14 thg 3, 2024

Hòn đảo thuộc về hai tỉnh đang dần hấp dẫn du khách

Đảo Hòn Nưa có một vị trí địa lý rất đặc biệt, khi nửa bắc đảo thuộc về Phú Yên, nửa nam đảo thuộc về Khánh Hòa. Hòn đảo này vừa có sự hùng vĩ của núi đồi pha lẫn thơ mộng của biển cả.

Đảo Hòn Nưa nằm trong khu vực đèo Cả - đá Bia - vịnh Vũng Rô - Ảnh: DUY THANH

Có dịp đi qua đèo Cả (quốc lộ 1, thuộc 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa), bạn dễ dàng nhìn thấy Hòn Nưa, một hòn đảo nhỏ hoang sơ cách bờ chừng 1 hải lý.

Hòn Nưa cách trung tâm TP Tuy Hòa khoảng 35 km về phía nam. Nước biển ở đây trong xanh như ngọc bích, vào những hôm trời nắng có thể soi xuống tận đáy nước.

13 thg 3, 2024

Mê mẩn những cung đường ngập tràn sắc hoa xuân ở Hà Giang

Đào hồng, lê trắng, hoa gạo đỏ… khiến những cung đường ngập sắc xuân ở Hà Giang vào mùa đẹp nhất, làm du khách không khỏi ngẩn ngơ.

Du khách nước ngoài cũng mê đắm cây hoa đào ở Lô Lô Chải

Mùa xuân, cung đường nào của Hà Giang cũng đẹp. Đó là sự hùng vĩ vốn có của những dãy núi cao sừng sững. Đó cũng là sự dịu dàng, e ấp nhưng căng tràn sức sống của hoa xuân trên cao nguyên đá.

12 thg 3, 2024

Bí ẩn con đường hoa giấy dài 25 km giữa đại ngàn ở Đồng Nai

Nằm ẩn mình trong khu rừng Mã Đà, hàng nghìn cây hoa giấy trên cung đường dài 25 km đua nhau khoe sắc, nhuộm màu thơ mộng giữa không gian tràn ngập màu xanh của cây cối.

 Mùa này hoa giấy nở rực dọc bên đường xuyên vào rừng

Trên xe ô tô chạy vào rừng Mã Đà thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), ông Trần Đình Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn chỉ tay về phía Mã Đà rồi nói, đó là cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, được mệnh danh là "lá phổi xanh" của miền Đông Nam Bộ.

Đăk Pek - miền “đất lửa” một thời

Đã nhiều năm trôi qua, Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) - chứng tích về tinh thần yêu nước, bất khuất của quân và dân ta - trở thành niềm tự hào của người dân địa phương và cả nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước.

Dù đã đến với Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek nhiều lần, tuy nhiên, trước đây tôi chưa có cơ hội được tìm hiểu cặn kẽ về những thông tin lịch sử, quá trình đấu tranh của quân và dân ta. Thật may mắn khi vào cuối năm 2023, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Hội thảo khoa học thông qua hồ sơ Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek (huyện Đăk Glei) đề nghị xếp hạng cấp quốc gia. Được tham gia Hội thảo này, tôi có dịp tiếp cận những thông tin xác thực nhất về Di tích lịch sử Chiến thắng Đăk Pek. Đồng thời, tôi được gặp gỡ nhân chứng lịch sử - những người trực tiếp tham gia vào trận đánh hào hùng, giành thắng lợi vẻ vang, góp phần vào giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Trao đổi, chia sẻ những thông tin về cuộc chiến tại Đăk Pek. Ảnh: T.T

11 thg 3, 2024

Cây thị gần 500 năm tuổi dù rỗng ruột vẫn xanh tươi

Cây thị cổ thụ gần 500 năm tuổi trong khuôn viên đền thờ Tướng công Đặng Đình An ở xã Xuân Hồng (Nghi Xuân – Hà Tĩnh) dẫu bị rỗng ruột nhưng vẫn xanh tươi, tràn đầy sức sống.

Đền thờ Tướng công Đặng Đình An tọa ở thôn 6, xã Xuân Hồng, lưng dựa vào núi Hồng Lĩnh. Đây là di tích lịch sử văn hoá cấp tỉnh được công nhận vào năm 2006.

Ngắm Đà Nẵng từ đỉnh Bàn Cờ

Nằm ở độ cao 700m so với mực nước biển, đỉnh Bàn Cờ là điểm dừng chân thú vị trong hành trình khám phá bán đảo Sơn Trà (phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) của du khách.

