Một hồ nước hình chữ nhật, rộng khoảng 4ha, được kè đá xung quanh nằm trực diện với con đường từ thị trấn Phát Diệm dẫn vào nhà thờ
31 thg 8, 2014
Khám phá Nhà thờ đá Phát Diệm
Nhà thờ chính tòa Phát Diệm (thường gọi là Nhà thờ đá Phát Diệm) là một quần thể nhà thờ Công giáo rộng khoảng 22ha, nằm tại thị trấn Phát Diệm (H. Kim Sơn, Ninh Bình), cách Hà Nội khoảng 120km về hướng nam.
Khám phá ngọn hải đăng ở nơi địa đầu Tổ quốc
Tôi đứng trên đỉnh đèn biển Vĩnh Thực với một cảm giác thích thú khó tả, tựa như một người thám hiểm vừa hoàn thành hành trình khám phá của mình. Từ hòn đảo ngoài khơi biển Đông này, phóng tầm mắt nhìn về phía đất liền chính là điểm bắt đầu hình chữ S Việt Nam.
27 thg 8, 2014
Chùa Bánh Xèo
Dọc quốc lộ 51 đường đi Vũng Tàu có 2 ngôi chùa được người dân gọi nôm na bằng tên thức ăn, là chùa Bún Riêu và chùa Bánh Xèo. Chùa Bún Riêu tên chính thức là chùa Phước Hải, nằm ở xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai (bạn xem bài này nhé Ngôi chùa được nhiều người thăm viếng nhất ở Đồng Nai). Còn chùa Bánh Xèo chính tên là Ni viện Thiện Hòa, ở thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Gọi tên là chùa Bún Riêu, chùa Bánh Xèo vì các nơi ấy đãi khách hành hương (miễn phí) món bún riêu, bánh xèo rất ngon - riết rồi chết tên luôn. Nhiều người vô đó ăn bún riêu, bánh xèo mà... không hề biết tên chính thức của chùa là gì!
Chùa Bánh Xèo (Ni viện Thiện Hòa) nằm ở phía sau Đại Tòng Lâm Tự, hướng từ Vũng Tàu về Sài Gòn thì nằm bên phải quốc lộ 51. Bạn có thể vào đây bằng 1 trong 2 cách:
- Đi qua cổng Đại Tòng Lâm rồi rẽ phải đi theo con đường nhỏ khoảng 1 km, bạn sẽ đi ngang qua rất nhiều chùa, đến ngôi cuối cùng là Ni viện Thiện Hòa. Khá dễ nhận ra nơi này vì phía ngoài cổng chùa có nhiều xe đậu để khách vào... ăn bánh xèo. Đường này nhỏ, xe máy và xe 7 chỗ, 12 chỗ đi được.
- Qua khỏi cổng Đại Tòng Lâm có một con đường khá rộng, có bảng đề Trường Phật học Đại Tòng Lâm, rẽ phải vào con đường này, đi đến cuối đường lại rẽ phải thì đến Ni viện Thiện Hòa. Đường này lớn, xe khách 40 - 50 chỗ vào được.
Cổng Ni viện
Tháng 8 về, dừng chân ở thành cổ Vinh
Đã bao lần đi qua cổng thành Vinh (thành phố Vinh, Nghệ An) nhưng nay tôi mới có dịp dừng lại để ngắm, để nhìn và cảm nhận về dấu tích lịch sử ở 'thành phố Đỏ' anh hùng.
Rêu phong, cỏ cây mọc trên di tích theo thời gian
Theo lời kể của người dân nơi đây, thành cổ Vinh được xây dựng từ năm 1804 thời vua Gia Long. Ban đầu, thành cổ được xây bằng đất nhưng đến năm 1831, thời vua Minh Mạng, công trình này được xây lại bằng đá ong với quy mô lớn và kiên cố hơn.
Băng rừng khám phá đầm lầy nhiều cá sấu nhất Đông Nam Bộ
Bàu Sấu là khu bảo tồn loài cá sấu Xiêm, thuộc rừng quốc gia Nam Cát Tiên, nằm trên địa bàn huyện Tân Phú (Đồng Nai), cách TP.HCM khoảng 150 km về phía bắc. Chúng tôi khám phá Bàu Sấu trong hai ngày một đêm, một chuyến băng rừng đầy thú vị và nhiều trải nghiệm khó quên.
