25 thg 4, 2013

Bò nấu lá moi

Nghe tin tôi về quê ngoại ở Hòa Bình, mấy anh bạn cùng phòng nhấm nháy dặn dò “về kiếm giùm anh ít lá moi nhé!”. 

Bò nấu lá moi - Ảnh: Thảo Nga

Cứ mỗi lần về ngoại, các dì tôi lại kiếm bằng được nắm lá moi về làm món thịt bò nấu lá moi để đãi đứa cháu trên thành phố về. Các dì tôi rất tự hào vì đây là món đặc trưng của người dân tộc Mường - Hòa Bình, mà bất cứ nơi đâu dù có cũng không ngon bằng. 



24 thg 4, 2013

Những bản hòa ca của rừng

Những khu rừng ở Nam Tây Nguyên khoáng đạt, quần tụ nhiều loài chim quý. Vào rừng nghe những bản hòa ca của các loài chim, du khách miên man cùng những tiếng hót lảnh lót, lúc gần lúc xa, mênh mang, réo rắt, trong sáng… 

Mi Langbiang - loài chim đặc hữu của cao nguyên Langbiang 

Tour xem chim tại các khu rừng hẳn để dành riêng cho những trái tim thực sự mê say, không quản ngại sự xa xôi, núi đồi cách trở để nghe những âm thanh của cảm xúc. Năm 2009, một đoàn du khách đến từ Thái Lan đã đi theo tiếng gọi của các loài chim quý, theo bản đồ các loài chim di trú, băng qua nhiều khu rừng của Việt Nam, ranh giới của những tiếng hót tại Lâm Đồng được mở ra từ Vườn Quốc gia Cát Tiên, rồi lên Langbian và bước mòn dấu chân tại khu rừng vào cửa ngõ xã Tà Nung của thành phố Đà Lạt. Tour xem chim, nghe tiếng chim hót nổi bật với nhiều thiết bị máy móc lỉnh kỉnh, trong đó, các máy chụp hình và ống nhòm tối tân có thể tạo cảm giác choáng ngợp với những người chưa một lần được biết đến loại hình du thám này. Dường như từ xa, tiếng chim đã thôi thúc trí tưởng tượng, tiếng hót véo von cất cao có thể là của một loài chim có vẻ ngoài sặc sỡ, tiếng hót rộn ràng lại như là sự hội tụ của bầy đàn… 
Xe đến cửa rừng, lần lượt từng cá nhân nhanh chóng khuân vác máy, lạc bước vào khoảng không mênh mông nhưng không hoang vu bởi bản hợp ca của tiếng chim hót. Anh Piboon- một giảng viên đại học tại Thái Lan đi cùng vợ và con trai, anh chị thay phiên quan sát những cá thể chim trên các cây cổ thụ, bàn luận rồi ghi chép vào nhật ký. Những người bạn của họ di chuyển xa hơn. Lúc này, âm thanh nghe càng lúc càng rõ, có hồn, như chào đón đoàn khách mang theo cả tình yêu thế giới rộng lớn. Từng âm điệu riêng lẻ như có tâm tình và khi hợp lại, chúng trở nên đa thanh âm, làm dịu nhẹ nỗi lòng, giữa rừng vắng, chỉ có những tiếng hót sảng khoái, rộn rã. Sau chuyến đi đó, những hình ảnh về các loài chim và cảm xúc về âm thanh trong các khu rừng đã được giới thiệu một trang web chuyên nghiên cứu về chim mà các thành viên này đã thiết lập. Thế giới ấy là thế giới của tiếng hót diệu kỳ và những bước chân du thám vẫn tiếp tục sưu tập, mong muốn phát hiện ra những loài chim quý để tìm hướng bảo vệ. 


Sắc trắng hoa cà phê

Đã từ rất lâu rồi, trên vùng đất bazan màu mỡ này cứ cuối đông đến đầu xuân là cao nguyên Dak Lak ngập tràn trong sắc trắng hoa cà phê; khắp đất trời ngất ngây bởi hương thơm nồng nàn, quyến rũ.

Chỉ cần một cơn mưa nhỏ, hay được tưới một dòng nước mát là tất thảy đều bung hoa 

Sau mỗi vụ thu hoạch cà phê, Tây Nguyên lại bước vào mùa khô khốc liệt. Những cành cà phê cứ héo rũ dần nhưng lại chứa một sức sống lạ kỳ. Chỉ cần một cơn mưa nhỏ, hay được tưới một dòng nước mát là tất thảy đều bung hoa. Mùa hoa cà phê nở không chỉ làm ngỡ ngàng du khách phương xa mà đến người nông dân trồng cà phê cũng bị hương thơm nồng nàn ấy quyến rũ.

Khám phá Ngầm Đôi

Nằm cách trung tâm Đà Nẵng hơn 30km về phía tây nam, Ngầm Đôi (thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng) là một điểm đến thư giãn thú vị, nhất là trong những ngày nóng nực này.

Du khách vui chơi, tắm mát giữa thiên nhiên mát lành - Ảnh: T.Ly

Khác với nhiều nơi, Ngầm Đôi được kiến tạo bởi những dải đá nổi chìm với những thác nước rầm rì suốt ngày đêm.

Không như những cái tên mỹ miều như suối Hoa hay thác Mơ... người dân Hòa Vang đặt một cái tên giản dị cho "thiên cảnh" quê mình là Ngầm Đôi. Đơn giản chỉ vì nơi đây có hai con suối chảy hợp lại trước khi đổ vào sông Lỗ Đông. Qua hàng ngàn năm, dòng chảy của hai con suối trên những tảng đá rộng lớn, gồ ghề xếp chồng lên nhau đã tạo nên những thác nước hùng vĩ.

