20 thg 1, 2013

Trường lũy Quảng Ngãi - Trường lũy Hòa bình

Sáng 27-3, Tại khách sạn Petrosetco, UBND tỉnh Quảng Ngãi và Đại sứ Trưởng đoàn liên minh các nước Châu Âu, đại diện Bộ Ngọai giao; Viện KH-XH Việt Nam; Viện KH- lịch sử Việt Nam; Trường Viễn Đông bác cổ Pháp phối hợp tổ chức Hội thảo chuyên đề “Lịch sử quan hệ kinh tế và dân tộc” đối với Trường lũy Quảng Ngãi.

Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định được xây dựng bằng đá và đất xen lẫn. (Ảnh: Báo Bình Định)

Tham gia hội thảo có phái đoàn các nước liên minh Châu Âu (EU), đại sứ các nước Châu Âu tại Việt Nam, một số nhà khoa học trong và ngoài nước, nhóm chuyên gia nghiên cứu chương trình Trường lũy và lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi…


19 thg 1, 2013

Vô chùa thăm cò

Chùa chính tên là Kompong Chrây, nhưng người Khmer gọi là chùa Mông Rầy (nghĩa là cây đa). Cổng chùa giống cái hang nên người Việt gọi là chùa Hang. Trong chùa có nhiều chim cò nên còn gọi là Chùa Cò. Hai Ẩu chỉ post lên đây hình chim cò ở chùa, nên ghi là chùa Cò cho tiện!


Về Tuy Phước thăm mộ Đào Tấn


Từ thị trấn Tuy Phước (cách thành phố Quy Nhơn gần 20km về phía Bắc), đi theo đường 19 chừng hai cây số là tới làng Vinh Thạnh, quê hương của Đào Tấn - ông tổ nghề tuồng Việt Nam.

Đình Vinh Thạnh cổ kính và khu mộ Đào Tấn trên núi Huỳnh Mai gần đó là những di tích nổi tiếng của Bình Định. Sau đó đi tiếp về hướng đầm Thị Nại, du khách sẽ gặp nhà thờ Lòng Sông, một di tích của những giáo sĩ Bồ Đào Nha khi đến truyền giáo ở Quy Nhơn vào thế kỷ XVII.

Cổng làng Vinh Thạnh cổ kính

Dấu tích vương triều Tây sơn: 4. Miếu đền những dũng tướng

Từ sông Côn bên đền thờ Tây Sơn tam kiệt nhìn về hướng nam không xa, dãy Hòn Kính sừng sững như bức tường thành che chắn cho những cánh đồng trung du bát ngát.

Dưới chân Hòn Kính là làng Phú Mỹ thuộc xã Tây Phú (Tây Sơn, tỉnh Bình Định) - quê hương của đại đô đốc Tây Sơn Võ Văn Dũng - nơi có ngôi từ đường thờ phượng ông. Tây Sơn tam kiệt, Võ Văn Dũng, Bùi Thị Xuân cách nhà nhau chỉ chừng đôi ba cây số! Cuộc trả thù của kẻ chiến thắng đã muốn vùi họ vào hố lãng quên đen tối, nhưng hậu thế mãi coi họ là những tướng lĩnh tài ba của một triều đại từng làm hiển hách dân tộc.


Nấm mộ cải táng

Trên đường vào từ đường đại đô đốc Võ Văn Dũng, chúng tôi cứ nghĩ trên con đường này hơn 200 năm trước đã bao lần chàng thanh niên võ nghệ cao cường nơi làng quê đã lặn lội đến với ba chàng trai ngầm nuôi giấc mộng lớn ở làng Kiên Mỹ để cộng thành sức mạnh cho ngày khởi sự. Làng Phú Mỹ nay đường sá khang trang bởi từ quốc lộ 19 rẽ vào đã có đường nhựa vào khu du lịch sinh thái Hầm Hô cách làng không xa. Hầm Hô cũng là nơi Võ Văn Dũng chiêu tụ nghĩa binh cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn.


