2 thg 6, 2015

Chảnh không cần chỉnh

1.

Báo chí và các trang web viết khá nhiều về quán bánh xèo tôm nhảy Bà Năm ở Tuy Phước, Bình Định. Quán ở khá xa Quy Nhơn: 20 cây số, và nếu đi trễ thì... hết ráng chịu!

Bởi vậy tôi quyết định khởi hành từ Quy Nhơn lúc 6 giờ sáng, dự kiến tới nơi trước 7 giờ để kịp ăn bánh xèo. Tối trước khi đi, bạn tôi (dân Quy Nhơn) nói:
  • Muốn ăn bánh xèo bà Năm, anh phải đi từ 5 giờ sáng!
  • Đi chi sớm vậy? Đó cách đây có 20 cây, đi 1 tiếng là cùng!
  • Là bởi vì đường làng quê, khó đi, và anh không biết đường, phải đi tới 2 tiếng. Tới đó là 7 giờ, trễ hơn là hết!
Sau khi giải thích rằng tôi không phải tự đi mà có bác tài là dân địa phương chở đi, và rằng ngày mai là thứ Sáu, không phải thứ Bảy, Chủ Nhật là những ngày đông khách, anh gật đầu, nói: Vậy 6 giờ chắc cũng được!

Thiền viện Trúc Lâm Viên Ngộ trên núi Đá Chồng

Ngoài kiến trúc mang đậm dấu ấn Phật giáo, thiền viện còn thu hút du khách bởi sự kết hợp hài hòa với khung cảnh xung quanh như non nước, làng mạc, đồng ruộng và đầm phá.

Thiền viện tọa lạc tại lưng chừng núi Đá Chồng, thuộc thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách thành phố Phan Rang Tháp Chàm khoảng 5 km về hướng đông bắc. 

Thắng cố - món ngon chợ phiên Đồng Văn

Một cái chảo gang lớn đặt trên bếp củi cháy đỏ rừng rực. Trong chảo là đầy đủ lòng non, lòng già, dạ dày, phổi, gan, tiết và những phần thịt thừa trong khi xẻ thịt con ngựa. Vậy là món thắng cố chuẩn bị sẵn sàng.

Thắng cố, món ăn không còn xa lạ với nhiều người du lịch tới vùng Tây Bắc đất nước, nơi cộng đồng các dân tộc Mông, Dao sinh sống. Có thể xem thắng cổ như một món lẩu ngựa của đồng bào miền núi.

Sau khi đã lọc hết phần thịt ngon của con ngựa ra, người ta chế biến thắng cố từ gần như toàn bộ nội tạng và phần xương, thịt, mỡ thừa của con ngựa này. 

Trời Tây Bắc nắng vàng rực, bếp củi được đốt ngay ngoài trời, những chảo thắng cố sùng sục, tỏa  hương hấp dẫn. Một bát thắng cố, thêm một bát rượu ngô. Ăn, uống, chuyện trò đến no say. 

Lai rai gân kiệu xứ Huế

Đến Huế mà chưa thưởng thức món gân kiệu sừn sựt, chua chua, cay cay thì quả là một thiếu sót.

Gân kiệu là món mồi khoái khẩu cho những ai thích “lai rai”, tuy chỉ từ hai nguyên liệu dân dã là gân bò và củ kiệu nhưng để có món ăn thấm gia vị, vừa ăn vừa hít hà quả thực không đơn giản. 

Chút chua chua, giòn giòn của kiệu, chút sừn sựt, ngòn ngọt của gân bò, thêm chút béo của đậu phộng hòa cùng các gia vị đặc trưng của Huế như nước mắm, ớt làm nên món ăn chơi thơm ngon vô đối 

Sức quyến rũ của bề bề

Nếu phải để miêu tả vị ngọt của bề bề (tôm tích, hoặc tôm tít) ở Quảng Ninh, rất khó tìm được một tính từ để điền cho trọn vẹn. 


Chỉ biết là ai lần đầu ăn thử món ăn này, dù là hấp chín bề bề lên, không cho thêm chút gia vị nào, lột vỏ bề bề, chấm với một chút tương ớt đỏ sánh, thế mà nhớ mãi vì sự đậm đà của món ăn vùng biển.

Con bề bề bắt bằng cách kéo lưới. Đấy là cách truyền thống. Thế nhưng nếu có dịp đi ra đảo Quan Lạn của huyện Vân Đồn, bạn sẽ được những đứa trẻ ở đây đưa đi “chộp” bề bề bằng tay. Nghĩa là thế này, nước biển xuống, chỉ còn lấp xấp ngang mắt cá chân, một chiếc đèn pin, một cái xô nhựa, bạn soi đèn xuống mặt nước và nhìn theo dấu hiệu “khả nghi”.

Cù Mông, Phú Yên

Tiếng ai than khóc nỉ non
Là vợ chú lính trèo hòn Cù Mông
Công tôi gánh gánh gồng gồng
Trở ra theo chồng bảy bị còn ba

Không đi thì sợ cái nghèo
Có đi thì sợ cái đèo Cù Mông
Không đi thì nhắc thì trông
Có đi thì sợ Cù Mông, Xuân Đài

Cá ngon là cá Cù Mông
Gạo ngon là gạo ở đồng Phú Dương

Đèo Cù Mông. Ảnh: Vũ Vũ, thethaovietnam.vn