30 thg 4, 2017

Lạc bước trong con ngõ bích họa độc đáo giữa lòng thủ đô

Những mảng tường trong con ngõ Ao Dài (phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được trang trí bằng những bức bích họa về các chủ đề đa dạng khiến nhiều người thích thú. 

Con ngõ dài khoảng 400m tại phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội gần đây thu hút sự quan tâm đặc biệt của những người dân có dịp đi ngang qua bởi những bức bích họa độc đáo trên tường. Ảnh: Duy Phạm 

29 thg 4, 2017

Choáng ngợp với khung cảnh “thập diện mai phục” trên dãy Tam Đảo

Chỉ trong chưa đầy một ngày, bạn có thể khám phá khung cảnh vừa liêu trai, vừa lãng mạn, không kém phần thử thách của 3 đỉnh thuộc dãy núi Tam Đảo...

Bạn cần một chuyến “chạy trốn” khỏi những khói bụi nơi thành thị, cần chinh phục những thử thách mới mẻ của thiên nhiên để chiêm nghiệm lại chính mình, hay đơn giản là bạn muốn hòa mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên để nạp thêm năng lượng? Chẳng phải đi đâu xa, hãy xách ba lô lên đi 80km từ Hà Nội về thị trấn Tam Đảo và chinh phục 3 đỉnh núi thuộc dãy này. Đây là cung trekking còn mới nhưng đang được rất nhiều bạn trẻ săn đón.

Cháo sườn Hàng Bồ

Trên phố Hàng Bồ (Hà Nội) có một hàng cháo sườn không lúc nào ngơi khách trong suốt hơn 25 năm qua.

Bà Lê Thị Điều bắt đầu bán cháo sườn ở phố Hàng Bồ (Hà Nội) từ ngày nghỉ hưu đến nay.

Chiêm ngưỡng lan rừng lung linh khoe sắc

Với sắc màu tự nhiên của đất trời đại ngàn, hàng trăm loài lan rừng đang bung nở khoe sắc trên dải đất biên cương Lai Châu.

Ở Lai Châu, lan rừng có hàng trăm loài, nhưng quý nhất là Thảo trầm và Loa kèn tím.

28 thg 4, 2017

Đẹp dịu dàng mùa hoa lê trắng ở nơi lạnh nhất Tuyên Quang

Cây lê được trồng đại trà từ năm 2001 và trở thành cây đặc sản của huyện vùng cao Na Hang (Tuyên Quang).

Hơn 27 ha lê bung nở ở xã Hồng Thái, huyện Na Hang (Tuyên Quang). Xã Hồng Thái nằm ở độ cao hơn 1.000 m, khí hậu ôn hòa.

Chùa Phố Cũ - Cao Bằng

Chùa Phố Cũ - Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh, nằm ở tổ 1, phố Cũ, phường Hợp Giang (Thành phố), là một trong những ngôi chùa lâu đời ở Cao Bằng. Ngoài giá trị kiến trúc, nghệ thuật, chùa Phố Cũ còn có giá trị lịch sử cách mạng to lớn.

Theo sách xưa, chùa được xây dựng vào thời Lê, năm Vĩnh Trị thứ 3 (tức năm 1679), có tên gọi là Quan đế Miếu, thờ Quan Vân Trường, một võ tướng nổi tiếng thời Tam Quốc trong lịch sử Trung Hoa. Đến thời nhà Nguyễn (1802 – 1820), chùa được sửa chữa lại, có xây thêm gian hậu cung, có bàn thờ Tam cấp để thờ Phật và được đổi tên thành chùa Phố Cũ. Hiện chùa còn lưu giữ 5 tấm bia đá khắc bằng chữ Hán của bốn đời nhà Nguyễn là các vua Gia Long, Minh Mạng, Tự Đức, Thành Thái, ghi nhận công đức, cống hiến tiền của cho chùa.

Trải qua thời gian, chùa bị xuống cấp, năm 1945, nhân dân Thị xã (nay là Thành phố) đã quyên góp trùng tu lại, xây thêm lầu hai ở chính cung, kiến trúc hoa văn kiểu hoa thị, đắp rồng chầu thời Nguyễn. Sau khi trùng tu chùa, nhân dân rước đức Thánh Trần (Trần Hưng Đạo Đại Vương) về thờ.

Chùa Phố Cũ là ngôi chùa thờ tiền Thánh hậu Phật, cho nên trong chùa được chia làm hai phần thờ chính là: thờ Phật và thờ Thánh.

Bức hoành phi khắc chữ nổi trên tường ở cửa chính có ba chữ Hán “Hiển Thánh Cung”.

Bình Liêu tháng 4 - mùa hoa trẩu

Những cây hoa trẩu nở trắng xóa trên đường tuần tra biên giới đông bắc, cùng tiếng kèn acmonica réo rắt của bạn đồng hành người Cẩm Phả đã khiến tôi không thể nào thôi nhớ Bình Liêu.

Con đường hoa trẩu Bình Liêu - Ảnh: Thủy Trần 

Với nhiều khu vực ở miền núi phía Bắc, cây trẩu được trồng như một cây công nghiệp để lấy gỗ và hạt, vỏ được dùng làm thuốc trong y học cổ truyền. Dưới góc độ khám phá của dân phượt, cây trẩu ngày nay đang có thêm một tác dụng mới, mang tính thẩm mỹ và kinh tế, trở thành loài cây được lưu ý trên bản đồ du lịch mỗi độ sang hè.

Ngôi làng điển hình cho vùng quê Bắc Bộ khi xưa

Với bến nước, cổng làng, cầu đá… làng Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) là ngôi làng cổ mang đậm kiến trúc và văn hóa vùng đồng bằng Bắc Bộ tồn tại đến ngày nay.

Theo các bậc cao niên của làng Nôm, không rõ tên làng bắt đầu từ đâu, chỉ biết khi xưa trai gái nên duyên vợ chồng đều phải cung tiến cho làng 20 mâm đồng hoặc làm vài chục mét đường bằng gạch đỏ. Ngày nay trên cổng làng còn khắc ba chữ “Đồng Cầu Môn” như một lời nhắn nhủ về lịch sử của làng. 

Tĩnh lặng quán trà bên dòng sông Hương

Quán trà mộc mạc giản dị, dành cho những người yêu thích sự tĩnh lặng trong không gian bình yên, lãng mạn bên sông Hương.

Quán trà có tên là Trà thất, nằm bên sông Hương trên đường đi chùa Thiên Mụ. Người Huế vẫn thường gọi là Trà thất Kim Long, để phân biệt với một số trà thất khác. Đi qua phải để ý kỹ mới có thể nhận ra tấm biển khiêm nhường nằm dưới mái cổng, đề ngắn gọn chữ “Trà thất”.

Cận cảnh lễ cúng bản độc đáo của người Cống ở Lai Châu

Lễ cúng bản, một trong những sắc thái văn hóa cổ truyền trong đời sống tâm linh của đồng bào Cống được tổ chức thường niên vào tháng 4.

Người Cống trên cả nước hiện nay có khoảng hơn 2.000 người, trong đó chủ yếu sinh sống tập trung dọc sông Đà, thuộc địa bàn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.