14 thg 12, 2014

Vẻ đẹp hoang sơ của nhà thờ đổ Nam Định

Dù hoang tàn, nhà thờ đổ thuộc xã Văn Lý, huyện Hải Hậu vẫn thu hút nhiều du khách và tay máy nhờ sự hội tụ của trời biển, nắng gió và cát trắng.

Trước đây, ngay bên bờ biển Xương Điền, xã Hải Lý, huyện Hải Hậu này là một quần thể gồm nhiều nhà thờ lớn nhỏ. 

10 nhà thờ đẹp ở Nam Định

Là một trong những tỉnh có nhiều nhà thờ đẹp nhất cả nước, các công trình tôn giáo ở Nam Định mang đậm kiến trúc Gothic với những mái vòm nhọn đặc trưng.


1. Tòa giám mục Bùi Chu

Tọa lạc trên địa phận xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường từ năm 1885, trải qua hơn 100 năm cùng thời gian, tòa giám mục Bùi Chu vẫn uy nghiêm, bề thế. Với chiều dài 78 m, rộng 22 m và cao 15 m, nơi đây thường gắn liền nhiều sự kiện quan trọng. 

Bảo tàng ẩm thực Nhật Bản giữa Sài Thành

Nằm trong tổng thể chương trình “Quảng bá sức hấp dẫn của ẩm thực và văn hóa ẩm thực Nhật Bản” do Bộ Nông Lâm Thủy Sản Nhật Bản tổ chức, Bảo tàng Ẩm thực Nhật Bản đã được khai trương tại Trung tâm mua sắm Aeon Tân Phú Celadon, (Quận Tân Phú, Tp. Hồ Chí Minh) để đón người dân Việt Nam và du khách quốc tế đến tham quan. 

Buổi lễ khai trương Bảo tàng Ẩm thực Nhật Bản được tiến hành với nghi thức đập rượu Kagami Biraki theo đúng truyền thống, tinh thần và văn hóa Nhật Bản. Rất đông du khách và các bạn trẻ Việt Nam đều cảm nhận một cách khá toàn diện về những điều đặc biệt từ ẩm thực xứ sở Mặt Trời mọc. Đây là điều mà ban tổ chức mong muốn mang đến cho thực khách Việt Nam đồng thời tạo điều kiện để các món ăn Nhật ngày càng gần gũi hơn với người Việt Nam.

Không chỉ bằng hình ảnh theo phương pháp trực quan sinh động, hay những đoạn phim giới thiệu về cách thức chế biến món ăn, thực khách Việt cũng có dịp được thưởng thức và hiểu rõ về một số món Nhật tiêu biểu. Ở đây, chính là việc hiểu thêm về ý nghĩa và tinh thần của Washoku trong các bữa ăn của người Nhật Bản. Hiện tại, ẩm thực truyền thống Nhật Bản (hay còn gọi là Washoku) đang ngày càng phổ biến rộng rãi ở các nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam. “Washoku” không chỉ là món ăn Nhật mà nó còn bao hàm trong đó cả cách chế biến, nghệ thuật kết hợp các nguyên vật liệu, cách bày trí các món ăn trên một bàn ăn và hơn hết đó chính là tình cảm được người nấu gửi gắm vào từng bữa ăn của người Nhật Bản. Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, Washoku còn có chức năng xã hội quan trọng đối với người Nhật, thúc đẩy sự gắn kết gia đình và cộng đồng, giúp cuộc sống khỏe mạnh thông qua các món ăn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tàng Ẩm thực Nhật Bản nằm trong tổng thể chương trình “Quảng bá sức hấp dẫn của ẩm thực và văn hóa ẩm thực Nhật Bản”.

Chợ Nga giữa Sài Thành

Ngay trong lòng Tp. Hồ Chí Minh có một phiên chợ Nga luôn tấp nập du khách trong và ngoài nước tới thưởng lãm và mua sắm. Nhiều năm nay, chợ đã trở thành trung tâm giao thương hàng hóa lớn giữa các doanh nghiệp Việt Nam và Liên Bang Nga, đồng thời cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu văn hóa, tìm hiểu lối sống, phong tục giữa công dân Việt Nam với công dân các nước trong khu vực và trên thế giới. 

