Vùng đất Bình Định trong gần 5 thế kỷ (11-15) là kinh đô của vương quốc Champa. Thời kỳ này, vương triều Vijaya đã để lại những di sản văn hóa vật thể gồm hệ thống đền tháp Chăm, thành quách, khu lò gốm cổ cùng nhiều hiện vật điêu khắc giá trị đến ngày nay.
Đây là kẻ thù số một của rắn Naga. Nguyên nhân do mẹ chim Garuda bị mẹ rắn Naga giết. Gặp rắn Naga, chim thần xé xác trả thù. Sau này, thần Vishnu thu phục được Garuda trở thành vật cưỡi. Trong nghệ thuật tạo hình điêu khắc Champa, hình tượng này thường gắn với thần Vishnu hoặc trong tư thế diệt rắn Naga.
Phù điêu tạc nổi trong vòm cung nhọn, là hình ảnh nữ thần Sarasvati có ba đầu đội mũ hình chóp viền dải băng ngọc và hình cánh sen. Bốn tay thể hiện vũ nữ đang múa, miệng mỉm cười và ngồi trong tư thế kiết già dưới tòa sen. Nữ thần Sarasvati là người sáng tạo ra tiếng Phạn, thi ca và nghệ thuật. Loại hình điêu khắc này thường được đặt trang trí ở các trán cửa chính - cửa ra vào của những ngôi đền tháp Chăm.
Phù điêu thể hiện nữ thần Mahishasuramardini tràn đầy sức sống, ngực căng tròn, bụng nở, bắp đùi thon, các cánh tay mềm mại. Vị thần thể hiện các hoạt động của vũ trụ như sáng tạo, bảo tồn, phá hủy, hóa thân, giải thoát. Các tay cầm các vật thiêng như chuông, vòng cakra, đoản kiếm 3 cạnh... Theo thần thoại Ấn Độ nữ thần sinh ra từ sự kết hợp sức mạnh, năng lượng của các vị thần khác để diệt trừ ma quỷ đe dọa trên thế gian. Nữ thần có một chiến công lớn là giết được quỷ đầu trâu Mardini.
Thần thường được thể hiện 3 đầu, ở dạng phù điêu. Mỗi đầu của thần được xem như tượng trưng cho một pho kinh Veda. Nhiều nguồn cho là thần sinh ra từ một bông sen mọc từ rốn của thần Vishnu. Vật cưỡi của thần Brahma là con ngỗng thiêng Hamsa.
Hoài Phương - Ảnh: Quỳnh Trần
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét