Thác Prenn nằm ngay trên quốc lộ 20 ở chân đèo Prenn, cửa ngõ vào Đà Lạt và cách trung tâm thành phố chừng 12 km.
29 thg 8, 2018
Ngọn thác mang tên một loại quả ở Đà Lạt
Theo tiếng dân tộc K'Ho, tên thác Prenn có nghĩa là 'cà đắng' - một loại cây cho trái mọc nhiều ven suối.
Quán khô cá đỏ nướng ở Hà Tiên
Nằm trên đường Trần Hầu, quán khô cá đỏ gây thương nhớ bởi mâm bạch tuộc, cá đỏ tươi ngon cùng hũ đồ chua đu đủ giòn cay bắt mắt.
Thị xã Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang được nhiều người biết đến là nơi có nhiều món ăn ngon đặc trưng vùng biển, nhiều món ăn vặt đã trở thành thương hiệu ẩm thực mà mỗi khi nhắc đến ai cũng đều dành tặng lời khen ngợi. Có dịp đến Hà Tiên ngoài tham quan cảnh đẹp, lúc chiều tối, bạn có thể lang thang một số con đường gần chợ để tìm nhiều món ăn vặt đặc trưng. Và khô cá đỏ, bạch tuột nướng... sẽ là một lựa chọn.
Tam Đảo, phố núi sương mù
Tất cả du khách đến phố núi Tam Đảo sau chặng đường dài “phượt” quanh co ven sường núi, đều có cảm giác mới lạ, dễ thở. Nhiều người ví đây là “thiên đường trốn nóng” duy nhất ở miền Bắc. Có người gọi Tam Đảo là Đà Lạt thứ hai của phố núi.
Giữa mùa nắng nóng, nếu ở Hà Nội nhiệt độ trên mặt đường phố lên tới 40-41 độ C, thì cách đó chừng 80 km, nhiệt độ trung bình chỉ 18-20 độ C, đó là Tam Đảo. Người dân ở đây quen gọi là “Phố núi mây mù” vì quanh năm sương mù bao phủ; còn khách du lịch khắp nơi đổ về gọi là “Thiên đường tránh nóng” mùa hè. Cũng có nhiều du khách tới đây gọi là “Đà Lạt phía Bắc”.
Quán gió Tam Đảo
Giữa mùa nắng nóng, nếu ở Hà Nội nhiệt độ trên mặt đường phố lên tới 40-41 độ C, thì cách đó chừng 80 km, nhiệt độ trung bình chỉ 18-20 độ C, đó là Tam Đảo. Người dân ở đây quen gọi là “Phố núi mây mù” vì quanh năm sương mù bao phủ; còn khách du lịch khắp nơi đổ về gọi là “Thiên đường tránh nóng” mùa hè. Cũng có nhiều du khách tới đây gọi là “Đà Lạt phía Bắc”.
27 thg 8, 2018
Chuyện con cá lóc
Có lần tui hỏi mọi người (qua Facebook) một chuyện như vầy:
Từ nhỏ xíu, chắc ai cũng biết con cá lóc. Tui hồi nhỏ chỉ biết... ăn các món cá lóc do má làm thôi, nhưng cũng biết được con cá lóc nó ra làm sao.
Tới hồi sau 75 đi làm rẫy làm ruộng, cắm câu, câu được cá lóc. Nhưng bà ngoại (dân gốc miền Tây chính hiệu) ngó rồi nói: Con này là cá quả, hổng phải cá lóc. Rồi bà giải thích gì gì đó để phân biệt mà tui hổng hiểu và cũng... hổng nhớ luôn, chỉ mang máng là con cá quả nó nhỏ hơn con cá lóc.
Sau này, đọc linh tinh, tui thấy người ta nói cá lóc còn gọi là cá quả, cá trầu,cá bông, cá chuối hoa... Dĩ nhiên là với trình độ của mình, tui hổng biết mấy cái tên kể trên có đúng là chỉ một loại cá hay không. Vậy nên tui đăng status này để hỏi, ai biết giải thích và phân biệt dùm tui.
Từ nhỏ xíu, chắc ai cũng biết con cá lóc. Tui hồi nhỏ chỉ biết... ăn các món cá lóc do má làm thôi, nhưng cũng biết được con cá lóc nó ra làm sao.
Tới hồi sau 75 đi làm rẫy làm ruộng, cắm câu, câu được cá lóc. Nhưng bà ngoại (dân gốc miền Tây chính hiệu) ngó rồi nói: Con này là cá quả, hổng phải cá lóc. Rồi bà giải thích gì gì đó để phân biệt mà tui hổng hiểu và cũng... hổng nhớ luôn, chỉ mang máng là con cá quả nó nhỏ hơn con cá lóc.
Sau này, đọc linh tinh, tui thấy người ta nói cá lóc còn gọi là cá quả, cá trầu,cá bông, cá chuối hoa... Dĩ nhiên là với trình độ của mình, tui hổng biết mấy cái tên kể trên có đúng là chỉ một loại cá hay không. Vậy nên tui đăng status này để hỏi, ai biết giải thích và phân biệt dùm tui.
Đình làng kỳ sự: Linh thiêng ngôi đình thờ chữ 'Tổ quốc'
Bởi chính 2 chữ Tổ quốc trên bức hoành phi treo trang trọng giữa ngôi đình Xuân Dương (Q.Liên Chiểu, Đà Nẵng) mà trong chiến tranh, quân địch không dám đụng vào đình, bằng không đã san phẳng…
Đình làng Xuân Dương với bức hoành phi đặc biệt góp phần giữ đình trong chiến tranh. ẢNH: HOÀNG SƠN
Đình làng kỳ sự: Độc đáo 'ngôi đình' với lễ hội tắt bếp
Với người dân Trà Kiểm (xã Hòa Phước, H.Hòa Vang, TP.Đà Nẵng), miếu Ông ngay giữa làng không khác gì ngôi đình gắn liền với lễ hội có một không hai - lễ hội tắt bếp.