Theo những tiểu thương trong chợ thì chợ Nga ở Tp. Hồ Chí Minh “ra đời” năm 1989 tại Công ty Bách hóa Tổng hợp (Bến Chương Dương, Quận 1), nơi chuyên kinh doanh và xuất khẩu những mặt hàng thời trang mùa đông, đồ thủ công mỹ nghệ sang Liên Xô (cũ) và các nước Đông Âu. Năm 1991, do biến động chính trị tại Liên Xô nên khu chợ này tạm dừng hoạt động. Đến giữa năm 2009, Công ty Cổ phần Tống Linh Giang tái thành lập lại chợ Nga tại cao ốc Central Garden (328 Võ Văn Kiệt, phường Cô Giang, Q.1).

Chợ Nga ngày nay có 3 tầng nhưng hoạt động mua bán chủ yếu diễn ra ở tầng triệt và tầng 1, tầng 2 dùng làm nơi đóng gói hàng hóa, thương phẩm. Hàng hóa ở chợ Nga rất phong phú nhưng mặt hàng chính tại đây vẫn là hàng thời trang chuyên dùng cho người dân xứ lạnh như: khăn choàng cổ, găng tay len, mũ len, áo lông vũ, áo bành-tô, áo khoác da rất dày và nặng... Các gian hàng tại chợ nằm san sát nhau, chỉ chừa một nối đi nhỏ vừa người để khách hàng di chuyển khi vào tham quan, mua sắm. Tầng 1 được nối với tầng triệt bởi thang máy, tại tầng này, chợ còn bán thêm đồ trang sức, túi sách da xuất khẩu, đồ gia dụng và vật dụng cá nhân.


13 thg 12, 2014

5 món ngon dưới 5.000 đồng ở Hội An

Thịt xiên nướng, bánh da lợn, các loại chè... là những món ăn có giá rẻ nhưng ngon miệng mà bạn có thể thưởng thức tại phố cổ.

Phố cổ Hội An hấp dẫn du khách bởi những ngôi nhà tường vàng cổ kính, những ngõ nhỏ yên bình, những con người hồn hậu, dễ mến và nhiều món ngon, giá rẻ. Dưới đây là gợi ý một số món ăn có giá dưới 5.000 đồng ở phố Hội.

Thịt xiên nướng

Thịt xiên nướng là món ăn khoái khẩu của nhiều người, nhất là khi thời tiết se lạnh. Do vậy bạn có thể tìm thấy món này ở bất kỳ đâu trên dải đất hình chữ S và Hội An cũng không ngoại lệ. Ở đây, các hàng thịt xiên nướng được bán rong, tập trung chủ yếu bên sông Hoài và một số đường ven phố cổ như Bà Triệu, Hai Bà Trưng... 

Thịt xiên nướng ở Hội An có mùi thơm quyến rũ. 

Món cháo vịt thơm lừng ở dải đất hẹp nhất Việt Nam

Trong thời tiết lạnh giá của miền Trung vào mùa đông, bát cháo vịt nóng hổi và thơm ngào ngạt chính là giải pháp giữ ấm hiệu quả nhất.

Ở miền Trung, cháo vịt được bán quanh năm, nhiều nhất khi trời trở lạnh. Lúc này, những tiệm cháo vịt trở nên đông khách hơn. Hương thơm ngào ngạt cũng từ đây tỏa ra không khí, níu giữ bước chân người qua lại. 

Dễ tìm thấy nhiều tiệm ăn chỉ bán duy nhất cháo vịt ở miền Trung. Ảnh: Diệu Huyền. 

Điều khiến cháo vịt miền Trung trở nên đặc biệt là phần nguyên liệu và công thức chế biến khác lạ. Nguyên liệu nấu cháo sử dụng cả gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh trộn đều. Sau khi rang sơ, số nguyên liệu này được ninh nhừ trong nước luộc vịt để hương vị đậm đà hơn. Đặc biệt, phần nước luộc vịt trước đó đã được bỏ thêm một củ hành nướng và một chút gừng đập nhỏ nên thơm và ngọt hơn hẳn.

12 thg 12, 2014

Lăng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862 - 1929) là thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sau khi bị cách chức quan, ông vào Nam năm 1911, sống ở nhiều nơi. Gần cuối đời, ông định cư tại làng Hòa An (nay thuộc thành phố Cao Lãnh, Đồng Tháp) cho đến khi qua đời ngày 26/11/1929 (27 tháng 10 Kỷ Tỵ). 

