10 thg 12, 2014

Chuyện một ông giám đốc ngân hàng về làm nghệ nhân

Ông tên Võ văn Tạng. Hơn 10 năm trước ông là giám đốc Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Thoại Sơn, An Giang, còn bây giờ ông là nghệ nhân vẽ tranh trên lá thốt nốt ở thị trấn Núi Sập, huyện Thoại Sơn.

Thật ra từ bé và trong thời gian làm quản lý ngân hàng, ông Tạng đã đam mê vẽ tranh rồi, thế nhưng cơ duyên dẫn ông đến chuyện làm tranh bằng lá thốt nốt bắt nguồn từ một chuyến tham quan cơ sở đề xét cho vay vốn cho một hộ nông dân Khmer ở xã Vọng Thê năm 1998. Người nông dân này vay vốn để làm quạt bằng lá thốt nốt. Ông Tạng nhận thấy lá thốt nốt đẹp, bền, có thể làm tranh được. Rồi khi đến chùa Skvong ở Tịnh Biên, ông thấy những bộ kinh xưa viết trên lá thốt nốt đã hàng trăm năm vẫn còn nguyên vẹn. Thế là ông quyết tâm vẽ tranh bằng lá thốt nốt.

Cây và lá thốt nốt

Mãn nhãn trước vẻ đẹp của 'vương quốc trà' Bảo Lộc

Mùa đông đang gõ cửa, sẽ thật tuyệt nếu bạn chọn Bảo Lộc làm điểm dừng chân, đến những đồi trà, quan sát cảnh thu hoạch và thưởng thức những tách trà nóng thơm ngát giữa không gian tươi mát.


Được xem là "vương quốc trà", Bảo Lộc là nơi có nhiều nhãn hiệu nổi tiếng mà nếu muốn bạn có thể ghé qua thưởng trà, cũng như thưởng thức một buổi biểu diễn trà đạo của các nghệ nhân địa phương. Tuy vậy, sẽ thú vị hơn nếu bạn đến tận đồi trà, quan sát cảnh thu hoạch và thưởng thức những tách trà nóng thơm ngát giữa không gian mát rượi. 

Ngày bình yên ở thung lũng Mai Châu

Với 1 ngày ở Hà Nội mà muốn khám phá Tây Bắc, bạn có thể lựa chọn Mai Châu. Bạn có thể đăng ký tour hoặc tự đi xe máy, đón xe buýt lên ngắm thung lũng đẹp như tranh nơi miền cao.

Sau những ngày khám phá phố cổ, mua sắm, hay loanh quanh phố xá ăn uống ở Hà Nội, nhiều người thường có ý tưởng khép lại trọn vẹn chuyến du lịch của mình bằng chuyến đi ngắn ngày đến thung lũng vàng Mai Châu, Hòa Bình. Đây thật sự là lựa chọn tuyệt vời để bạn khám phá vẻ đẹp hiếm có của ngôi làng giữa thung lũng trù phú. 

Đặc sản tép chua của người Tày bên hồ Ba Bể

Vị chua dịu của tép tươi và dẻo quánh của gạo nương lên men hòa quyện vào nhau, tạo nên hương vị khác biệt cho món tép chua trong bữa cơm của người Tày.

Hồ Ba Bể thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách Hà Nội khoảng 230 km, là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam. Đến đây, du khách không chỉ thưởng ngoạn cảnh sắc thiên nhiên đẹp, mà còn được nếm thử những đặc sản riêng nuôi dưới hồ như cá, tôm cùng nhiều món khác như gà đồi, rau dớn, lợn sữa, nếp nương, măng trúc…

Nếu qua đêm ở bản Pác Ngòi, được ăn bữa cơm dân tộc bên bếp lửa nhà sàn, bạn hãy thử một lần nếm hương vị của món tép hồ muối chua nổi tiếng. Đặc sản tép chua Ba Bể làm từ tép tươi và gạo nương, được dân làng chế biến theo bí quyết riêng để có hương vị thơm ngon đặc biệt, khác hẳn so với những nơi khác. 

Tép phơi cho ráo trước khi cho vào hũ muối. 

Bạt ngàn cánh đồng cây rễ tại Côn Sơn

Cây rễ ở Chí Linh, Hải Dương vào mùa đông trở nên xanh tốt, đơm hoa trắng li ti với hương thơm nhẹ nhàng, thoang thoảng trong gió, là điểm thu hút các bạn trẻ hay cặp đôi đến tham quan và chụp hình.

Bãi rễ nằm cạnh rừng thông ở phía nam chân núi Côn Sơn, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Dạo bước giữa cánh đồng rễ bạt ngàn trong gió, hương thơm tỏa ra dịu dàng, ngái ngái gợi nhớ một thời Nguyễn Trãi xa xưa, nơi “ông trồng thông, bà trồng rễ”.

6 đặc sản nổi tiếng ở hồ Ba Bể

Tôm chua, cá hồ nướng, thịt lợn gác bếp, chuối rừng… là những đặc sản hấp dẫn tại hồ Ba Bể đối với đa số du khách.