Du khách thích thú với bàn cờ thế tại đỉnh Bàn Cờ. Ảnh: H.L

10 thg 3, 2024

Vườn hoa cải tuyệt đẹp ở Cần Thơ

Vườn hoa cải ở Vó Sông Farm tọa lạc đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, đang vào mùa nở rộ. Hoa trải thảm vàng ươm giữa không gian đồng quê yên ả, khiến du khách có cảm giác như lạc vào miền cổ tích.


Chủ nhân Vó Sông Farm cho biết: Vườn hoa cải có diện tích khoảng 100 m², được trồng giữa không gian rộng lớn của nông trại, bên cạnh các loài hoa, nông sản khác. Do thổ nhưỡng tốt lại được thường xuyên chăm sóc nên vườn hoa cải tươi tốt, trổ hoa rất đẹp.

Vườn hoa cải vàng được trồng thành luống với lối đi chính giữa và hai bên để khách tham quan có thể chụp những bức ảnh có chiều sâu, tuyệt đẹp.

Nhiều bạn trẻ đắm mình trong không gian tuyệt đẹp này để chụp những bức ảnh thật đẹp lưu giữ tuổi thanh xuân.

Các chàng trai cũng thích thú tạo dáng bên vườn hoa cải.

Anh Nguyễn Minh Nhật, một nhiếp ảnh gia tại Cần Thơ, chọn vườn hoa cải vàng để chụp ảnh cho khách và hướng dẫn học viên chụp ảnh. Anh Nhật cho biết, trước đây, để chụp ảnh hoa cải vàng phải ra Hà Nội, Hà Giang hay Đà Lạt, nhưng nay thì ngay tại Cần Thơ đã có một vườn hoa cải đẹp không kém.

Chủ nhân Vó Sông Farm cho biết thêm: Sắp tới, sau khi hoa cải vàng tàn, nông trại sẽ nghiên cứu trồng hoa cải trắng, rất hiếm xuất hiện ở miền Tây, để phục vụ nhu cầu khách tham quan, chụp ảnh.

ĐĂNG HUỲNH

Đẹp mê ly vườn hoa cánh bướm ở Cần Thơ

Ngay sau Tết Giáp Thìn, vườn hoa cánh bướm ở đường Lạc Long Quân, khu dân cư Ngân Thuận, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh. Một vườn hoa tươi tốt, đầy màu sắc giữa khoảng trời trong xanh, đầy nắng, tạo khung cảnh đẹp mê ly. Một điểm tham quan lý tưởng của du lịch Cần Thơ!

Vườn hoa cánh bướm tọa lạc cảnh khu vực Quảng trường Quận Bình Thủy, gần khu hành chính quận Bình Thủy, có diện tích khoảng 5.000 m².

Khám phá vẻ đẹp hoang sơ ở hòn đảo Cù Lao Mái Nhà

Cù Lao Mái Nhà ở tỉnh Phú Yên là hòn đảo hoang sơ nhưng thơ mộng, cách đầm Ô Loan khoảng 4 km, cách trung tâm TP Tuy Hòa chừng 30 km. Nếu muốn trải nghiệm cảm giác hòa mình cùng thiên nhiên thì đây là điểm bạn nên đến.

Theo nhiều người cao tuổi, đảo có tên Cù Lao Mái Nhà vì có hình dạng giống như cái mái nhà - Ảnh: NGUYỄN HOÀNG

Những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông


Sông Vàm Cỏ Đông là một chi lưu của sông sông Vàm Cỏ, thuộc hệ thống sông Đồng Nai, bắt nguồn từ Vương quốc Campuchia, chảy vào đất Việt Nam qua tỉnh Tây Ninh, đến Long An thì hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây rồi đổ ra biển Đông. Là “động mạch chủ" trong hệ thống sông rạch ở Tây Ninh, con sông chảy qua Tân Biên, Châu Thành, Hoà Thành, Bến Cầu, Gò Dầu và Trảng Bàng đã để lại nhiều dấu ấn văn hoá đối với các vùng đất này, trong đó có những ngôi đình ven sông Vàm Cỏ Đông.

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được dựng ở đầu rạch Trảng Bàng (hay còn gọi là rạch Vàm Trảng), đoạn quay ra sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, Trịnh Văn Đồng (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821 tại xóm Lò Mo (An Hoà), theo Trương Công Định đánh Pháp, giữ nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bia sông Vàm Cỏ Đông và giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc 
đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ không biết có từ bao giờ cũng không biết thờ ai, chỉ để là "miếu Ông".