Dấu tích vương triều Tây Sơn: 3. Tấm lòng ở căn cứ địa

Trong căn nhà sàn tươm tất ở thôn Đêchơgang, xã Phú An (Đắc Pơ, tỉnh Gia Lai), già làng Đinh Chiêm trịnh trọng khi kể về những dấu tích Tây Sơn nơi chốn núi rừng nhau rốn của mình. 72 tuổi, từng là đại biểu HĐND tỉnh Gia Lai - Kontum, ông Chiêm nói từ nhỏ ông đã được nghe cha mình kể chuyện về Bok Nhạc - tức ông Nguyễn Nhạc.

Làng Đêchơgang cũng như nhiều làng Ba Na kế cận thời trước chiến tranh đều ở quanh chân dãy Kônkôrối (còn có tên Hanh Hót) - một đại trường thành ở phía đông nam căn cứ địa của Tây Sơn tam kiệt giai đoạn tiền khởi nghĩa, cách làng mới hôm nay không xa mấy.

Âm vang Bok Nhạc

Di tích của Bok Nhạc còn mãi với người Ba Na trong vùng là "hòn đá Bok Nhạc" nằm cách làng Đêchơgang khoảng 500m về hướng đông nam. Đó là hòn đá rộng như một chiếc bàn và có chỗ gác chân, là nơi mà Nguyễn Nhạc quen ngồi nghỉ chân mỗi khi vào các buôn làng tuyên truyền, vận động lũ làng góp sức cho cuộc khởi nghĩa Tây Sơn. Nằm nơi núi rừng khuất lấp, lại không có gì lộ dấu để Gia Long cho triệt phá, hòn đá vốn gắn liền với con người phi thường được người Ba Na yêu quí, được dân làng nối đời gìn giữ và đặt tên để còn nguyên vẹn đến nay.

Anh Đinh Giót, một tổ trưởng của làng Đêchơgang, bên hòn đá Bok Nhạc mà anh được cha ông nói cho biết từ nhỏ - Ảnh:H.V.Mỹ

Dấu tích vương triều Tây Sơn: 2. Quê mẹ và ngôi mộ tổ

Vượt cầu mới sông Côn, vào đền thờ Tây Sơn tam kiệt ở làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong (huyện Tây Sơn, Bình Định), khách hành hương ai cũng cảm động khi biết đất dưới chân của tượng đài Tây Sơn tam kiệt chính là nền nhà xưa của ba vị anh hùng.

Trong lịch sử các triều đại phong kiến của nước ta, chưa có mấy vị vua được hậu thế xây đền dựng tượng ngay trên nền nhà xưa cũ của mình.


Những di vật sống đời

Hơn 200 năm trôi qua, dường như không thể để lại được dấu vết gì trên cái giếng xây bằng đá ong của thân sinh Tây Sơn tam kiệt. Giếng vốn không có thành xây này nằm cách tượng đài và đền thờ ba vị anh hùng chỉ chừng vài mươi mét, bên cạnh là cây me cổ thụ với hai vòng tay ôm của người lớn. Những bô lão ở Kiên Mỹ kể: ngay cả cha ông họ khi lớn lên cũng đã thấy cây me này từ lâu.

Giếng nước ở vườn nhà thân sinh Tây Sơn tam kiệt - Ảnh: Huỳnh văn Mỹ

Dấu tích vương triều Tây Sơn: 1. Đàn Nam giao và Tử cấm thành

Hơn 200 năm đã qua, tiếng vọng của vương triều Tây Sơn vẫn còn hiển hiện nơi mảnh đất đã sản sinh ra những bậc anh hùng cái thế, đặc biệt là tiếng vọng của cuộc khởi nghĩa được xem là vĩ đại nhất của những người áo vải chân trần.

Vương triều Tây Sơn - với những chiến công lẫm liệt của Tây Sơn tam kiệt (Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ) - quá ngắn ngủi, lại còn bị sự trả thù của triều Nguyễn và sự bào mòn của thời gian, mọi dấu tích giờ đây còn lại những gì?