Sau hiệp định Geneve, đất nước bị chia cắt, mộ Nguyễn Sinh Sắc ở trong Nam, còn con trai ông lại là lãnh tụ ở miền Bắc. Mặc dù vậy, vào năm 1956, tổng thống Việt Nam Cộng Hòa lúc đó là Ngô Đình Diệm đã chỉ thị cho Bộ Kiến thiết tiến hành sửa sang, trùng tu ngôi mộ ông Nguyễn Sinh Sắc được đàng hoàng, tươm tất.

Sau 1975, tỉnh Đồng Tháp đã tổ chức xây dựng lại phần mộ của ông để tỏ lòng biết ơn và tôn kính. Công trình được khánh thành ngày 31/12/1977. Tháng 12 năm 2010, công trình được nâng cấp lên thành Khu di tích với tổng diện tích 9 ha.


Tượng cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong khu di tích

Mùa nước 'ói', về đầm Ô Loan săn lịch huyết, cua gạch

Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa lũ, nước từ nhánh sông Kỳ Lộ đổ về làm cho nước trong đầm Ô Loan dâng cao, đục ngầu, người dân quanh vùng gọi là mùa nước “ói”. Mùa này lịch huyết, cua gạch - những đặc sản nổi tiếng của đầm Ô Loan, rất ngon.

Chợ Cồn mùa nước “ói” 

Chợ Cồn ven đầm Ô Loan 

Ô Loan là đầm nước lợ nổi tiếng ở Phú Yên, có diện tích mặt nước hơn 1.200ha, giữa đầm có những hòn núi đá nhỏ gọi là Hòn Lao, Hòn Chùa, Hòn Khô. Cạnh đó có Vũng Lắm, Vũng Diều… mực nước sâu. Từ tháng 10 đến tháng 12 là mùa mưa lũ, nước từ nhánh sông Kỳ Lộ đổ về làm cho nước trong đầm dâng cao, đục ngầu, người dân quanh vùng gọi là mùa nước “ói”. Mùa mưa nước từ nhánh sông đổ về nhiều, lịch huyết, cua sống trong đầm nước lợ bị sốc nước ngọt, trồi đầu lên. Lúc này người dân sống ven đầm bơi sõng câu (một loại xuồng nhỏ) bắt lịch huyết, cua gạch- đặc sản trong đầm. 

Mê mẩn mắm Châu Đốc

Những dề cá khô xếp dài, hay những “núi” mắm hấp dẫn được xem là đặc sản độc đáo của Châu Đốc mà bất cứ ai khi có dịp đến đây cũng muốn tậu vài ký về làm quà.

Mắm Châu Đốc ngon nổi tiếng 

Châu Đốc thuộc tỉnh An Giang, cách TP.HCM khoảng 245km. Giáp biên giới Campuchia, Châu Đốc đặc biệt bởi sự pha trộn văn hóa Việt, Hoa, Chăm, Khmer. Điều này được phản ánh không chỉ trong kiến trúc, văn hóa mà còn vô cùng rõ nét trong ẩm thực.

Thành phố nằm bên bờ sông Hậu này có rất nhiều sản vật nhưng dường như người ta chỉ nhớ và nhắc nhiều đến mắm. Cá làm mắm ở Châu Đốc thì có quanh năm nhưng nhiều và ngon nhất là vào mùa lũ. Đó là mùa đánh bắt cá sôi động nhất, cũng là mùa làm mắm của người dân nơi đây. 

Về mảnh sân nhỏ ngày xưa của Bác Hồ

Từ thành phố Vinh, theo tỉnh lộ 49 đến km 13, gặp ngã ba Mậu Tài (tên xưa của làng Sài, quê cụ Hà Thị Hy, bà nội Bác Hồ), rẽ trái, theo đường nhựa khoảng 1km là làng Hoàng Trù, quê ngoại của Bác Hồ.


Như bao làng quê khác của Việt Nam cách đây hơn một thế kỷ, làng Chùa (tên địa phương của làng Hoàng Trù) bình dị với cây đa, bến nước, những hàng dâm bụt cùng lũy tre xanh ngắt...