4 thg 3, 2015

Đi "chợ phiên thứ ba" ở đồng bằng sông Cửu Long

Miền Tây mà cũng có chợ phiên? Xin thưa là có và đó là chợ phiên tại xã Quới An (Vũng Liêm, Vĩnh Long) - một chợ phiên hiếm hoi tạo nên nét văn hóa độc đáo của vùng sông nước. 

Chợ phiên họp trước cổng UBND xã - Ảnh: Hưng Phú 

Qua hơn mười năm qua chợ chỉ nhóm họp vào sáng thứ ba, nên bà con miệt vườn gọi là “chợ thứ ba”.

Xã Quới An là một xã vùng sâu nằm bên trong quốc lộ 53, cặp sông Cổ Chiên. Muốn đến chợ phiên có thể đi bằng hai cách: đi đường bộ theo tỉnh lộ 901 (Mang Thích, Vĩnh Long) trên quốc lộ 53, đến cuối đường quẹo phải 100m là thấy chợ phiên; hoặc đi đường thủy trên sông Cổ Chiên vào đến ngã ba sông là nơi hợp lưu sông Cổ Chiên và sông Mang Thích.

Chìm nổi vận trà Mạn Hảo

Loại danh trà đã thất truyền khiến hậu thế ngẩn ngơ nhất phải kể đến trà Mạn Hảo. 

Thu hoạch trà shan tuyết cổ thụ 

Nó từng được điểm danh là một trong ba thú vui của đấng nam nhi Việt một thời (vào thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20) và phổ biến đi vào ca dao cửa miệng của người đời: Làm trai biết đánh tổ tôm/Uống trà Mạn Hảo ngâm nôm Thúy Kiều.

Cần biết rằng: Mạn Hảo là một địa danh Việt vốn thuộc châu Mạn Hảo của Đại Việt. Chỉ từ sau hiệp ước Pháp - Thanh ký năm 1885 (thời Tự Đức), vùng này mới chuyển sang thuộc Vân Nam, Trung Quốc. Đi tìm gốc tích của danh trà Mạn Hảo là một nỗi niềm đau đáu trong tim kẻ si trà như tôi.

2 thg 3, 2015

Chuyện về chùa Vĩnh Hưng ở Sóc Trăng

Lý do tôi đến viếng chùa Vĩnh Hưng ở Sóc Trăng là: nghe nói đây là ngôi chùa có kiến trúc theo kiểu Nhật Bản. Từng đến Sóc Trăng nhiều lần và thăm viếng nhiều ngôi chùa nổi tiếng nơi đây nhưng tôi chưa từng nghe ở Sóc Trăng có chùa Nhật Bản, mà chỉ có chùa Khmer (chùa Dơi, chùa Khleang...), chùa Việt - Hoa (chùa Đất Sét)...

Thế nhưng khi đến đây, ngoài việc ngôi chùa đúng là xây theo kiểu Nhật thì thu hút tôi còn là câu chuyện về lai lịch ngôi chùa...

Chùa Vĩnh Hưng. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Nha Trang mùa cây bàng lá đỏ

Không ấn tượng như “cây cơm nguội vàng” Hà Nội, phố biển Nha Trang mùa này chỉ có cây bàng lá đỏ khoe sắc, nhưng cũng đủ để tạo nên sự thanh bình và quyến rũ của xứ trầm hương. 

Cây bàng lá đỏ bên tháp Trầm hương - biểu tượng của thành phố biển Nha Trang - Ảnh: Tiến Thành 

Từ giữa tháng 2 trở đi, những cây bàng trên khắp các ngả đường của TP Nha Trang dần “thay áo mới”. Những thân cây bàng cổ thụ, thân xù xì vươn những cành lá khoe sắc vàng, sắc đỏ rực giữa bầu trời xanh ngắt.

Món ngon nức tiếng ở Hà Tiên

Được biết đến là vùng đất văn hoá và du lịch nổi tiếng khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Kiên Giang hấp dẫn du khách bởi những món ăn ngon trứ danh, đặc biệt là ở thị xã Hà Tiên.

Bún kèn

Với cách chế biến cầu kỳ, nhiều công đoạn, bún kèn trở thành món ăn rất riêng của Hà Tiên mà hầu hết du khách đến đây đều muốn thưởng thức. Tô bún kèn ngon quan trọng nhất là mùi vị của nước dùng.

Trong đó, cá lóc được làm sạch, luộc chín rồi gỡ ra chế biến thành ruốc, tán bột. Một phần còn lại cho vào xào cùng hành, tỏi, bột càri, đinh hương, bông tai vị, quế, bột cá. Sau đó, đầu bếp đưa tất cả hỗn hợp này vào nồi nước luộc cá, nêm gia vị, thêm nước cốt dừa và đun trên bếp lửa. Những gia vị đó sẽ hoà quyện cùng nhau tạo nên mùi vị thật lạ và khó quên. 


Món bún kèn nhìn đơn giản nhưng được chế biến khá cầu kỳ. Ảnh: Khánh Bằng 

Măng Đen - thị trấn ma giữa ngàn thông

Bạn có tin vào sự tồn tại của những thị trấn ma hay không? Chắc điều này chỉ có trên phim ảnh. Tôi cũng đã nghĩ vậy, cho tới khi đặt chân tới Măng Đen.