Trạm kiểm lâm Bàu Sấu nhìn từ đầm nước vào như được che chở bởi bóng cây
Sau một chuyến đò ngắn vượt sông Đồng Nai, nhóm bốn người chúng tôi đến với địa giới của rừng quốc gia Nam Cát Tiên vào tầm giữa trưa. Chúng tôi lên xe jeep để bắt đầu hành trình băng rừng khoảng 9 km.
Ngắm ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn trong diện mạo mới
Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn, nằm trong khuôn viên tòa Tổng Giám mục trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 (TP.HCM) đã được trùng tu hoàn tất và chính thức đưa vào sử dụng từ ngày 17.8.2014.
Ngôi nhà cổ nhất Sài Gòn vừa được trùng tu
Bắt đầu từ tháng 10.2013, ngôi nhà gỗ hơn 200 tuổi được trùng tu, phục dựng theo kiến trúc nguyên thể ban đầu: có ba gian hai chái và hoàn toàn bằng gỗ. Được đưa vào sử dụng như một nhà nguyện (nhà thờ nhỏ), gian giữa dùng làm cung thánh, với phòng nhỏ phía sau, phía trên là khám thờ bằng gỗ; hai gian còn lại là khu vực dành cho giáo dân tham dự thánh lễ.
25 thg 8, 2014
Suối nước nóng Bình Châu
Bây giờ từ Sài Gòn đến Khu Du lịch Suối nước nóng Bình Châu rất thuận tiện. Đi theo đường cao tốc Vũng Tàu tới Bà Rịa, từ đó rẽ qua quốc lộ 55 rồi cứ thế mà đi tới ngã ba đi Bình Châu rẽ trái là sẽ tới (từ Bà Rịa đến Bình Châu khoảng 51 km). Nếu bạn muốn đi Hồ Cốc tắm biển thì có 1 lộ trình hay hơn, đó là khi tới Bà Rịa bạn rẽ qua tỉnh lộ 44B rồi đi theo con đường ven biển, bạn sẽ đi qua các cánh đồng lúa, qua biển Lộc An, biển Hồ Tràm, biển Hồ Cốc. Ngoạn cảnh và tắm biển xong bạn tiếp tục đi theo con đường ven biển này đến khi hết đường ven biển là đến ngã ba rẽ vào khu Du lịch Bình Châu. Đường về bạn sẽ đi theo quốc lộ 55, như vậy lộ trình đi và về khác nhau, tạo sự thú vị, mới lạ.
Vé vào cổng khu du lịch Bình Châu là 30.000 đ/người, nếu đi xe hơi thì mua thêm vé gởi xe 30.000 đ nữa. Giá vé như thế cũng bình thường thôi, có điều bạn hãy xem mặt sau của vé có ghi chế độ ưu đãi đặc biệt xem ưu đãi như thế nào nhé:
Quốc lộ 55 là con đường đỏ, đường ven biển là đường chạy sát bờ biển.
Vé vào cổng khu du lịch Bình Châu là 30.000 đ/người, nếu đi xe hơi thì mua thêm vé gởi xe 30.000 đ nữa. Giá vé như thế cũng bình thường thôi, có điều bạn hãy xem mặt sau của vé có ghi chế độ ưu đãi đặc biệt xem ưu đãi như thế nào nhé:
Suối nước nóng Bình Châu - hồi xưa
Xưa thật là xưa
Rừng Bình Châu - Phước Bửu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Rừng trải dài ven biển khoảng 15km, thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc, với diện tích 11.293ha.
Nằm lộ thiên giữa khu rừng nguyên sinh Bình Châu là suối nước nóng.
Suối nước nóng Bình Châu do người Pháp phát hiện năm 1905, gọi là suối khoáng nóng Cù Mi (tên làng của đồng bào dân tộc Châu ro, Cù Mi là tên một làng trong 7 làng của tổng Cơ Trạch thuộc tỉnh Bà Rịa từ năm 1902 đến 1930, Hiện nay không còn địa danh hành chánh nào là Cù Mi, chỉ còn giáo xứ Cù Mi thuộc giáo phận Phan Thiết, nằm ở giáp ranh huyện Xuyên Mộc). Năm 1928, trên tạp chí "Nghiên cứu Đông Dương" (BSEI) bác sĩ người Pháp Albert Sallet đã giới thiệu về Mạch Cù Mi. Đó là thời điểm suối nước nóng Bình Châu được nhiều người biết tới. Tuy nhiên đây còn là vùng đất hoang vu và trong thời gian chiến tranh ít người lui tới.
