm cá sinh trưởng và phát triển.

Theo những người chuyên đánh bắt cá thài bai, thì những ấu trùng của cá bống đẻ trong cát trôi theo dòng nước về phía biển; tại vùng nước lợ, nơi gặp nhau giữa nước biển và nước sông, trứng được nở ra; sau đó, chúng đi từng đàn ngược về phía thượng lưu để sinh sống.

18 thg 4, 2018

Bí ẩn cột đá khổng lồ khắc rồng trên núi ở Bắc Ninh

Phần cột đá hình vuông, phía trên hình tròn chạm nổi đôi rồng phong cách thời Lý chứa đựng nhiều điều bí ẩn trên dãy núi Lãm Sơn (TP. Bắc Ninh) mới được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Cột đá chạm rồng uy nghi và bí ẩn ở chùa Dạm nằm trên dãy núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỉ XI mới được công nhận bảo vật Quốc gia năm 2017. 

Kỳ bí bầu vú, cầu thang và các báu vật của nhà dài

Nhà dài của dân tộc Ê Đê luôn có cầu thang đực và cầu thang cái. Ai vinh dự được mời đi cầu thang cái thì nên 'biết điều' nắm hai bầu vú khắc trên cầu thang.

Một ngôi nhà của dân tộc Ê Đê 

Người giữ hồn nhạc cụ tre truyền thống Ê Đê

Nghệ nhân Ama H’Loan (hay Y Bông Niê), buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được nhiều người biết đến nhờ tài chế tác nhạc cụ truyền thống, dân gian của dân tộc Ê Đê. 

Tư chất của nghệ sỹ bẩm sinh


Ông vốn sinh ra và lớn lên ở buôn làng người Ê Đê thuộc xã Cư Pơng, một xã thuộc vùng sâu của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nghèo nhưng bà con nơi đây lại có đời sống văn hóa, tinh thần vô cùng phong phú, đậm bản sắc dân tộc. Trong ký ức của ông, những lễ hội truyền thống ở buôn làng khi dựng nhà rông, khi mừng lúa mới hay lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, những đêm dài nghe kể khan mà nhạc cụ truyền thống không thể vắng mặt đã thấm vào ông từ khi còn bé. 

Nghệ nhân Ama H’Loan diễn tấu đing năm do chính mình chế tác với nguyên liệu bằng gỗ. Ảnh: Thanh Hà 

Cọn nước mới Nà Khương

Bên dòng Nậm Mu xanh mát giữa đại ngàn Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu), mùa cọn nước mới lại bắt đầu.

Đi khắp trời Tây Bắc, du khách sẽ bắt gặp hàng nghìn chiếc cọn nước bên suối, nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là những chiếc cọn nước tại bản Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu)

17 thg 4, 2018

Hơn 100 năm tồn tại của chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân ra đời năm 1889, là nơi buôn bán sầm uất của người dân thủ đô suốt hơn 100 năm qua. 

Theo các tài liệu ghi chép, chợ Đồng Xuân vốn có từ trước những năm 1888, ở vị trí cũ là phía nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch. Đến khoảng năm 1889, khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, người Pháp quy hoạch lại và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống tại phường Đồng Xuân (ngày nay), tạo thành chợ Đồng Xuân. Những ngày đầu tiên hoạt động, chợ họp ngoài trời, có che mái lá giống như hai chợ cũ. Ảnh: Firmin-André Salles. 

Về Krông Pa ăn... kiến

Món này ngon nhất là để chấm với nai một nắng nướng trên than hoa. 

Không phải kiến nào cũng có thể ăn được. Nó phải là loại kiến càng màu vàng chân cao đặc chủng, đít nhỏng trong các lùm lá, tiếng Jrai gọi là hdomsao, bắt về, giã dập ra với ớt hiểm, thế là thành món chấm. 

Trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, ta được chứng kiến một món ăn của người Bahnar vùng An Khê dùng để thay muối mặn, là tro cỏ tranh.

Nó là thứ được chọn để thay thế cái món phải vận chuyển từ biển lên, mà các làng Tây Nguyên xưa lại biệt lập trong rừng nên khi Pháp cấm vận thì muối quý hơn vàng. Người dân Bahnar đã có sáng kiến đốt cỏ tranh lấy tro thay muối. Nó còn mang tính biểu trưng của mối quan hệ giữa con người với rừng khi mà không thể với xuống biển.

Hẹn nhau xóm Chài mùa trăng tỏ

Hoàng hôn nơi làng chài Lộ Diêu. 

Nếu có dịp vi vu trên đất võ Bình Định, dù là kẻ đam mê xê dịch, hay một người thích đi du lịch đây đó, thì đừng quên ghé thăm làng chài Lộ Diêu yên bình bên biển. 

Nơi đây có những ghềnh đá rêu xanh rạng nắng trời, những con thuyền mộc mạc trên bãi cát, mùi biển mặn khắc khoải lòng người, và tiếng dương vun vút reo dài bên tai,… nhất định sẽ mang lại những trải nghiệm thật đẹp cho chuyến đi của bạn. 

Đà Lạt buồn mơ màng mùa hoa phượng tím

Du khách chụp hình với cây phượng tím ở Hồ Xuân Hương - Ảnh: T.A 

Những ngày tháng 3 và tháng 4, thành phố Đà Lạt vốn đã mơ mộng lại càng thêm quyến rũ, nhuốm chút mơ màng buồn bởi màu tím của hoa phượng. 

Phượng tím được xem là loài hoa đặc trưng của vùng đất lạnh Đà Lạt. Ở thành phố này, người ta đã lấy tên phượng tím để đặt cho một con đường đẹp uốn quanh hồ Tuyền Lâm. Hoa phượng tím không rực rỡ chói chang như loài hoa phượng vỹ. Phượng tím nhỏ nhắn, nhã nhặn và hài hòa bên những ngôi nhà mái ngói kiểu kiến trúc châu Âu của Đà Lạt.