Ở độ cao khoảng 145 m so với mặt nước biển, Ba Bể là hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Nơi đây là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi muốn tránh xa cuộc sống ồn ào chốn thị thành để trải lòng cùng thiên nhiên hoang sơ, mênh mông và huyền ảo.

Ngoài những phút giây thư giãn cùng cảnh vật khi du thuyền trên mặt hồ, du khách còn có thể nghỉ tại bản Pác Ngòi để hiểu hơn về đặc trưng văn hóa người Tày sống ở ven hồ, cũng như thưởng thức món ăn mang đậm phong vị địa phương trên núi.

Cá nướng 

Vị cá thơm lừng, mềm, béo bùi và dai. Giá 10.000 đồng cho 3 xiên cá nóng hổi thơm ngon. Ảnh: Lê Thương. 

8 thg 12, 2014

Cây ca cao ở Phong Điền, Cần Thơ

Nhắc đến ca cao người ta thường nghĩ đến cà phê, hai loại thức uống thông dụng và có tính kích thích giống nhau (chẳng thế mà có Hiệp hội cà phê - ca cao Việt Nam). Hai loại này lại giống nhau ở chỗ phải qua nhiều công đoạn chế biến từ trái - hột - phơi - rang - xay mới trở thành thức uống quen thuộc của chúng ta. Nói đến cây cà phê người ta nghĩ đến nơi trồng là Tây nguyên, là miền Đông Nam bộ, còn nếu ai nghĩ rằng cà phê trồng ở miền Tây Nam bộ như... cây lúa sẽ bị cười cho. Thế nhưng cây ca cao thì lại trồng nhiều ở miền Tây, như Bến Tre, Cần Thơ...

Một chế phẩm từ ca cao rất được ưa chuộng, thậm chí là quà tặng trong ngày lễ Tình nhân, đó là chocolate. Thế nhưng có lẽ nhiều chàng, nàng và em bé đã từng ăn chocolate và tặng chocolate cho nhau lại chưa hề biết cái thứ dùng để chế biến ra chocolate ấy nó như thế nào. Vậy hãy theo tui vô một vườn ca cao cho biết nha!

Nơi tui tới là vườn ca cao của ông Lâm Thế Cương (thường gọi là Mười Cương) ở ấp Mỹ Ái, xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, Cần Thơ. Vườn ca cao của ông Mười Cương chỉ hơn 1 ha, và có chừng 2.000 gốc ca cao.


Ông Mười Cương đang nói về trái ca cao

Chiều tắt nắng bên 'xóm đường tàu' Hà Nội

Một chiều gần tắt nắng, đi dọc theo đoạn đường tàu chạy qua phố Khâm Thiên đến cầu Long Biên lộng gió, bạn sẽ thấy một góc khuất của thủ đô Hà Nội luôn ồn ào, náo nhiệt. Và bạn sẽ nhận ra cuộc sống này thật muôn màu.

Đã rất lâu rồi tôi lại mới đi dọc trên những đường ray chạy qua thành phố 

Khám phá ngôi chùa lập 11 kỷ lục Việt Nam

Đó là chùa Linh Phước tọa lạc tại 120 Trai Mát, phường 11, cách trung tâm thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) 8km về hướng Đông.

Chùa Linh Phước – công trình kiến trúc khảm sành 

Chùa được xây dựng từ năm 1949, đến năm 1990 chùa được xây dựng lại với qui mô lớn hơn nhiều lần, là công trình kiến trúc khảm sành độc đáo.

Nhiều năm qua được mệnh danh là “Chùa ve chai”, nơi đây có một tượng rồng dài 49m, rộng 1,3m, được làm bằng 12.000 vỏ chai bia.

Từ năm 2010 đến nay, nhiều công trình, tác phẩm nghệ thuật tại chùa Linh Phước được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục quốc gia. Đặc biệt bên cạnh tháp chuông cao nhất Việt Nam (36m), có tượng Bồ tát Quán Thế Âm làm bằng 650.000 bông hoa bất tử, cao 18m đạt kỷ lục châu Á.

Một lần đến thung lũng sâm đắng

Vào “thung lũng sâm đắng” Măng Ri, thật bất ngờ trước một tuyệt cảnh đẹp như bức tranh sơn dầu hiện ra ở nơi cao nhất của đỉnh Trường Sơn.

Ảnh: Thái Bá Dũng 

Một cộng đồng Xê Đăng với những ngôi làng quần tụ thành vòng tròn sống bình yên trên đỉnh núi, như chưa từng bị loang lổ bởi những xô bồ, ồn ã của cuộc sống nơi thành phố.

Măng Ri được mệnh danh là “thung lũng sâm đắng”, nằm dưới chân núi Ngọc Linh, cách trung tâm TP Kon Tum khoảng 130km. Nhiều năm trước, vùng đất này “nổi sóng” bởi việc truy lùng cây sâm Ngọc Linh quý giá, nhưng giờ đây sâm chỉ còn lại trong những câu chuyện kể của già làng.