Dế rừng thường sống trong các ổ mối, hố khoai mài, các cây khô rỗng ruột, hang hốc nhỏ nằm dưới đất... Dụng cụ đi bắt chôm chôm rất đơn giản, chỉ cần có 1 cái cuốc, con dao nhỏ, đuốc hoặc khò ga mi ni và chiếc túi đựng. Ảnh: Xuân Thủy
25 thg 8, 2018
Theo chân thợ săn dế rừng ở miền Tây xứ Nghệ
Những ngày này, sau khi nước lũ rút, nhiều người vào rừng săn dế rừng - một đặc sản chỉ xuất hiện vào mùa Thu của núi rừng miền Tây Nghệ An.
23 thg 8, 2018
Có những ngôi chùa mang tiếng "oán tình nhân"
Người ta đồn rằng chùa Thiên Mụ ở Huế là ngôi chùa oán tình nhân, rằng đôi lứa yêu nhau mà đến viếng chùa này thì cuộc tình sẽ tan vỡ, không tử biệt thì cũng sinh ly. Không phải chỉ chùa Thiên Mụ, còn một số ngôi chùa khác cũng dính với lời nguyền giống như vậy, nhưng Thiên Mụ là ngôi chùa lớn nhất, nổi tiếng nhất nên được nhắc tới nhiều nhất về chuyện oán tình nhân này.
Có thiệt không hả? Có thiệt chớ! Là tui nói có lời đồn như vậy thiệt, còn lời đồn đó đúng hay sai thì... hi hi hi!
Tui thì hoàn toàn không tin những chuyện như vậy nên nghe qua rồi bỏ, chả để ý làm gì. Thế nhưng mới đây, nhân dịp trò chuyện với một người bạn tui mới biết không cần ra Huế chi cho xa, ở ngay sát bên tui cũng có một ngôi chùa oán tình nhân nổi tiếng không kém. Đó là chùa Núi Châu Thới, ở cách nhà tui có 5 km.
Có thiệt không hả? Có thiệt chớ! Là tui nói có lời đồn như vậy thiệt, còn lời đồn đó đúng hay sai thì... hi hi hi!
Tui thì hoàn toàn không tin những chuyện như vậy nên nghe qua rồi bỏ, chả để ý làm gì. Thế nhưng mới đây, nhân dịp trò chuyện với một người bạn tui mới biết không cần ra Huế chi cho xa, ở ngay sát bên tui cũng có một ngôi chùa oán tình nhân nổi tiếng không kém. Đó là chùa Núi Châu Thới, ở cách nhà tui có 5 km.
Châu Thới sơn tự, nhìn từ chân núi
Quán cà phê theo phong cách nhà mồ ở Kon Tum
Mở cách đây 25 năm, quán có các tác phẩm điêu khắc gợi nhớ tượng nhà mồ của người dân Ba Na.
Nhiều năm nay, quán cà phê trên đường Phan Chu Trinh mang nét văn hóa các dân tộc Tây Nguyên là điểm đến thường xuyên của du khách khi đến với thành phố Kon Tum (tỉnh Kon Tum).
Dân dã bánh da lợn
Món bánh da lợn được nhiều người ưa chuộng, nhất là các em nhỏ. Ngày trước, bánh da lợn được bày bán nhiều ở các chợ quê, giờ thì thi thoảng mới có người đi bán dạo. Tuy vậy, bánh da lợn thơm ngon vị đậu xanh, nước cốt dừa quyện hương lá dứa vẫn được nhiều người nhớ đến.
Bánh da lợn có từng lớp bột mỏng xen nhau, mỏng như da lợn, bởi thế mọi người gọi là bánh da lợn. Nguyên liệu làm chiếc bánh da lợn từ những thực phẩm quen thuộc như đậu xanh, dừa, lá dứa... Cách chế biến bánh da lợn trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Bánh da lợn có từng lớp bột mỏng xen nhau, mỏng như da lợn, bởi thế mọi người gọi là bánh da lợn. Nguyên liệu làm chiếc bánh da lợn từ những thực phẩm quen thuộc như đậu xanh, dừa, lá dứa... Cách chế biến bánh da lợn trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Lòng già nướng nghệ
Bây giờ, để quảng cáo các món ngon, bao giờ người ta cũng có câu “ngon như mẹ nấu”. Ừ nhỉ! Mẹ nấu bao giờ chả ngon! Thật thế, có những món đơn giản và rất rẻ tiền, nhưng qua bàn tay mẹ thì nó trở thành món ngon khó có thể nào quên! Lòng già nướng nghệ là một trong những món ngon như vậy.
Này nhé! Lòng già của con heo, nhiều lúc làm ra người ta vứt đi vì chúng cũng chẳng có giá trị là bao, lại tốn công chà rửa. Khi đến chợ, món này khá rẻ tiền. Những bà mẹ đông con ngày xưa hay chọn, vì nó vừa với túi tiền chắc bóp của mình, nhưng chịu khó chế biến thì cả nhà cũng có bữa ăn ngon.