Lễ hội tắt bếp của người Trà Kiểm gắn liền với 'ngôi đình' Ông ngay giữa làng. ẢNH: HOÀNG SƠN
Đình làng kỳ sự: Cả làng chuyền tay giữ 32 đạo sắc phong
Dù mưa bom bão đạn hay trong cơn 'đại hồng thủy' thì người làng Mỹ Xuyên Đông (TT.Nam Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam) vẫn chuyền tay nhau gìn giữ nguyên vẹn hàng chục đạo sắc phong vua ban.
Vào dịp lễ tế hằng năm, 32 đạo sắc phong được thỉnh về đình làng. ẢNH: HOÀNG SƠN
Đình làng kỳ sự: Ngôi đình 4 xe tăng kéo không đổ
Nhiều đình làng xứ Quảng đang lưu giữ nhiều câu chuyện văn hóa thú vị về những lễ hội, nghi thức độc đáo… Trong khi đó, một số đình khác lại mang những câu chuyện tâm linh kỳ bí.
Khá hoảng sợ trước việc 4 chiếc xe tăng rồ ga, nhả khói nhưng ngôi đình được dựng bằng gỗ không suy suyển, quân địch đành phải bỏ ý định giật sập ngôi đình và “lui binh”.
Đình làng Thạch Tân từng bị 4 xe tăng kéo nhưng không sập. ẢNH: HOÀNG SƠN
Khá hoảng sợ trước việc 4 chiếc xe tăng rồ ga, nhả khói nhưng ngôi đình được dựng bằng gỗ không suy suyển, quân địch đành phải bỏ ý định giật sập ngôi đình và “lui binh”.
Độc đáo tết lúa về kho của đồng bào Xơ Đăng ở Mường Hoong
Sản xuất lúa nước đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống của cộng đồng và mỗi gia đình đồng bào Xơ Đăng ở xã Mường Hoong (huyện Đăk Glei). Có rất nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời của cây lúa, trong đó tết lúa về kho là một trong những nghi lễ quan trọng vẫn được người dân nơi đây duy trì, gìn giữ.
Ở Mường Hoong, mỗi năm, người dân chỉ làm một vụ lúa, nhưng chừng đó thôi cũng đủ gạo để các gia đình ăn quanh năm. Lúa được canh tác trên các thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới chân suối lên đến lưng chừng núi. Đến mùa thu hoạch, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng óng trải dài trông rất đẹp mắt.
Người dân nơi đây quan niệm rằng mỗi vụ mùa thuận lợi, bội thu là do được các thần linh ban tặng; ngược lại, vụ mùa thất bát là do thần linh trách phạt.
Hàng năm, người dân thường tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa, bắt đầu từ lúc gieo mạ, cấy lúa đến khi thu hoạch, đưa lúa vào kho. Trong đó, nghi lễ cuối cùng trong vòng đời của cây lúa, hạt lúa đó là tết lúa về kho được coi là một trong những nghi lễ rất quan trọng.
Ở Mường Hoong, mỗi năm, người dân chỉ làm một vụ lúa, nhưng chừng đó thôi cũng đủ gạo để các gia đình ăn quanh năm. Lúa được canh tác trên các thửa ruộng bậc thang kéo dài từ dưới chân suối lên đến lưng chừng núi. Đến mùa thu hoạch, những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng óng trải dài trông rất đẹp mắt.
Người dân nơi đây quan niệm rằng mỗi vụ mùa thuận lợi, bội thu là do được các thần linh ban tặng; ngược lại, vụ mùa thất bát là do thần linh trách phạt.
Hàng năm, người dân thường tổ chức nhiều nghi lễ liên quan đến vòng đời cây lúa, bắt đầu từ lúc gieo mạ, cấy lúa đến khi thu hoạch, đưa lúa vào kho. Trong đó, nghi lễ cuối cùng trong vòng đời của cây lúa, hạt lúa đó là tết lúa về kho được coi là một trong những nghi lễ rất quan trọng.
Đậm đà gỏi cá Nam Ô
Nằm trên địa phận phường Hòa Hiệp Bắc và Hòa Hiệp Nam (quận Liên Chiểu), Nam Ô được biết đến như một vùng đất lâu đời ở cửa ngõ phía bắc thành phố Đà Nẵng. Nơi đây nổi tiếng với những đặc sản "danh bất hư truyền" như nước mắm, cháo chờ… và đặc biệt là một món ăn đã đi vào sổ tay ẩm thực của nhiều thế hệ - gỏi cá Nam Ô.
Để làm món gỏi cá trứ danh của đất Nam Ô, người đầu bếp phải chọn lựa cá sống vừa được đánh bắt, còn tươi roi rói thì gỏi mới “đúng điệu”, mới có vị ngon đặc trưng.
Một phần gỏi cá hoàn chỉnh phải là cá tươi sống được sơ chế, rau sống, nước chấm, bánh tráng. Ảnh: XUÂN SƠN
Để làm món gỏi cá trứ danh của đất Nam Ô, người đầu bếp phải chọn lựa cá sống vừa được đánh bắt, còn tươi roi rói thì gỏi mới “đúng điệu”, mới có vị ngon đặc trưng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)