2 thg 7, 2015

Về miệt Cù lao Dài

Nằm trọn trong lòng sông Cổ Chiên, quanh năm được bồi đắp phù sa màu mỡ, Cù lao Dài xanh mướt với những vườn trái cây đặc sản. Không chỉ hoa trái quanh năm, người dân nơi đây còn ước mong “Biến cù lao thành nơi du lịch/Tô điểm rạng ngời cho trang sử Vũng Liêm”.

Thuộc địa phận huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long, trước đây mảnh đất này có tên là Cù lao Giày do nhìn từ trên cao trông giống hình một chiếc giày. Người miền Tây Nam bộ thường đọc trại những từ có âm “y” thành “i” nên riết rồi Cù lao Giày trở thành Cù lao Dài. Thanh Bình hay Quới Thiện cũng chính là cách người ta gọi mảnh đất này và đó là tên gọi của hai xã thuộc cù lao. 

Xuống phà Vũng Liêm để sang Cù lao 

Thăm làng rạng danh thương hiệu 'Quảng Nam hay cãi'

Nổi tiếng với câu 'Quảng Nam hay cãi' đến mức trở thành thương hiệu 'không đụng hàng', nhưng ít ai biết rằng ở 'mảnh đất chưa mưa đà thấm' này có một làng được xem là tổ cãi của người xứ Quảng.

Nhà thờ tộc Nguyễn Văn, nơi đang thờ cúng người được xem là ông “tổ cãi” của Quảng Nam Nguyễn Văn Lang - Ảnh: Quỳnh Trân 

Hai làng Đồng Tràm, Hương Quế (thuộc xã Hương An và Quế Phú, H.Quế Sơn, Quảng Nam hiện nay) được hình thành cách đây trên 600 năm. Ông Nguyễn Văn Hoa, Phó chủ tịch UBND xã Quế Phú, người rất am hiểu lịch sử vùng này kể: “Ngày xưa làng Hương Quế có đất đai rộng nhất xứ, bao trùm cả một phần xã Phú Thọ và Quế Cường… đến mức cò bay mỏi cánh luôn. 

Chốn bình yên trên thảo nguyên Đồng Cao

Cách Hà Nội chừng 150 km, Đồng Cao thích hợp cho chuyến dã ngoại cuối tuần, giải nhiệt mùa hè và thoát khỏi phố thị ồn ào, bụi bặm.

Vốn được xem như Tam Đảo hay Mẫu Sơn thu nhỏ của Bắc Giang, Đồng Cao khiến nhiều du khách bất ngờ bởi khung cảnh thanh sơ và không khí trong lành, khoáng đạt bao trùm lên một vùng thảo nguyên rộng lớn. Đồng Cao nằm ở độ cao gần 1.000 m so với mặt nước biển, cách trung tâm huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang chừng 20 km. 

Bánh tét Trà Cuôn ở vùng đất Trà Vinh

Mỗi lần có dịp đi ngang qua Trà Vinh, bạn đừng quên mua vài đòn bánh tét Trà Cuôn đem về làm quà, vì những người sành ăn đánh giá rất cao món này.

Dừng chân ở Bến Có, Trà Vinh, bạn sẽ bất chợt thấy một quầy bán bánh tập trung đông khách đường xa ghé mua. Ai nấy đều tất bật mang bỏ túi 2 - 3 đòn bánh tét, trả tiền và lên xe. Khi hỏi ra mới biết đây chính là bánh tét Trà Cuôn nổi tiếng ở Trà Vinh.

Không giống như các loại bánh tét khác, chỉ được làm vào dịp gần Tết sau đó đi giao rộng rãi trên cả nước, bánh tét Trà Cuôn được những người thợ làm bánh chế biến quanh năm. Chất lượng món ăn luôn làm hài lòng cả những thực khách khó tính nhất. 

Khoanh bánh tét khi cắt ra khá đẹp mắt, lúc thưởng thức còn ngon hơn vì dẻo, mềm và thơm. Ảnh: Thảo Nghi 

Cá bã trầu - không ăn sẽ... tiếc!

Với những bà nội trợ người miền Trung thì cá bã trầu đã quá quen thuộc. Chỉ cần nhắc đến cá bã trầu là người ta có thể nhớ đến hàng loạt những món ngon từ loài cá này như: nấu canh, chiên giòn, chiên me, kho tiêu, kho nước cốt dừa... Nhưng với tôi, cá bã trầu ngon nhất là khi nướng cùng với muối ớt sim.

Thông thường cá bã trầu nướng muối ớt sim được ăn kèm với cải xanh, nhưng cũng có thể ăn cùng với rau răm và dưa leo. 

Đến giờ tôi vẫn nhớ cái lần đầu tiên mình được thưởng thức món cá bã trầu nướng ớt sim. Cái cảm giác lành lạnh của ngày mưa mà ngồi gần bếp than, nhâm nhi từng con cá đã được ướp ớt sim đang nóng sốt thì không còn gì thú vị bằng. So với nấu canh, kho nước cốt dừa... thì việc nướng với ớt sim chẳng có gì khó. Chế biến không khó, mà còn tạo cảm giác ấm áp trong những ngày mưa đầm đề sao mà không mê... cá bã trầu cho được.

Nhớ đời thịt bò xóm Chăm An Giang

Trong chuyến hành phương Nam, săn sản vật suốt 3 ngày 2 đêm của chúng tôi vừa rồi, “sát sanh” vô số kể. Đành chịu! Bởi có diễm phúc thưởng thức dĩa cơm bò bà Cam, coi như không uổng một kiếp người!

Lát thịt bò mềm dẻo, ngọt thơm chân nguyên 

Anh bạn thổ địa An Giang nhiệt tình hỏi: “Mấy anh chị ăn cơm bò bà Cam chưa?- Mới ăn bánh nóng trên - nóng dưới - phồng ở giữa (bánh bò thốt nốt).- Vậy là, mới biết một nửa về xóm Chăm Châu Giang thôi!” Thuở đời! Chỉ sướng (miệng) một nửa... ai mà chịu được!