8 thg 6, 2017

Về Ba Tơ nhớ thưởng thức món gà re

Về thăm huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi), quê hương cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và những thắng cảnh tuyệt vời, bạn sẽ có dịp thưởng thức món gà re nướng, gà re luộc chấm muối ớt và đưa cay với rượu cần.

Gà re chặt thành miếng đem nướng trên vỉ sắt như cách nướng của người Kinh - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều giống gà nhập ngoại, hoặc từ phía Bắc đem về nuôi ở Quảng Ngãi để bán lấy thịt nhưng những người sành ăn đều cho rằng "đệ nhất ngon" phải là giống gà re, hay nói đúng hơn là giống gà của người đồng bào dân tộc H’Re.

7 thg 6, 2017

Nguyễn Tất Nhiên: Một đời thơ bi thiết

Nguyễn Tất Nhiên là một hiện tượng của văn học miền Nam những năm 1970-1975. Tập thơ Thiên tai xuất bản năm 1970, lúc Nguyễn Tất Nhiên mới 18 tuổi, với những hình ảnh và ngôn từ khá lạ lẫm. Ngay lập tức, một số bài trong tập thơ này đã được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ bài Vì tôi là linh mục tuyệt hay: “Vì tôi là linh mục/ Giảng lời tình nhân gian.../ Một tín đồ duy nhất/ Đã thiêu hủy lầu chuông…/ Vì tôi là linh mục/ Không biết rửa tội người/ Nên âm thầm lúc chết/ Tội mình còn thâm vai”… Riêng nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ một loạt thơ Nguyễn Tất Nhiên thành những ca khúc rất được yêu thích.

Đòi nhuận bút những bài thơ phổ nhạc
Tôi quen Nguyễn Tất Nhiên khoảng đầu năm 1971, khi Nhiên đến tòa soạn tặng tôi tập thơ Thiên tai. Sau đó tôi thường gặp Nhiên ở nhà Du Tử Lê. Gọi là nhà nhưng đó chỉ là một căn phòng nhỏ trong cư xá Bưu Điện, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), nơi vợ chồng Du Tử Lê thuê ở tạm trong thời gian chờ mua nhà ở làng báo chí. Căn phòng chỉ rộng chừng vài chục mét vuông mà chị Thụy Châu, vợ Du Tử Lê, vừa làm nơi nấu nướng, ăn ngủ, tiếp khách. Vậy mà mỗi lần Nhiên đến ngủ lại, chiếm cái bàn viết của anh Lê, ngồi làm thơ, cả đêm uống trà, cà phê, hút thuốc khói bay mù mịt cả căn phòng.

Khánh Hòa: Độc đáo lễ hội yến sào truyền nối trăm năm

Theo lịch sử truyền lại, nghề yến sào Khánh Hòa được khai phá cách đây gần 700 năm và hàng năm cứ đến ngày 10.5 (âm lịch), những người làm nghề lại tề tựu về đảo Yến Hòn Nội (TP.Nha Trang) để tưởng nhớ các bậc tiền nhân. 

Một góc đảo Yến Hòn Nội - nơi thờ tự thủy tổ, đảo chủ Thánh Mẫu nghề yến sào Khánh Hòa. Ảnh: T.Thúy 

Ngày 4.6 (tức 10.5 âm lịch), tại đảo Yến Hòn Nội (TP. Nha Trang), Cty TNHH Nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa long trọng tổ chức lễ hội Yến Sào năm 2017. Gần 500 CBCNVNLĐ, chi tộc họ Lê và đông đảo người dân, du khách đã tham gia. Cách đây gần 700 năm, trên đường vào phương nam, đề đốc Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) đã khai phá ra các đảo yến ở vùng biển phủ Bình Khang (là tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Nghề yến sào ra đời từ đó và đề đốc Lê Văn Đạt được suy tôn là thủy tổ ngành nghề yến sào Khánh Hòa.

Bộ sưu tập hơn 3.000 đồ cổ giữa đại ngàn

Là lính Tiểu đoàn 1 - Tiểu đoàn tăng cường thuộc Bộ Công an lên Tây Nguyên đánh Fulro, anh Đặng Minh Tâm (SN 1960) từng chiến đấu tại các điểm nóng Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng). Trong thời gian này, anh Tâm gắn bó với đồng bào K’Ho, Jrai... Nhận thấy nhiều hiện vật đang dần mai một, anh đã kỳ công sưu tầm hơn 3.000 hiện vật để góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa ở miền đất kỳ bí... 


