17 thg 11, 2013

Tú Lệ mùa lúa chín

Tú Lệ là một xã thuộc huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, cách Hà Nội khoảng 250km về hướng Tây Bắc. Thung lũng Tú Lệ được vây quanh bởi ba ngọn núi: Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song.

Từ Hà Nội, theo Quốc lộ 32, đích đến của chúng tôi hôm ấy là Mù Căng Chải, nhưng trước đó, chúng tôi được mách nước nên ngủ đêm ở Tú Lệ, vì vào mùa lúa chín rất khó tìm khách sạn ở Mù Căng Chải. 



Say lòng những món ngon Nam Định

Những món ăn với khẩu vị đậm chất Bắc khiến Nam Định thành một địa danh đáng ghé qua. 

Không quá nhiều địa điểm vui chơi, du lịch nhưng Nam Định lại cho người ta cảm giác bình thản và gần gũi. Và đặc biệt hơn, hiếm nơi nào nơi vùng quê Bắc Bộ lại được thấy kiến trúc của những nhà thờ xen chùa chiền bên bạt ngàn đồng lúa như ở đây. Thêm nữa, những thức ngon cũng làm trọn vẹn thêm nghĩa tình của đất lành.

Nem nắm Giao Thủy

Nem là món phổ biến nhưng nem nắm ở Giao Thủy giữ riêng cho mình đặc điểm dễ nhận. Đó là những miếng bì đều mỏng, dài, nhỏ và trắng như cước. Thịt lợn làm khéo léo khiến cho thịt chín tái còn ngọt thơm.

Đặc sản Sóc Trăng hút hồn lữ khách

Ẩm thực Sóc Trăng mang những nét giao thoa tuyệt vời nền văn hóa của ba dân tộc Kinh – Hoa – Khmer tạo nên những nét đặc sắc không nơi nào khác có được.

Về Sóc Trăng, không chỉ được tham gia các lễ hội độc đáo như Ooc-om-Bok, đua ghe ngo, thăm các chùa chiền có lối kiến trúc đặc biệt, đi chợ nổi, thăm vườn cò… mà còn được thử các món ăn mang đậm dấu ấn của ba nền văn hóa Kinh – Hoa – Khmer. 

Những đặc sản Sóc Trăng pha trộn tinh túy của thiên nhiên cùng cách chế biến và sử dụng nguyên liệu khác biệt sẽ khiến cho khách tới đây trải nghiệm hương vị có một không hai.

Bún nước lèo

Nghe cái tên bún nước lèo hẳn nhiều người không muốn thử ăn. Ấy là vì chỉ bún với nước lèo có gì mà ham. Tuy nhiên, nếu không thử chắc chắn sẽ tiếc húi hụi khi nhìn hình ảnh của loại bún đặc biệt này.

12 thg 11, 2013

Lung linh phượng tím... Hà Nội

Đầu hè, khi những cây phượng đỏ rực rỡ khắp phố phường thì cây phượng tím ở Hà Nội cũng bắt đầu khoe sắc.

Phượng tím có lá kép giống phượng đỏ nhưng hoa có màu lam tím đậm, hình ống, đầu hoa loe ra như hình loa kèn. Phượng tím lần đầu tiên được nhân giống và trồng thành công ở Đà Lạt. Ở Hà Nội, loài hoa này không phổ biến nên chỉ có thể tìm thấy trên đường Nguyễn Chí Thanh, Liễu Giai.

Cuối tháng Tư, phượng tím nở rộ làm xao xuyến những người yêu hoa. 

Hoa được trồng đầu tiên ở Đà Lạt. Sau nhiều năm nghiên cứu kì công, loài hoa được nhân giống nhưng số lượng cây sống sót ít. 

Đậu rồng xào tép

Lúc còn ở quê, bên hông nhà tôi lúc nào cũng có một giàn đậu rồng xanh mướt. Mỗi lần ra đồng xúc được tép mẹ tôi thường hái trái về xào. Nếu không có tép thì ăn sống đậu rồng hoặc xào mỡ tỏi cũng vẫn ngon.

Giàn cây đậu rồng. Ảnh: Thiên Phúc 

Được biết, có nơi còn gọi đậu rồng là đậu xương rồng, đậu khế, đậu cánh... Đây là một loại cây thân thảo, thuộc dạng dây leo, đa niên nhờ có củ to mọc sâu dưới đất. Khi dây tàn, mưa xuống củ sẽ đâm chồi mọc lại. Lá đậu rồng hình tam giác, hoa mọc thành chùm ở nách lá. Trái xương rồng có 4 cạnh, mép có khía răng cưa, bên trong chứa khoàng 20 hột. Lúc còn non trái có màu xanh lục và khi già chuyển sang màu vàng.


Nắng gió hanh hao món ngon Ninh Thuận

Các đặc sản của Ninh Thuận hanh hao, rắn rỏi mà rất đỗi ban sơ của cát, nắng và gió, giống như cảnh, như người nơi đây.

Ninh Thuận nắng gió trải dài những bãi cát là nơi thích hợp để du hí cho người yêu văn hóa Chăm. Nhiều công trình văn hoá kiến trúc cổ Chămpa gắn với các lễ hội văn hoá dân tộc Chăm và các tháp Chàm có niên đại tính bằng nghìn năm là điểm thu hút các du khách.

Bên cạnh đó, những bãi tắm đẹp và đặc sản riêng là điểm cộng khá lớn cho du lịch tỉnh này.