Này nhé! Lòng già của con heo, nhiều lúc làm ra người ta vứt đi vì chúng cũng chẳng có giá trị là bao, lại tốn công chà rửa. Khi đến chợ, món này khá rẻ tiền. Những bà mẹ đông con ngày xưa hay chọn, vì nó vừa với túi tiền chắc bóp của mình, nhưng chịu khó chế biến thì cả nhà cũng có bữa ăn ngon.
Lao xao chợ cá đêm làng biển
Mấy chục năm nay, quê biển Diễn Bích (Diễn Châu) có một chợ cá nằm ngay bên cảng cá, nơi tàu thuyền cập bến vào mỗi đêm từ 24h đến sáng, rất nhộn nhịp, không cần quầy hàng, biển hiệu...
Chợ họp ngay bên cảng cá xã Diễn Bích, nơi những chuyến tàu thuyền đi khơi về cập bến mỗi đêm khi con nước lớn, thuyền vào lạch thuận lợi hơn các giờ khác trong ngày. Ảnh: Hải Vương
Hang động đầy thạch nhũ lấp lánh ánh vàng ở Quỳ Châu - Nghệ An
Trong hang động cũng là di chỉ khảo cổ ở Quỳ Châu (Nghệ An) có rất nhiều thạch nhũ lấp lánh ánh vàng.
Thẳm Chạng nằm ở xã Châu Thuận, huyện Quỳ Châu. Thẳm Chạng là di chỉ khảo cổ quan trọng - nơi đầu tiên phát hiện được di cốt răng hóa thạch của người vượn, kèm theo công cụ lao động. Ảnh: Thành Chung
Trải nghiệm "đêm ngàn sao" trên đập Vệ Vừng
2 ngày nghỉ cuối tuần, nhiều cư dân thành phố than vãn chẳng biết đi đâu đổi gió. Thời gian nghỉ không nhiều, kinh phí có hạn, thế thì đừng bỏ lỡ chuyến dã ngoại về đập Vệ Vừng (Yên Thành) - địa điểm cắm trại lý tưởng chỉ cách TP. Vinh khoảng hơn 50km.
Sau một tuần bận rộn với công việc, chúng tôi chọn đập Vệ Vừng để refresh tinh thần. Từ TP. Vinh, di chuyển bằng xe máy, nhóm chúng tôi chỉ mất khoảng 1h đồng hồ để đến nơi.
Sau một tuần bận rộn với công việc, chúng tôi chọn đập Vệ Vừng để refresh tinh thần. Từ TP. Vinh, di chuyển bằng xe máy, nhóm chúng tôi chỉ mất khoảng 1h đồng hồ để đến nơi.
Đập Vệ Vừng nằm ở phía Tây huyện Yên Thành, cách thị trấn khoảng 9km, thuộc cả 3 xã Đồng Thành, Kim Thành và Quang Thành.
Đập Vệ Vừng có diện tích mặt nước khoảng 720 ha trong xanh, uốn lượn giữa các khu rừng phòng hộ, chứa khoảng hơn 20 triệu m3 nước phục vụ tưới tiêu và sinh hoạt cho người dân trong vùng.
Đập Vệ Vừng cách trung tâm huyện Yên Thành khoảng 9 km. Ảnh: Google Maps
22 thg 8, 2018
Dưa chua bồn bồn - đặc sản Cà Mau đãi khách phương xa
Từng cọng bồn bồn giòn, thấm gia vị, trở thành thứ quà biếu khách phương xa không thể thiếu của người dân Đất Mũi.
Vùng đất cực Nam Tổ quốc không chỉ sở hữu những địa danh làm say đắm lòng người mà nơi đây còn có nhiều đặc sản dân dã hấp dẫn. Trong đó, nếu có dịp đi dọc theo quốc lộ 1, hai bên đường khu vực huyện Cái Nước và Năm Căn... bạn sẽ thấy rất nhiều gian hàng nhỏ bày bán những cọng bồn bồn tươi và bồn bồn ngâm chua.
Vùng đất cực Nam Tổ quốc không chỉ sở hữu những địa danh làm say đắm lòng người mà nơi đây còn có nhiều đặc sản dân dã hấp dẫn. Trong đó, nếu có dịp đi dọc theo quốc lộ 1, hai bên đường khu vực huyện Cái Nước và Năm Căn... bạn sẽ thấy rất nhiều gian hàng nhỏ bày bán những cọng bồn bồn tươi và bồn bồn ngâm chua.
Cây bồn bồn được cắt bỏ lá, chừa gốc một đoạn và dùng dao nhỏ chẻ dọc theo một phần ba thân để tách lấy lõi non.
Làng bè Phước An
Thuộc xã Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, nằm ngay trên sông Thị Vải, làng bè Phước An cách thành phố Biên Hòa 45 km, là nơi lý tưởng để nghỉ ngơi vào dịp cuối tuần.
Nơi đây, có những bè nổi nuôi trồng thủy sản nước lợ chủ yếu là hàu. Cứ khoảng vài chục, vài trăm mét lại có một bè nổi. Người dân Phước An chủ yếu sống dựa vào sông nước, đánh bắt thủy hải sản. Sản vật thiên nhiên nước lợ trù phú, nhiều loài tôm, cua, cá sống trong tự nhiên, rất chất lượng và được ưa chuộng như tôm càng, tôm chì, cá nâu, cua, chem chép, bạch tuộc…
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)