Rừng Bình Châu - Phước Bửu là khu rừng nguyên sinh ven biển duy nhất còn lại tương đối nguyên vẹn của Việt Nam. Rừng trải dài ven biển khoảng 15km, thuộc địa phận huyện Xuyên Mộc, với diện tích 11.293ha.
Nằm lộ thiên giữa khu rừng nguyên sinh Bình Châu là suối nước nóng.
Suối nước nóng Bình Châu do người Pháp phát hiện năm 1905, gọi là suối khoáng nóng Cù Mi (tên làng của đồng bào dân tộc Châu ro, Cù Mi là tên một làng trong 7 làng của tổng Cơ Trạch thuộc tỉnh Bà Rịa từ năm 1902 đến 1930, Hiện nay không còn địa danh hành chánh nào là Cù Mi, chỉ còn giáo xứ Cù Mi thuộc giáo phận Phan Thiết, nằm ở giáp ranh huyện Xuyên Mộc). Năm 1928, trên tạp chí "Nghiên cứu Đông Dương" (BSEI) bác sĩ người Pháp Albert Sallet đã giới thiệu về Mạch Cù Mi. Đó là thời điểm suối nước nóng Bình Châu được nhiều người biết tới. Tuy nhiên đây còn là vùng đất hoang vu và trong thời gian chiến tranh ít người lui tới.
'Giải nhiệt' ở rừng dừa nước Bảy Mẫu
Nắng nóng miền Trung những ngày vào hè khiến người ta chỉ muốn tìm đến những không gian xanh mướt… Và rừng dừa Bảy Mẫu (xã Cẩm Thanh, TP. Hội An, Quảng Nam) hay còn được gọi là “Nam Bộ trong lòng phố cổ” là một lựa chọn khó cưỡng !!!
Từ bến thuyền Bạch Đằng nằm ngay trong khu phố cổ Hội An, xuôi theo sông chừng 4km về phía đông nam sẽ đến được rừng dừa Bảy Mẫu.
Nếu đi đường bộ thì từ phố cổ, theo hướng về biển Cửa Đại chừng 2km, bạn sẽ thấy bảng chỉ dẫn (bên tay phải) để vào rừng dừa, để được đắm mình trong không gian dừa nước bạt ngàn và xanh mát.
Nếu đi đường bộ thì từ phố cổ, theo hướng về biển Cửa Đại chừng 2km, bạn sẽ thấy bảng chỉ dẫn (bên tay phải) để vào rừng dừa, để được đắm mình trong không gian dừa nước bạt ngàn và xanh mát.
Châu Me mùa hè biển gọi
Ở Châu Me (Quảng Ngãi), bạn sẽ không hề tìm thấy cụm từ sáo mòn đến… chán ngấy: 'See you again' được ghi trên cổng chào. Nhưng nhiều du khách đã trở lại, không chỉ lần thứ hai.
Bãi biển Châu Me
Châu Me, bản phối màu tuyệt đẹp
Châu Me (xã Phổ Châu, H. Đức Phổ, Quảng Ngãi) cách thành phố Quảng Ngãi chừng 60km về phía nam. Đó là một vịnh biển mà lều quán chưa kịp xóa đi vẻ hoang sơ. Bãi cát hình vòng cung viền một dải bờ biển xanh trong. Những chiếc xuồng con nằm gối đầu lên bãi. Rặng phi lao trong gió xôn xao.Và ngoài kia là ngàn trùng sóng vỗ.
Châu Me (xã Phổ Châu, H. Đức Phổ, Quảng Ngãi) cách thành phố Quảng Ngãi chừng 60km về phía nam. Đó là một vịnh biển mà lều quán chưa kịp xóa đi vẻ hoang sơ. Bãi cát hình vòng cung viền một dải bờ biển xanh trong. Những chiếc xuồng con nằm gối đầu lên bãi. Rặng phi lao trong gió xôn xao.Và ngoài kia là ngàn trùng sóng vỗ.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)