Tỏi

Tỏi, thứ gia vị không thể thiếu trong mỗi gia đình người Việt là loại nông sản được trồng khá nhiều ở Phan Rang. Dù đang phải cạnh tranh khốc liệt với tỏi Trung Quốc, Thái Lan nhưng tỏi Phan Rang có giá trị riêng mà bất cứ người nào được thử rồi đều phải công nhận. 

Tỏi Phan Rang nhỏ nhưng thơm (Ảnh: Internet) 

Đặc sản Tây Ninh mang hồn xứ nắng

Ngay ở Sài Gòn, người ta cũng nhắc nhiều đến Tây Ninh, không chỉ bởi địa danh này gần thành phố mà vì Tây Ninh có nhiều đặc sản khiến người Sài Gòn ưa thích.

Một lần đến Tây Ninh, leo núi Bà Đen và cầu duyên, cầu tài, bạn nên thử qua những món ngon của đất nắng và bỏ túi đem về vài thức quà cho người ở nhà. Tây Ninh không có quá nhiều đặc sản, nhưng món nào ra món ấy, món nào cũng đặc trưng và hầu như không đâu có chất lượng ngang bằng. 

Muối tôm

Muối tôm - đặc sản Tây Ninh - là loại gia vị ăn dễ nghiện. Một lần chấm trái cây cóc, xoài, me, ổi… với muối Tây Ninh thì cứ luyến nhớ mãi. Muối này lại để được lâu, trong hộp hay bịch ni lông dễ vận chuyển, nên đi Tây Ninh, ai ai cũng xách về một ít để dùng dần hay làm quà cho bà con họ hàng.

Sắc màu phiên chợ vùng cao Hoàng Su Phì

Phiên chợ vẫn giữ được nét nguyên sơ của bà con các dân tộc vùng cao từ bao đời nay.

Hoàng Su Phì (Hà Giang) nằm ngay dưới đỉnh núi Tây Côn Lĩnh hùng vĩ không chỉ nổi tiếng bởi những ruộng bậc thang xếp vào hàng đẹp nhất Việt Nam, nơi đây còn nổi tiếng với phiên chợ độc đáo được họp vào chủ nhật hàng tuần.

Chợ phiên Hoàng Su Phì là nơi tụ họp của bà con các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông… Mỗi phiên chợ đồng bào thường tụ họp dọc 2 bên tuyến đường chính dọc thị trấn Vinh Quang, kéo dài hàng cây số. Chợ họp từ sáng sớm đến giữa trưa là tan.

Chợ phiên Hoàng Su Phì là nơi tụ họp của bà con các dân tộc vùng cao như: Tày, Nùng, Dao, H’Mông… 


Chợ phiên tan rồi còn lưu luyến

Chợ Dào San (huyện Phong Thổ) là chợ vùng cao đặc trưng, điển hình của Lai Châu và cả vùng Tây Bắc.

Chợ tuần họp một phiên vào Chủ nhật, chợ phiên ở độ cao hơn 1.600m so với mặt nước biển là nơi trao đổi hàng hóa, giao lưu, kết bạn và là điểm du lịch đón khách xa gần đến với vùng biên của 8 xã vùng cánh cung biên giới phía Bắc huyện Phong Thổ.

Chợ có tự bao giờ khó ai có thể nói chính xác được, nhưng với người Mông, Dao, Hà Nhì ở vùng này phiên chợ Dào San quan trọng lắm. Ở nơi heo hút gió này, phiên chợ hiện lên như một bức tranh đa sắc, đáng thưởng ngoạn hơn hết với bất cứ khách du lịch nào từng đến với Lai Châu.

Muôn sắc thổ cẩm quyện tụ trong phiên chợ Dào San vào ngày Chủ nhật

11 thg 11, 2013

Chùa Hang và những truyền thuyết tâm linh

Chùa Hang là tên dân gian thường gọi của Thiên Sanh Thạch tự (còn có tên chữ là Thạch Cốc), nằm ở lưng chừng núi Chùa thuộc thôn Hội Khánh, xã Mỹ Hòa, H.Phù Mỹ (Bình Định). Tương truyền ở đó có hai con đường để lên trời và xuống âm phủ.

'Mái che' của chùa Hang - Ảnh: Lê Xuân Thọ 

Núi Chùa có tên chữ là Lý Thạch, còn được gọi là La Hơi. Tương truyền, khi trời nắng hạn, nếu nghe trên núi có tiếng ồ ồ như xay lúa thì trời sẽ liền đổ mưa.

Truyền kỳ chùa Hang

Theo trụ trì chùa Thiên Sanh, đại đức Thích Nhuận Tín, thì chùa được khai sơn vào năm 1613 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Nguyên. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có bất cứ tư liệu lịch sử nào đề cập chính xác điều này. Một vài tài liệu khác thì cho rằng, sau khi chùa Thập Tháp Di Đà (ở TX. An Nhơn, Bình Định) xây dựng thì đạo Phật phát triển. Nên vào cuối thế kỷ 16 đầu thế kỷ 17, có người đến hang đá ở thôn Hội Khánh kiến tạo thành chùa để tu hành, gọi là chùa Hang. Ban đầu chùa còn hoang sơ, bày biện đơn giản, mãi đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 và về sau thì chùa mới được tu chỉnh quy mô. Hiện có hai truyền thuyết về chùa Hang.