Nghi thức xây chầu trong lễ Kỳ yên đình An Hoà (Trảng Bàng)

Năm 1863, ông Trịnh Văn Đồng di dời ngôi miếu Ông từ bìa sông Vàm Cỏ Đông vào vị trí như hiện nay, thuộc khu phố An Phủ, phường An Hoà, thị xã Trảng Bàng; ban đầu vẫn là ngôi miếu sau phát triển thành ngôi đình của làng An Hoà thờ thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình hiện nay là vị trí trung tâm của phường, mặt đình nhìn về hướng Nam, phía trước là cánh đồng lúa trũng và cách 300 m là rạch 
Vàm Trảng. Hằng năm, đình An Hoà tổ chức lễ Kỳ yên vào ngày 11 và 12 tháng 2 nông lịch, theo các nghi thức tế lễ đình làng Nam bộ.

Lễ Kỳ yên đình Ân Hoà (Trảng Bàng)

Tượng ông Đặng Văn Châu- thành hoàng bồn cảnh đình Thanh Phước (Gò Dầu)

Theo “Đặng Thế tộc phả", Đặng Văn Châu tên tộc Đặng Thế Châu, là con của ngài Đặng Văn Trước. Ông là bậc tiền hiền đã có công khai khẩn vùng đất Gò Dầu và có nhiều đóng góp cho sự nghiệp bảo vệ quê hương. Đặng Văn Châu chiêu mộ nghĩa quân, cùng với nhân dân lập căn cứ chống thực dân Pháp từ thời vua Tự Đức tại xóm Xoài Đồn, gây cho quân Pháp nhiều tổn thất. Trong một trận đánh, ông bị giặc Pháp bắt và đày đi Côn Đảo. Được trả tự do, ông trở về tiếp tục lập lại căn cứ kháng Pháp và khai khẩn thêm đất đai, tích trữ lương thực để chiến đấu lâu dài. Khi ông mất, người dân đã lập miếu thờ ông bên cạnh bờ sông Vàm Cỏ Đông, nơi ông mất. Để thể hiện lòng tôn kính, dân làng tôn ông là thành hoàng làng Thanh Phước, phát triển ngôi miếu thành đình, lấy tên là “đình Thanh Phước".


Người dân ngồi xem hát bội trước sân đình An Hoà (Trảng Bàng)

Do lâu năm, đình bị sụp nên được di dời về xây dựng trên một gò đất cao, có nhiều cây dầu cổ thụ rộng 10.000 m², hiện toạ lạc tại thị trấn huyện Gò Dầu; mặt chính đình quay về hướng Tây nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Hằng năm, đình Thanh Phước tổ chức cúng Kỳ yên từ ngày 16 đến 18 tháng 2 nông lịch.

Đình Phước Trạch hiện toạ lạc tại xã Phước Trạch, huyện Gò Dầu. Ngôi đình được người dân thành lập thở thành hoàng bồn cảnh. Ngôi đình được xây dựng quay hướng ra sông Vàm Cỏ Đông. Lễ Kỳ yên của đình diễn ra trong hai ngày 16 và 17 tháng 2 nông lịch hằng năm. Nghi lễ tế tự tại đình cũng giống như nhiều ngôi đình ở Nam bộ, vào những năm kinh tế dồi dào, người dân cùng với Ban hội đình mời đoàn hát bội về hát cúng đình.

Đình Trường Đông, đình Trường Tây toạ lạc tại thị xã Hoà Thành. Đây là hai ngôi đình nằm bên cạnh bờ sông, mặt tiền đình nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông, được người dân thành lập thờ thành hoàng bồn cảnh. Cả hai ngôi đình tuy nhỏ nhưng mang nhiều giá trị về kiến trúc nghệ thuật.

Đặc biệt, trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông vào 16 tháng Giêng hằng năm có nghi thức tống ôn diễn ra đúng 12 giờ trưa. Chiếc thuyền tống ôn được thiết kế bằng thân cây chuối, tre trúc làm khung và dán giấy với nhiều màu sắc sặc sỡ, trên thuyền có đặt gạo muối, thức ăn, nhang đèn và nhiều vật phẩm, ngoài ra còn có thêm ít tiền lẻ gọi là “tiền đi đường".

Thả thuyền tống ôn trên sông Vàm Cỏ Đông trong lễ Kỳ yên đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đến giờ, chiêng trống nổi lên, lân rồng múa đón trước sân đình, các cụ chức sắc trong đình khiêng thuyền tống ôn xuống ghe chở ra đến giữa sông để thả. Thuyền tống ôn được thả đi theo con nước ròng mà trôi về phía hạ lưu. Người dân quan niệm rằng, thuyền tống ôn trôi đi đem theo cả những điều xui rủi, kể cả thiên tai dịch bệnh, để cho cư dân trong làng được mưa thuận gió hoà, góp phần cho quốc thái dân an.

