14 thg 8, 2016

Đi thuyền thúng ngắm san hô ở đảo Bé - Lý Sơn

Khu vực bãi sau, đảo Bé được biết đến với vẻ hoang sơ của trầm tích núi lửa, nước biển trong vắt và những rặng san hô đẹp mắt gần bờ.

Đảo bé (còn gọi là đảo An Bình) là đảo lớn thứ hai trong 3 đảo tại Lý Sơn (Quảng Ngãi), đánh giá là đảo có bãi biển đẹp và hoang sơ nhất Lý Sơn. 

Món canh chua… vua cũng thèm

Đó là câu nói vui của ba về món canh chua cá lạc. Nhớ một lần má đi chợ về, nói với ba là chợ có cá lạc tươi rói nhưng em không mua. Đầu năm mà ăn cá lạc là… lạc đường lạc ngõ. Ba chưng hửng, nói má thằng cu ơi, lạc đây là lạc “vui” chớ hổng phải như má nó nghĩ đâu. Má vặn, hỏi vui là vui cách sao? Ba thủng thẳng: “Cá lạc thịt dai, thơm ngon, lành tính, nấu canh chua thì… vua cũng thèm. Thằng cu mình mà ăn cá này bảo đảm lớn…vùn vụt vì cá có chất bổ xương. Má nó coi, không vui sao được”. Má nguýt ba, nói bổ xương cho thằng cu hay để anh gật gù với rượu?

Nói vậy thôi nhưng má “lén” ba, luồn ngõ sau đi chợ “tăng” hai, nơ về một con cá lạc mập ú, dài… miên man, da bóng nhẩy. Má làm cá. Ba hăng hái ra vườn kiếm chuối chát, khế, cà chín cho má nấu canh chua. Nhìn cái cách ba “nhiệt tình” giúp má, mình biết tỏng thế nào ổng cũng múc riêng một tô rồi sai mình mua bánh tráng, tiện đường mời bác Sáu hàng xóm qua chơi. Ba cà rà bên má, nói anh hổng dám mơ tới thịt, chỉ chút da thôi là “toại nguyện” lắm rồi. Má nói đừng có om sòm làm bộ làm tịch, cứ tha hồ mà ăn, em mua tới một con lận.

Cá lạc. 

Lễ hội Điện Trường Bà: Nét văn hóa đặc sắc

Đến hẹn lại lên, hằng năm cứ vào ngày 15-17.4 âm lịch, UBND huyện Trà Bồng lại tổ chức lễ hội Điện Trường Bà. Trong 3 ngày tổ chức lễ hội Điện Trường Bà, các hoạt động chính của lễ hội được tổ chức vào ngày 16.4 âm lịch. Đây được gọi là lễ Lệ xuân Trường Bà-một trong hai lễ hội được tổ chức tại Điện Trường Bà hàng năm.

Từ bao đời nay, lễ hội Điện Trường Bà đã trở thành ngày lễ thiêng liêng trong tâm khảm của mỗi người con đất quế Trà Bồng và nhiều vùng lân cận. Dù ở đâu, làm gì, trong ngày lễ hội tất cả đều hướng về tham dự lễ với lòng thành kính tri ân.

Ngay từ sáng sớm ngày 16.4 âm lịch hàng chục ngàn người dân và du khách thập phương đã tụ họp về Điện Trường Bà để cùng tham dự các nghi lễ chính trong lễ hội và cùng dâng lễ vật bày tỏ lòng thành kính đối với Thánh mẫu Thiên Y A Na và các vị thần khác.

Từ rạng sáng, Ban Tổ chức lễ hội Điện Trường Bà đã tổ chức Lễ Mộc Dục (tắm tượng, đây có thể được coi là nghi lễ quan trọng nhất), lễ Tế ngoại đàn, lễ đâm trâu, lễ Chánh tế, lễ dâng hương Bà Thánh mẫu Thiên Y A Na...

Đại biểu và du khách thập phương cùng dâng hương Thánh mẫu Thiên Y A Na 

Điện Trường Bà: Nơi gắn kết cộng đồng các dân tộc

Điện Trường Bà thuộc thị trấn Trà Xuân, huyện Trà Bồng. Đây là một di tích lịch sử văn hóa quốc gia, có sự giao thoa văn hóa giữa đồng bào Kinh, Cor, Chăm Pa và người Hoa. Hằng năm, từ ngày 15 - 17.4 (âm lịch), người dân từ các nơi về dự lễ hội với lòng thành kính, thắt chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em sinh sống trên địa bàn... 

Khai hội...

Hằng năm, cứ vào dịp Lệ Xuân (từ ngày 15 -17.4 âm lịch), các dân tộc anh em: Kinh – Thượng - Chăm – Hoa tập trung về điện Trường Bà tế lễ cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, làm ăn tươi tốt. Không chỉ có người dân ở huyện Trà Bồng, Tây Trà, Bình Sơn mà nhiều bà con ở Quảng Nam, Bình Định và có cả nhân dân và Ban tế tự bà chúa Núi Sam - Châu Đốc cũng tìm về dự lễ hội.

Điện Trường Bà nơi gắn chặt tình đoàn kết các dân tộc anh em. 

Độc đáo món nhoọc ống nứa của người Khơ mú

Từ lâu nậm nhoọc đã trở thành món ăn truyền thống của đồng bào Khơ mú và người Thái ở miền Tây Nghệ An. Tuy nhiên, việc chế biến món ăn này trong ống nứa tạo nên sự độc đáo của riêng...

Nậm nhoọc là 1 món ăn quen thuộc trong bữa ăn hàng ngày của người Khơ mú. 

Mới lạ món ăn từ chông chông

Với vị bùi bùi, thơm ngon, béo ngậy... các món ăn chế biến từ chông chông hiện được biết tới như một thứ "đặc sản" độc, lạ ở miền Tây xứ Nghệ.

Khi cái nóng oi bức của mùa hè đã dịu lại thay vào đó là những cơn mưa rào bất chợt cũng là lúc bà con Đồng Văn (Tân Kỳ) rủ nhau lên rừng vào hang bắt chông chông - một loại côn trùng giống con dế, để về chế biến thành các món ăn độc đáo. Với địa hình đồi núi cao và rậm rạp, vì vậy những người có kinh nghiệm phải định vị một cách chính xác mới có thể bắt được chông chông.