Măng Đen là một thị trấn nhỏ thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum, nằm ở độ cao 1.000 mét so với mực nước biển. Ở đây có hàng chục biệt thự, tòa nhà được xây dựng hoành tráng, nguy nga… nhưng không có 1 bóng người ở.

1 thg 3, 2015

Tản mạn tên đường ở Sài Gòn

1.
Tôi đi lang thang trong khu dân cư Gia Hòa, quận 9, TPHCM. Nơi đây vừa đặt một loạt tên đường là tên các văn nghệ sĩ nổi tiếng. Đường Thanh Nga, đường Út Trà Ôn, đường Diệp Minh Tuyền, đường Xuân Quỳnh, đường Huy Cận, đường Trịnh Công Sơn...


Trước đây các con đường này được đánh số. Kể ra đánh số thì dễ tìm hơn, vì chẳng hạn mình sẽ biết kế con đường số 5 là đường số 6, còn bây giờ mình sẽ không biết Thanh Nga ở kế bên Út Trà Ôn hay Xuân Quỳnh. Nhưng tên đường là tên người thì thú vị hơn nhiều (nhất là tên các văn nghệ sĩ rất quen thuộc và gần gũi với mình), các tên đường này sẽ được cập nhật vào bản đồ, dần trở nên quen thuộc, cũng dễ tìm thôi mà!

Lễ hội Cổ Loa sôi động

Lễ hội Cổ Loa nhằm tưởng nhớ và suy tôn An Dương Vương Thục Phán, người có công dựng nước Âu Lạc và xây thành Cổ Loa. 

Từ lâu trong dân gian đã lưu truyền câu: “Chết thì bỏ con bỏ cháu, sống thì không bỏ mồng sáu tháng Giêng” để nói lên sự hấp dẫn của lễ hội Cổ Loa. Xưa kia hội bắt đầu từ mồng 6 đến hết ngày 18 tháng Giêng. Tương truyền khai hội là ngày An Dương Vương lên ngôi, khao toàn bộ binh sĩ. Do đó, để nhớ ngày long trọng ấy dân Cổ Loa cũng nhau rước kiệu mở hội đông vui cả một vùng. 

May mà có cỏ, Đà Nẵng còn dễ thương

Nghe nói tôi đi Đà Nẵng, nhỏ bạn trố mắt: "Mày điên hay sao mà đi Đà Nẵng tháng 11, mùa này là mùa bão bùng của miền Trung, không gặp bão cũng gặp mưa, không mưa thì cũng không có gì để ngắm vì biển đục ngầu hà".

Hơn 1 năm trước, một hãng hàng không giá rẻ khuyến mãi vé đi Đà Nẵng, khứ hồi chưa tới 300.000 đồng. Vậy là, không cần kế hoạch, không cần để ý ngày tháng, tôi cứ thế mà bấm chuột. Gần đến ngày đi, nhỏ bạn là dân Đà Nẵng gốc phán: “Mày điên hay sao mà đi Đà Nẵng tháng 11, mùa này mùa bão bùng của miền Trung, không gặp bão cũng gặp mưa, không mưa thì cũng không có gì để ngắm vì biển đục ngầu hà”. Nghe mà rầu nhưng thôi kệ, đã có vé rồi, cứ vác ba lô đi, biết đâu mình gặp may.

Nhưng may mắn đã không đến, 23 giờ tôi vừa xuống sân bay thì trời đã đổ ngay một cơn mưa tầm tã và đến tận sáng vẫn còn bay lất phất. Bầu trời sũng nước còn biển thì xám xịt một màu, có khi còn đục hơn cả biển Cần Giờ. Dù vậy, từ mờ mờ sáng, người dân Đà Nẵng đã kéo nhau đi ra biển vui như trẩy hội.

Lên Bảo Lộc, ngửi mùi "trinh nguyên"

Giấc mơ ngửi mùi "trinh nguyên” của tôi bắt đầu từ một lần đi Đà Lạt ngang qua TP Bảo Lộc, nghe mùi trà nồng nàng lan tỏa tôi bỗng muốn có một dịp nào đó được đến đây thưởng thức cái mùi trà trinh nguyên chứ không phải là mùi đã tẩm ướp đến sực nức kia.

Đi để biết rằng có ai khác ngoài tôi bị cái mùi trà kia quyến luyến đến mơ về nó và thẳm sâu đằng sau những hương vị kia có điều gì bí ẩn về hồn trà ở xứ B’lao này.

Nghe người bạn rỉ tai: “Nếu không liên hệ được chỗ homestay nhà anh H. thì đến chùa.... Chùa nằm trong đồi trà...” đã thấy sướng râm ran trong người.

Sáng hôm sau, khi chưa ra khỏi giường, mắt vẫn con nhắm con mở tôi đã nghe tiếng đàn guitar dịu dặt cất lên, lúc êm ái khi như sóng cuộn từ tay chơi là con của anh chủ nhà. Một cảm giác ngất ngây tuyệt vời! Chưa hết, người cha đãi khách phương xa bằng bữa “điểm tâm” trà cùng với đĩa nhạc hòa tấu và nhạc Trịnh.

Tôi lãng đãng, run rẩy không phải vì cái lạnh 18 độ C mà là vì những cảm xúc bừng dậy, với những bản nhạc này, với những người đang thuộc về miền nhớ nhưng lại có ở nơi trầm lặng, thanh tao này.

Thác Damri ngăn bước chân du khách với giá vé sang "chảnh": 150.000 đồng/người. Ảnh: Thu Hương