11 thg 11, 2013

Hổ trắng và đôi rắn khổng lồ ở thành Thọ An

Ở thôn Thọ An, xã Bình An, H.Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi hiện còn một cổng vòm rêu phong che phủ. Rất ít người biết đó là cổng thành Thọ An thuộc căn cứ Tuyền Tung một thời của nghĩa quân Lê Trung Đình, Nguyễn Tự Tân trong phong trào Cần Vương.

Căn cứ Tuyền Tung


Cổng thành Thọ An - Ảnh: Phạm Anh 

Theo nhà nghiên cứu Lê Hồng Khánh, căn cứ Tuyền Tung được xây dựng từ năm 1870 do đích thân tú tài Nguyễn Tự Tân (quê ở xã Bình Phước, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi) xây dựng.

Lợi dụng chính sách khai hoang lập điền của triều đình nhà Nguyễn, Nguyễn Tự Tân chiêu mộ nông dân yêu nước lên vùng Tuyền Tung (thôn Thọ An, xã Bình An, H.Bình Sơn bây giờ) lập căn cứ địa, luyện tập hương binh và chuẩn bị lương thực chiến đấu lâu dài. Thành Thọ An ở căn cứ Tuyền Tung lập năm 1870, vốn có địa thế hiểm trở vì được núi rừng bao bọc bốn bên, lại có đường thông với bắc, nam và phía tây. Thành được xây lên bằng đá cuội tròn và đá ong. Bên ngoài có cổng thành, bên trong có sân rộng, nhà hội họp bàn việc. Cổng thành xây dựng theo lối vòm, cao khoảng 6 m, trên đình vòm cổng đầu hành lang có 4 chốt gỗ tạo thành hai lớp cửa bên trong và bên ngoài.

10 thg 11, 2013

Nhà thờ đá Ghềnh Ráng

Nằm trong khu du lịch nổi tiếng Ghềnh Ráng, cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 3 km về phía Đông Nam, Nhà thờ đá là một nơi tham quan khá thú vị, nhưng có nhiều du khách bỏ qua do không biết hay không chú ý bởi cổng vào nhà thờ hơi bị khuất, và tâm điểm của du khách khi đến Ghềnh Ráng thường là khu mộ Hàn Mặc Tử và các cụm di tích khác…

Đối diện khu mộ thi sĩ Hàn Mặc Tử nằm trên đồi cao, Nhà thờ đá khuất sâu phía dưới, về hướng biển. Đứng trước cổng gỗ đơn sơ du khách khó tưởng tượng được quang cảnh thơ mộng bên trong. Bước qua cổng gỗ, một không gian xanh mát khiến bước chân tò mò của du khách bị cuốn theo (lên, xuống) con đường lát đá, càng đi càng cảm thấy bị chinh phục bởi khung cảnh yên bình và ấm áp. 



Về quê quan họ ăn nhiều món ngon

Vùng đất Kinh Bắc thiết tha và thanh bình trong từng câu quan họ của các liền anh liền chị còn khiến người ta muốn ở lại mãi vì những món ăn ngon, thanh đạm, giản dị mang hơi ấm ruộng đồng.

Chẳng cần đến câu hát “người ơi người ở đừng về” thì khách du lịch mới đắn đo và luyến tiếc khi rời xa Bắc Ninh. Một vùng đất nổi tiếng với câu hát quan họ, với áo mớ ba mớ bảy và chiếc nón quai thao cùng kiến trúc chùa chiền độc đáo đủ để bất cứ ai ghé qua đều quyến luyến. 

Đấy là không kể giữa khung cảnh nên thơ đặc trưng Bắc Bộ, thưởng thức những món ngon lấy nguyên liệu từ đồng ruộng: bánh đa, bánh đúc, cháo thái, tương… sẽ cho chúng ta trở lại bản vị nguyên sơ và tuyệt vời nhất, để đến khi chào tạm biệt chỉ có thể thốt lên: Ôi, Kinh Bắc! 


Cá chạch bùn nấu mẻ

Là đặc sản vùng sông nước cù lao, cá chạch chắc thịt và ngon ăn nhất khoảng từ tháng 10 âm lịch cho đến tết. Nhưng giờ du ngoạn về An Giang, bạn sẽ được giới thiệu thêm các món ăn thú vị làm từ cá chạch bùn.

Chuẩn bị cho món chạch bùn nấu mẻ - Ảnh: Hoài Vũ

Cá chạch có nhiều loại: chạch khoan, chạch rằn, chạch bông, chạch lấu… nhưng phổ biến nhất là chạch sông, con to bằng hai ngón tay, mình dẹp, đầu nhọn. Chúng thường ẩn mình dưới những lớp bùn hoặc đeo bám theo các giề lục bình, nơi sông sâu nước chảy.

Gần đây còn có thêm loại cá chạch nuôi trong ao hồ xuất xứ từ Nhật và Đài Loan, được các cơ sở sản xuất cá giống tại Việt Nam gọi là chạch bùn. Vì đây là mô hình còn đang nuôi thử nghiệm, giá cá còn cao (350.000 - 500.000 đồng/kg) nên không phải dễ tìm mua.

Hoa trăm cánh xứ lạnh

Đến phố núi Đà Lạt mộng mơ, không chỉ tìm về với thiên nhiên, khí hậu trong lành mát mẻ mà còn là dịp để du khách thưởng thức những sản vật đặc trưng của miền đất lạnh. Nơi ấy có loài hoa mà khi nhắc đến người ta nghĩ ngay đến Đà Lạt, như một hương vị rất riêng mà khi đến, đi du khách thường nhắc nhau thưởng thức và mang về làm quà - bông Atiso.

