17 thg 10, 2017

Chuyện của Pao và... chuyện của tao!

Giữa vùng núi đá của cao nguyên đá Đồng Văn, có một nơi tương đối bằng phẳng, đó là thung lũng Sủng Là. Thuở xưa, nơi đây sinh sống và giàu có chủ yếu bằng một thứ cây nổi tiếng: thuốc phiện. Vì vậy, Sủng Là còn được gọi là Thung lũng thuốc phiện.

Ôm ấp trong lòng thung lũng Sủng Là là một thôn nhỏ mang tên thôn Lũng Cảm. Trong thôn có ngôi nhà của ông Mua Súa Páo, là ngôi nhà lớn và đẹp, dùng làm nơi thu mua và kho chứa thuốc phiện.


Người Hà Nhì đen “nhảy que” trong lễ hội cầu mùa

Cũng giống như các trò chơi khác, "đu quay", "cầu bập bênh", "múa khăn", trò chơi “nhảy que” của người Hà Nhì vừa có tác dụng rèn luyện sức khỏe, vừa có ý nghĩa cố kết cộng đồng, tạo sự gần gũi, gắn bó, đoàn kết giữa các dân tộc trên địa bàn xã Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.

Người Hà Nhì vui hội với trò “nhảy que”


Trong nhiều năm qua, các môn thể thao và trò chơi dân gian luôn là hoạt động không thể thiếu và là nét đẹp văn hóa tinh thần trong những ngày lễ hội của đồng bào các dân tộc.

Đối với người Hà Nhì đen, “Ngày tết” có tính chất vui chơi giải trí và cầu nguyện "Ngũ cốc được mùa". Trong thời gian ngày lễ, người của các thôn bản vào rừng chặt một cây gỗ chắc mà thẳng và một vài dây leo mang về để làm bàn đu trò vui chơi giải trí cho lễ hội. Lễ hội diễn ra khoảng từ 3 - 5 ngày. Mỗi năm ngày "Tết tháng 6" đến, cả bản nhộn nhịp với quần áo mới, đông đảo đồng bào vui chơi quanh bàn đu quay chào đón ngày hội.

Người Hà Nhì vui mùa lễ hội. 

Về Quảng Bình thưởng thức cháo hàu bên sông Nhật Lệ

Quảng Bình không chỉ được biết đến với nhiều bờ biển đẹp, nhiều danh thắng làm say lòng du khách, mà nơi đây còn có nhiều món ăn đặc sản khiến ai đã từng thưởng thức đều nhớ mãi không quên. Đặc biệt phải kể đến món cháo hàu.

Vị riêng vùng đất Quán Hàu


Từ lâu, Thị trấn Quán Hàu, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nổi tiếng với nhiều món ăn ngon chế biến từ những con hàu được khai thác ở sông Nhật Lệ.

Nhiều người cho rằng, hàu ở đây nhiều và ngon hơn những khúc sông khác. Có lẽ do nơi đây là điểm giao thoa, hòa quyện giữa nước mặn của biển và nước ngọt của núi rừng, hàu bám chặt và sinh sôi trên những bãi đá rộng lớn và các chân trụ cầu, cọc bê tông. Ngoài ra, chất lượng và số lượng hàu nhiều hay ít cũng phụ thuộc vào từng mùa trong năm.

Đi ngang chợ Đũi và nhớ…

Nằm ở góc đường Cách Mạng Tháng Tám - Võ Văn Tần (trước là Lê Văn Duyệt - Trần Quý Cáp) hiện nay là một ngân hàng to, một quán cà phê thời thượng.

Nhiều cư dân lâu đời chung quanh khu phố này gọi khu vực đó là khu chợ Đũi. Nhưng lớp người này đã già theo sự lớn lên của đô thị. Rồi mai đây ai còn nhớ đến tên chợ Đũi khi “thế gian biến cải vũng nên đồi”…?

Chợ Đũi là tên khu vực rộng, khoảng những năm 1930, được khu trú trong khoảng đường Lê Văn Duyệt và Trần Quý Cáp. Nơi đây là chốn cư ngụ trước tác của hai nhà văn Minh Hương và Huỳnh Phan Anh. Về phía đường Lê Văn Duyệt có rạp Nam Quang, đi xuống một chút là Trường Trung học Trường Sơn. Còn khu Trần Quý Cáp có Trường Tân Văn (biệt thự cổ vừa bán tỉ… tỉ), bánh ướt Tân Văn… (do bán trước cửa trường, sau này chuyển qua Bà Huyện Thanh Quan). 

Quận 5 - Thiên đường ẩm thực

Người Sài Gòn trước đây có câu nói: “Ăn quận 5, nằm quận 3, xa hoa quận 1, cướp giật quận 4”, chỉ 14 chữ đã tóm tắt đủ nét đặc trưng của bốn quận nổi tiếng nhất trên đất Sài Gòn xưa.

Người Trung Quốc xưa có câu nói: “Ăn ở Quảng Châu, mặc đồ Hàng Châu, lấy vợ Tô Châu và chết ở Liễu Châu” (Quảng Châu nổi tiếng ẩm thực, Hàng Châu nổi tiếng lụa đẹp, Tô Châu nổi tiếng gái đẹp và Liễu Châu có loại gỗ đóng quan tài rất lâu bị mục). Trong bốn yếu tố đó, cái ăn được người Trung Quốc đưa lên hàng đầu, phải ăn ngon để tận hưởng cuộc sống. Được mệnh danh là “kinh đô mỹ vị”, thủ phủ Quảng Châu của Quảng Đông tập trung rất nhiều tinh hoa ẩm thực của Trung Quốc và giao thoa với ẩm thực thế giới. Người Quảng Đông di cư sang Việt Nam rất nhiều và văn hóa ẩm thực Quảng Đông cũng theo đó mà tụ về Chợ Lớn. 

Một tiệm ăn người Hoa xưa. 

‘Làng biệt thự’ quận 3

Người Việt nói ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật, đi xe Hoa Kỳ. Ăn cơm Tàu thì vào Chợ Lớn, còn ở nhà Tây sang phía quận 3. Tại sao quận 3 lại có lắm nhà Tây?

Lúc kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ còn sống, có lần ông giảng giải cho tôi về quy hoạch của Sài Gòn dưới thời Pháp. Đại khái, người Pháp sau khi chiếm thành Gia Định, đặt nền móng thuộc địa ở xứ này, họ xây nhà thờ chính tòa ở nơi cao nhất của TP trên đỉnh một ngọn đồi, chính là nhà thờ Đức Bà. Gần đó, họ xây dinh Thống đốc Nam Kỳ, gọi là dinh Norodom (tức dinh Độc Lập, hội trường Thống Nhất bây giờ). Từ hai công trình lớn này, người ta làm hai con đường chạy xuống chân đồi, thẳng tới sông Sài Gòn và rạch Bến Nghé. Hai con đường tạo thành hai trục chính, gọi là trục Cardos và Dominius. Từ hai trục chính này, họ bắt đầu tạo những con đường vuông vức theo ô bàn cờ để phân lô. Những con đường nằm trong và rìa của hai trục này là khu vực trung tâm hành chính, bắt đầu xây dựng các tòa nhà công sở, dịch vụ, kinh doanh… đấy chính là quận 1 sau này.

Còn từ phía bắc ngọn đồi trở đi được quy hoạch chủ yếu là nơi ở cho các viên chức Pháp hoặc người Việt. Rất nhiều dinh thự, biệt thự đã được xây dựng nơi đây, đủ hình đủ kiểu, cực kỳ đa dạng, đó là khu vực quận 3.