Long Thành (thị xã Hoà Thành) cùng với Long Giang, Long Khánh, Long Thuận, Long Chữ (huyện Bến Cầu) hợp thành vùng đất “Ngũ Long”. Đây là những ngôi làng cổ mà cư dân sớm định cư trên lưu vực sông Vàm Cỏ Đông. Những vùng đất này gắn liền với công lao của ông Trần Văn Thiện cùng cha là ông Trần Văn Quế dẫn hàng chục người ngược dòng sông Vàm Cỏ Đông đến Tây Ninh khai hoang mở đất từ những năm 1844. Suốt 40 năm, ông Trần Văn Thiện cùng với nhân dân mở rộng vùng đất mới chạy dọc theo sông Vàm Cỏ Đông. Sau khi ông Trần Văn Thiện mất, được người dân tôn phong là thành hoàng làng và lập đình thờ cúng.

Đình Phước Trạch (Gò Dầu)

Để thể hiện tấm lòng tri ân đến tiền hiển Trần Văn Thiện, năm 1883, đình Long Thành được xây dựng thờ cúng ông. Mặt tiền đình Long Thành quay về hướng Nam, nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông giống như kiểu kiến trúc của nhiều ngôi đình khác trong tỉnh. Hằng năm, vào ngày 17 và 18 tháng 3 nông lịch, đình tổ chức cúng Kỳ yên, những ngày diễn ra lễ hội có đông đảo người dân địa phương, nhân dân trong vùng Ngũ Long, ở Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh cùng với nhiều vùng lân cận trong và ngoài tỉnh về dự lễ.

Những ngôi đình ở huyện Bến Cầu như đình Long Thuận, Long Khánh, Long Giang đều được thành lập phụng thờ thành hoàng bồn cảnh từ thời khai hoang mở đất bên cạnh sông Vàm Cỏ Đông. Người dân nơi đây đều kính trọng công lao của ông Trần Văn Thiện đối với vùng đất Ngũ Long nên tôn ông là tiền hiền thờ ở đình hay cũng có đình phong ông là thần thành hoàng của làng.

Đình Trung Long Khánh (toạ lạc tại ấp Long Châu, xã Long Khánh, trên bàn thờ thần có đặt 5 bài vị viết bằng chữ Nho thờ thành hoàng bồn cảnh của 5 xã "Linh Thần Long Giang xã, Linh Thần Long Thuận xã, Linh Thần Long Khánh 
xã, Linh Thần Long Vĩnh xã, Linh Thần Long Chữ xã". Lễ Kỳ yên tại đình diễn ra vào hai ngày 15 và 16 tháng 12 nông lịch. Vào ngày này, các thương nhân buôn bán trên sông Vàm Cỏ Đông ở gần đình cũng ghé vào dâng hương cầu cho việc làm ăn được thuận lợi.

Đình Long Thuận (Hoà Thành) - Đình Trường Đông (Hoà Thành)

Đình Long Thành (Hòa Thành)

Đình Long Giang (ấp Bảo, xã Long Giang) được xây dựng nằm ngay khu dân cư đông đúc, bên cạnh rạch Vàm Bảo hướng nhìn ra sông Vàm Cỏ Đông. Đình thờ thành hoàng bổn cảnh và các vị tiền hiền như ông Trần Văn Thiện, Lãnh bình Két- là những người đã có công trong việc khai hoang mở đất, chống giặc ngoại xâm bảo vệ vùng đất và biên giới phía Tây sông Vàm Cỏ Đông. Đây là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất của vùng đất Ngũ Long và cũng là ngôi đình duy nhất tại huyện Bến Cầu có sắc phong. Do sự tàn phá của chiến tranh, đình bị sụp đổ, sắc phong thất lạc nên từ sau năm 1975, lễ rước sắc không còn.

Khi xưa, giao thông đường bộ chưa được phát triển nên việc đi lại bằng đường thuỷ là chủ yếu, cũng chính từ đó ảnh hưởng đến kiến trúc các đình ở Tây Ninh có mặt tiền quay ra sông, rạch. Những ngôi đình ở ven theo sông Vàm Cỏ Đông đã chứng kiến sự sầm uất cảnh trên bến dưới thuyền giao thương buôn bán ở Tây Ninh xưa và nay. Sông Vàm Cỏ Đông đóng vai trò quan trọng đối với đời sống tinh thần lẫn vật chất của cư dân, góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế và xã hội, tạo nên nét đặc trưng và tiêu biểu cho văn hoá sông nước ở Tây Ninh.

Bài, ảnh: PHÍ THÀNH PHÁT - Thiết kế: TƯỜNG VI