Những ngày cuối tháng 9-2007, người dân xã Nhơn Hậu (An Nhơn, tỉnh Bình Định) rộn lên với việc đàn Nam Giao - nơi tế cáo đất trời cùng tổ tiên dân tộc, nằm trong thành Hoàng Đế của nhà Tây Sơn - vừa được phát hiện. Nhưng sau mừng vui là nỗi đau xót của bà con: cả một khu đất rộng nằm sát chân đàn Nam Giao đã bị chính quyền địa phương bán cho tư nhân đào lấy đất sâu như một lòng chảo lớn, mặc dù nơi đây đã được công bố từ lâu là khu vực di tích thành Hoàng Đế.

Thưởng thức món bồ cầu tiềm thuốc bắc ở Quy Nhơn



Bồ câu tiềm thuốc bắc. Ảnh: Khúc Duy Tiến

Ẩm thực Bình Định có nhiều đặc sản như rượu Bàu Đá, nem Chợ Huyện, chim mía Phú Phong và những món ngon dân dã như bánh xèo tôm nhảy, bánh hỏi lòng heo, mắm đam (cua đồng) ... món nào cũng có mùi vị đặc trưng của miền đất võ. Dịp gần đây, tôi được bạn hữu ở Quy Nhơn giới thiệu một món không lạ, hầu như nơi nào cũng có nhưng quả thật hương vị không đâu bằng. Đó là món bồ câu tiềm thuốc bắc.

Để thưởng thức đúng điệu món bồ câu tiềm thuốc bắc ở Quy Nhơn, các bạn đưa tôi đến Quảng Tế Đường, một hàng ăn trên đường Trần Hưng Đạo, chủ nhân vốn thuộc gia đình mấy đời cha truyền con nối là thầy thuốc bắc.


Phồn thịnh nem Chợ Huyện


Nem Chợ Huyện là một sản vật nổi tiếng của Bình Định đã đi vào ca dao:


Ai về Vinh Thạnh quê em
Ăn nem Chợ Huyện xem đêm hát tuồng

Có nhiều sản vật giờ chỉ còn trong kí ức nhưng nem Chợ Huyện không những vẫn tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ hơn xưa

Nem Chợ Huyện đi kèm với đêm hát tuồng ngay trên vùng đất Vinh Thạnh, Phước Lộc, Tuy Phước là một sự cô đọng đáng ngạc nhiên, cái làng nhỏ đã sản sinh ra 2 danh phẩm: một ẩm thực, một hát bội với tên tuổi vị hậu tổ tuồng, danh nhân văn hóa Đào Tấn. Và có lý. Những đêm diễn thâu đêm suốt sáng của hát bội xưa bao giờ cũng kèm theo dãy hàng quán: cuốn thịt nướng, hột vịt lộn, nem, chả… , thêm hớp rượu cho sảng khoái, ai đói ra làm mấy miếng rồi vào xem tiếp.

Nem Chợ Huyện có tiếng ngon vì từ chất liệu đến cách chế biến khá công phu. Thịt heo nạc, phải là heo cỏ, lấy nóng (tươi), lạng bỏ lớp nhầy, lau bằng vải cho sạch chứ không rửa nước, thái mỏng rồi bỏ vào cối quết (giã) nhuyễn, càng quết săn tay càng ngon. Giờ có máy xay thịt nhưng dứt khoát sau đó vẫn quết lại với tỏi, chút muối, đường. Da heo lạng kỹ, xắt sợi mảnh trộn đều trong thịt nhuyễn. Và gói.

Món ngon Bình Định



Nem Chợ Huyện mang hương vị đặc trưng Bình Định. Ảnh: T.L
Bình Định có nhiều món ăn đặc sản ngon nổi tiếng. Song vốn không phải là một điểm đến thuận lợi của ngành du lịch, nên không phải ai cũng có cơ hội thưởng thức món ngon ngay tại miền đất võ. Trước khi có thể đến tận Bình Định săn tìm món ngon, bạn có thể "nếm thử" một vài món đặc sản của vùng đất trung bộ ngay... trên mạng. 

* Nem chợ huyện:

Là loại nem được chế biến ở huyện Tuy Phước, tập trung ở vùng chợ huyện nên được gọi là nem chợ huyện. Nem chợ huyện nổi tiếng trong cả nước và đã đi vào đời sống của người dân qua câu ca dao:

Ai về Tuy Phước ăn nem
Ghé qua Hưng Thạnh mà xem Tháp Chàm