Về làng rau Trà Quế

Cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 2km về hướng đông bắc, làng rau Trà Quế được bao bọc bởi hai nhánh sông Đế Võng và Đầm Rong quanh năm ăm ắp nước. 

Trong cái nắng vàng như mật những ngày đầu tháng 4, những đám rau trong làng Trà Quế (Hội An) như càng mướt xanh hơn. 


Đủ các loại rau ở Trà Quế - Ảnh: T.Ly

Ngược dòng lịch sử, cách đây khoảng 400 năm, những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông. Họ nhanh chóng phát hiện sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên, làng nằm ven sông, cận đầm và nguồn nước tưới tiêu dồi dào, đặc biệt sông nơi đây sinh sôi nảy nở rất nhiều loại rong như rong cây, rong chồn, rong chèo, rong vịt... nên nhiều gia đình đã chuyển sang khai canh trồng rau.

Bánh dứa “Ọm Chiếl” của người Khmer

Bánh dứa còn gọi là bánh rây, là món bánh truyền thống của người Khmer với tên gọi “Ọm Chiếl”, chỉ có nhiều ở Trà Vinh, Sóc Trăng, Kiên Giang, nơi nhiều người Khmer sinh sống. 

Bánh dứa vừa chế biến - Ảnh: Hoài Vũ

Hiện nay nhiều gia đình người Việt cũng làm loại bánh này để ăn và đãi khách. Tuy cách chế biến ở mỗi nơi có khác nhau nhưng nét đặc trưng vẫn là mùi thơm lá dứa và vị béo ngọt của cơm dừa.

Để có được những cái bánh thơm ngon độc đáo, người làm bánh phải trải qua quá trình chuẩn bị công phu và tỉ mẩn, nhất là khâu xay nếp, xào nhân và rây bột. Công đoạn nào cũng đòi hỏi phải khéo tay và nhiều kinh nghiệm.

23 thg 4, 2013

Nhà thơ “quái”

Có một khách sạn 5 sao mọc lên giữa lòng Hà Nội, nhưng chỉ để phục vụ… chó, mèo! Độc đáo hơn, chủ nhân của nó lại là một nhà thơ thuộc dạng “quái chiêu”. 

Người “làm thơ dân gian” 

Ắt hẳn rất nhiều người trong chúng ta từng nghe những câu “thơ” thuộc dạng “ngôn ngữ đường phố”, có khi từ các bàn nhậu và nghe xong bật cười vì ý tưởng ngộ nghĩnh, câu chữ trần trụi nhưng ngẫm lại thì… chí lý, như: “Ra đường sợ nhất công nông/Về nhà sợ nhất vợ không mặc gì!”, hoặc “Vợ là cơm nguội của ta/Lại là phở tái của thằng cha láng giềng”, rồi “Cuối cùng tất cả chúng ta/Đều lên nóc tủ ngắm gà khỏa thân”… 



Nhà thơ Nguyễn Bảo Sinh bên mộ con chó cưng của mình - Ảnh: Nhân vật cung cấp 


Trên cát trắng

Nơi chúng tôi đang ngồi, dưới bóng tre xanh, vào…nửa thiên kỷ trước là một con sông...? Sao lại có thể… vẩn vơ đến thế, trong khi, chỉ cần 1/10 cái khoảng dằng dặc ấy thôi, đã có biết bao nhiêu… mù mờ mất dấu (!?). Không biết. Không thể biết.

Chỉ thấy còn ghi trong sách cũ, dòng sông ngày nào có tên gọi Hà Sấu (nghĩa là sông có…cá sấu) cùng với cái lệ mỗi năm bắt mất một mạng người!

Đầm sen trong khu du lịch Hà Gia

Thời ấy, Hội An là một thương cảng với tấp nập thuyền buôn của Bồ, Ý, Pháp, Anh… lui tới. Và dòng sông Cổ Cò (Lộ Cảnh giang) là mạch huyết nối phố Hội ra tới khu vực Ngũ Hành Sơn (Đà Nẵng) ngày nay.


Chạm tay Mốc 42

Đúng 1 giờ 12 phút ngày 19/2/2013, chúng tôi chạm tay vào Mốc 42 sau hành trình ba ngày. Hoa đỗ quyên rợp trời biên cương, vạn chùm hoa nhỏ tinh khiết giữa núi rừng đón chào những người con từ miền Nam xa xôi, thật khó diễn tả cảm xúc khi đứng nơi biên ải quan tái này.


Mốc 42 sừng sững trên đỉnh Phu Xì Lùng ở độ cao 3.083m, lồng lộng gió và mây trời xanh ngắt. Trải qua nhiều hành trình, chạm tay vào nhiều đỉnh cao trải khắp nước nhưng cảm giác được chạm tay vào Mốc 42 thật thiêng liêng.

Không ai bảo ai, tất cả cùng nhau dọn dẹp sạch sẽ khu vực quanh mốc, người nhổ cỏ lau dại, người lau chùi mốc cho sạch sẽ.

Những điều khó quên ở Mường Lò

Theo quốc lộ 32 uốn lượn qua miền núi non Tây Bắc, đoàn chúng tôi dừng chân một ngày ở thung lũng Mường Lò. Thung lũng được bao bọc bởi dãy Hoàng Liên Sơn này là một trong những cái nôi văn hóa của tỉnh Yên Bái. 

Với sự hiện diện của 17 dân tộc trong đó đông nhất là người Thái đen, Mường Lò khiến những ai đã một lần đi qua sẽ phải nhớ mãi đời sống sơn cước thi vị và nhiều màu sắc nơi đây.


Một cánh đồng ở Mường Lò