Hơn 3.000 hiện vật vô giá

Thời gian chung sống với đồng bào K’Ho, Jrai, anh Tâm thân thiết gắn bó với họ, nhiều người quý mến gọi anh với cái tên gần gũi “anh K’Tâm”. Mỗi lần chuyển sang địa bàn khác để công tác, anh Tâm chia tay với bà con và được họ quý mến trao tặng nhiều nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt gắn bó với đời sống của họ. Nhờ đó, anh Tâm gắn kết với những báu vật, anh cất giữ, bảo quản cẩn thận từng thứ một. “Tôi rất quý những món quà bà con trao tặng và nó không thể thiếu trong đời sống của tôi. Sau cuộc chiến khốc liệt đánh Fulro, tôi về công tác tại Công an Lâm Đồng. Thời điểm này, tôi nhận thấy nhiều cổ vật Tây Nguyên đang mai một, nên quyết định sưu tầm và gìn giữ” - vị thượng tá công an nói.

6 thg 6, 2017

Con cá gô nhảy gột gột

Tui khoái ăn cá rô đồng, kể cả cá gô lẫn cá dzô. À, nghĩa là món cá rô miền Tây Nam bộ hay miền Bắc ấy mà. Ngặt cái là cá rô có nhiều xương, nên tui thường ăn những món mà cái vụ xương ấy đã được xử lý rồi. Thí dụ như ăn cá gô thì chọn món cá gô chiên giòn (nhai xương luôn), còn ăn cá dzô thì chọn bún (hay bánh đa) cá dzô đồng (người ta gỡ xương rồi).

Bạn tui ở nước ngoài về thăm quê cũ ở miền Tây Nam bộ. Vậy là phải cho bạn thưởng thức món cá gô nhảy gột gột.

Cá rô có một loại nhỏ chút éo, người ta kêu là cá rô bí, chỉ lớn cỡ 2 đốt ngón tay thôi (hoặc nhỏ hơn). Thú thiệt là tui chỉ biết... ăn, chớ hổng biết đó là con cá rô còn nhỏ hay là giống cá rô này nhỏ. Sau này hỏi mới biết người ta còn kêu là cá rô non, tức là con cá rô còn nhỏ. 

Con cá  bí ở trong gổ

Chuyện khởi nghiệp của ông Năm Phích 90 tuổi

Điểm du lịch của một lão nông 90 tuổi mới hình thành hơn năm tháng đã thu hút đông đảo nhiều lượt du khách đến tham quan. 

Cuối tháng 12-2016, Khu du lịch (KDL) sinh thái vườn xoài Thiện Thành của cụ ông Lê Văn Thành, mọi người hay gọi là Năm Phích (ngụ ấp Tân Phát, xã Tân Thuận Đông, TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) chính thức khai trương. Với ông Năm Phích, đây là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông, một lão nông thứ thiệt không biết gì về du lịch, quanh năm suốt tháng chỉ quen với việc đồng áng.

Quyết làm giữa khó khăn trăm bề
Ông Năm Phích cười khà khà khi nhắc đến làm du lịch của mình: “Khó khăn trăm bề chứ tưởng giỡn. Tui cũng lận đận, lao đao nhiều thứ lắm rồi mới làm được”.

Đó là mối nhân duyên mà cho đến bây giờ ông Năm Phích không nghĩ nó sẽ vận vào người mình một cách tự nhiên như vậy. “Hơn nửa năm trước, mấy chú trên tỉnh có về thăm tui rồi gợi ý tui làm đi. Lúc đó tui cũng đắn đo nhiều thứ lắm, mình làm nông, trồng cây mấy chục năm nay có biết gì mà làm du lịch này kia...” - ông Năm Phích kể lại.

Làng nghề thủ công mỹ nghệ Thái Yên

Được hình thành khá sớm, làng nghề truyền thống sản xuất đồ mộc mỹ nghệ cao cấp Thái Yên (xã Thái Yên, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh) vẫn duy trì và phát triển mạnh mẽ. 