Vườn Atiso ở Đà Lạt. Ảnh: Văn Báu 

Theo lời kể của nhiều tiểu thương thì nhiều khách nước ngoài thường diễn tả bông Atiso là loài hoa trăm cánh khi tìm mua.

9 thg 11, 2013

Tép bạc đất nướng trộn rau răm cù lao ông Chưởng

“Chiều chiều quạ nói với diều/ Cù lao ông Chưởng có nhiều cá tôm”. Nếu có dịp ghé Chợ Mới (An Giang) vào con nước rong bạn hãy tận hưởng thú đi đặt vó bắt tép của người dân miền sông nước về tự tay mình nướng.

Tép bạc đất nướng trộn rau răm - Ảnh: T.Tâm

Câu ca dao lưu truyền trong dân gian minh chứng một cách hùng hồn về vùng quê trù phú được thiên nhiên ưu đãi. Sông rạch quê tôi hồi đó lắm cá tôm, hễ con nước lên đầy, xuống sông tắm giặt, rửa chén nhiều lúc bị cá rỉa rát cả chân. Nhiều nhất phải kể là tép. Những chú tép bạc đất vỏ dày mình tròn, màu trắng đục, to cỡ ngón tay trỏ, trông thật ngon lành!

Về Bạc Liêu ăn mắm cá chốt

Vùng đất Bạc Liêu xưa nay nổi tiếng với những huyền thoại về Công tử Bạc Liêu hay những cánh đồng muối trắng mênh mông. Nhắc về những ngày đầu khai khẩn vùng đất này, người ta ngâm nga câu ca: Bạc Liêu nước chảy lờ đờ / dưới sông cá chốt, trên bờ Triều Châu. 

Mắm cá chốt ăn với chuối chát, trái bần chín và rau đồng. 

Từ xưa, tiếng đồn ở vùng Bạc Liêu cá chốt đầy sông, chỉ cần tung chài, cá chốt mắc đầy tay lưới, phải đem chài về nhà treo lên mà gỡ cá. Bà con dùng ba ngón tay cái, trỏ và ngón giữa kẹp chúng lại nhanh chóng đưa lên xuồng, có khi một lần hai, ba con. Chỉ cần một tiếng đồng hồ bắt cá chốt là đủ làm một khạp mắm nhỏ rồi.

Chuyện kỳ lạ ở chùa Thình Thình

Trên đỉnh núi Thình Thình có ngôi chùa cùng tên. Gần một thế kỷ từ ngày khởi dựng đến nay, chùa vẫn “cô đơn” với những điều kỳ lạ… 

Tam quan chùa Thình Thình - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Hóa thân thành ngọn đuốc hồng

Thật ra ngôi chùa này có tên là Viên Giác tự, tên chữ là Thanh Thanh, do nằm trên núi Thình Thình nên dân quen gọi như thế. Vị trí của chùa nay thuộc thôn Diên Lộc, xã Bình Tân, H.Bình Sơn (Quảng Ngãi). Nằm trong khuôn viên rộng chừng 
500 m², bao gồm: cổng tam quan, sân chùa, chánh điện, nhà đông - tây, nhà khách và khu mộ tháp, chùa như được bao bọc bởi những hàng cổ thụ xung quanh và chìm giữa bạt ngàn bạch đàn. Đỉnh núi như một cao nguyên, bốn bề là một màu xanh thẫm đến u tịch.

Kho báu bị yểm bùa ở Lý Sơn

Những dấu tích dù đã mai một ít nhiều theo thời gian, nhưng chuyện về kho báu bị yểm bùa của người Hời vẫn còn như mới trong tâm trí nhiều bậc cao niên ở đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi).

Núi hòn Tươi, nơi được cho là có nhiều cua vàng - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Kho báu chôn cùng trinh nữ

Theo tài liệu của họ Bùi ở đảo Lý Sơn, vào năm Ất Tỵ (1545) niên hiệu Nguyên Hòa thứ 13, Bắc quân đô đốc Bùi Tá Hán theo phò Lê diệt Mạc với sứ mệnh vỗ yên biên trấn Quảng Nam. Ông nhận thấy để lấy được Quảng Nam từ tay quân Mạc chỉ có một con đường là chiếm đảo Lý Sơn trước để lập căn cứ, làm bàn đạp. Việc đạt thành, Bùi Tá Hán cho dân ra Lý Sơn sinh sống. Từ đó, người Hời (tức người Chăm) ở đảo dần dần bỏ vào đất liền.

Giếng trời ở chùa Hang Lý Sơn

Dẫu đường đến đã thuận tiện hơn so với trước, lại có nhiều du khách viếng thăm, nhưng chùa Hang (thôn Đồng Hộ, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn, Quảng Ngãi) vẫn trầm mặc một cách kỳ bí như hàng trăm năm qua.

Đường xuống âm phủ

Chùa Hang nhìn từ phía biển 

Chùa Hang có tên chữ là Thiên khổng thạch tự. Theo gia phả của họ Trần, dòng họ trông coi chùa Hang, ngôi chùa này khoảng 300 năm tuổi. Phía trước hang có một giếng nước (nay được thay thế bằng hồ), người ta gọi là “giếng trời” bởi nó chứa nước từ trên vách đá rỉ xuống. Quãng thời gian bị cướp biển (giặc Tàu Ô) quấy nhiễu, chùa Hang là nơi ẩn nấp an toàn của người dân. Chính nước của “giếng trời” này giúp họ cầm cự, thậm chí là tăng thêm sức mạnh. Tin rằng nguồn nước này đem lại may mắn, ngày nay, dân trên đảo vẫn thường uống một ngụm nước từ “giếng trời” khi đến thăm chùa. Người ta còn “nói nhỏ” nhau, khi uống không được nhìn thẳng vào đáy giếng, như thế mới thiêng!