Những đôi bàn tay tài hoa
Trước kia khi mà làng nghề mới hình thành thì sản phẩm chủ yếu là cái ghế thông thường, mân… cũng có lúc thăng, lúc trầm. Đã có những lúc người Thái Yên tay đục tay cưa đi khắp các miền quê để kiến sống bằng chính nghề mà cha ông đã để lại. Họ nhanh nhạy học hỏi kinh nghiệm về đóng bàn, ghế, giường, tủ, xa-lông, tràng kỷ…Sau đó trở về quê làm nghề, bán sản phẩm ra thị trường. Trải qua bao thế hệ, những tên tuổi như Cửu Ngại, ông Hồng, Võ Em, được người làng tôn vinh là những bậc kỳ tài về chạm trổ “Long, Ly, Quy, Phượng” tại các đình chùa, lăng tẩm...

Làng nghề còn nỏi tiếng với những chiếc độc bình; tranh chạm khắc phong cảnh hay là đề tài long ly quy phượng; tủ khảm trai với nhiều mẫu mã thiết kế kiểu dáng đẹp.

Những đôi tay tài hoa của làng mộc Thái Yên.

Hương rượu làng Vân

Nhiều năm nay, người dân làng Vân (xã Vân Hà, huyện Việt Yên, Bắc Giang) vẫn truyền nhau bí quyết nấu rượu cực ngon. Đến bây giờ, dẫu có những thay đổi trong công nghệ nhưng rượu làng Vân vẫn xứng đáng với danh hiệu “Vân hương mỹ tửu”, một trong những sản vật tiến vua của người Kinh Bắc xưa. 

Giữ hồn quốc tửu
Đã rất nhiều lần về với làng Vân nhưng lần nào chúng tôi cũng bị hương thơm và không gian rượu nơi đây quyến rũ khiến cho chúng tôi không khỏi có một tâm trạng háo hức. Rồi những câu chuyện về làng Vân với những truyền thuyết li kỳ như chuyện bà Nghi Điệt, vì quá thương chồng nên đi khắp nơi tìm và học hỏi bí kíp cách nấu rượu và truyền lại cho người dân nơi đây. Chuyện người dân nơi đây chỉ truyền lại bí quyết nấu rượu cho người trong làng, thậm chí là con dâu trong làng chứ nhất quyết không chịu truyền ra bên ngoài. Rồi chuyện cụ Tom nổi tiếng với cách “nghe” tiếng rượu rơi mà biết độ rượu nặng, nhẹ… Những câu chuyện cứ như miên man mãi theo hương rượu làng Vân, ngất ngư bên dòng sông Cầu xanh biêng biếc.

Cổng làng Vân. 

Làng nghề heo đất Lái Thiêu

Làng nghề truyền thống làm heo đất Lái Thiêu đã trải qua gần nửa thế kỷ hình thành trên đất Bình Dương. Và cho tới ngày nay, những chú heo đất ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc, gắn bó với tuổi thơ vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Về phường Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương, hỏi làng nghề làm heo đất không ai mà không biết và chúng tôi cũng dễ dàng tìm thấy được các cơ sở đang sản xuất những “lứa” heo mới còn thơm nức mùi sơn. Giữa vùng đất đang chuyển mình từng ngày, quá trình đô thị hóa thực sự không ngăn nổi sức sống của làng nghề truyền thống heo đất đang được gìn giữ trong nhiều năm qua.

Thường làm nghề heo đất chủ yếu là lao động nữ. 

Làng rèn thế kỷ - Ngan Dừa

Làng rèn Ngan Dừa (ấp Thống Nhất, thị trấn Ngan Dừa, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) trường tồn qua hàng ngàn thế kỷ, nổi tiếng với các sản phẩm thủ công có chất lượng.

Làng rèn Ngan Dừa nằm e ấp bên cánh đồng lúa xanh ngát. Con đường liên thôn quanh co đưa tới không khí rộn rã ngay từ đầu làng, những lò rèn 4,5 thế hệ bốc lửa như pháo hoa, tiếng leng keng của va chạm kim loại, tiếng búa đập sắt chan chát hòa với tiếng trẻ con vui đùa í ới.

Một lò rèn với ba thế hệ đang cùng làm việc.