Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn khảo cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

23 thg 9, 2018

Khám phá tòa thành Chăm cổ còn nguyên vẹn nhất Việt Nam

Thành cổ Châu Sa có niên đại trên 1.000 năm là một trong những thành lũy kiên cố nhất, đồng thời là trung tâm kinh tế ở phía Nam vương quốc Chăm Pa. Tình trạng của tòa thành này ngày nay ra sao?

Nằm ở thôn Phú Bình, xã Tịnh Châu, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi, thành cổ Châu Sa là một tòa thành cổ của vương quốc Chăm Pa xưa còn lưu lại dấu tích khá nguyên vẹn

14 thg 5, 2018

Thành tựu sau một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam

Với 300 báu vật được coi là những phát hiện quan trọng nhất trong hơn một thế kỷ của ngành khảo cổ học Việt Nam, không gian trưng bày chuyên đề "Báu vật Khảo cổ học Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia (Hà Nội) đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của khán giả trong và ngoài nước. 

Những hiện vật tiêu biểu từ thời Tiền sử đến thời Lê Trung Hưng (thế kỷ 17 – 18) được lựa chọn giới thiệu tới công chúng với ba nội dung chính: Báu vật Khảo cổ học thời Tiền sử; Báu vật Khảo cổ học Thời đại Kim khí và Báu vật Khảo cổ học thời kỳ lịch sử.

Các hiện vật trưng bày được sắp xếp theo các chủ đề từ thời tiền sử đến thời kỳ phong kiến tại Việt Nam. Báu vật khảo cổ học thời tiền sử Việt Nam tập trung giới thiệu những hiện vật điển hình của một số di tích khảo cổ học tiền sử tiêu biểu thuộc các loại hình, như công cụ lao động, đồ trang sức bằng đá, đồ gốm… được tìm thấy tại các di chỉ thuộc nhiều vùng ở Việt Nam.

20 thg 4, 2018

Di tích khảo cổ học Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn

Di tích khảo cổ học Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn thuộc địa phận thôn Đông, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn), cách khu vực Trung tâm hành chính huyện chừng 3 km về phía Đông Bắc.
Suối Chình là một dòng suối cổ bắt nguồn từ phía Tây Bắc núi Thới Lới. Đây là ngọn núi lửa đã tắt cách đây hàng vạn năm nhưng dấu tích nham thạch còn vung vãi khắp trên đảo, đặc biệt là hồ nước khá rộng trên đỉnh núi, dấu tích của miệng núi lửa. Diện tích núi rất lớn, chiếm khoảng một phần tư diện tích của đảo. Suối Chình là dòng suối nước ngọt chảy từ đỉnh núi Thới Lới và tràn ra biển. Trước kia, khi chưa có đập ngăn của hồ chứa nước Thới Lới, suối Chình có nước chảy quanh năm, trong suối có loài cá chình sinh sống nên mới có tên gọi như vậy.

Di tích khảo cổ học suối Chình được Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện và đào thám sát năm 1999, sau đó được Viện khảo cổ học và Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi tiến hành khai quật lần I vào tháng năm 2000; lần II năm 2005.

TS Phạm Thị Ninh (x) tại hiện trường khai quật di tích Suối Chỉnh 

27 thg 2, 2018

Lần tìm thành cổ Xuân Quang

Trong mục “Cổ tích”, quyển VII, khi viết về tỉnh Quảng Ngãi cách đây hơn 150 năm về trước, các tác giả trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn, có nói về thành cổ Xuân Quang. 

Vậy cổ thành ấy do ai xây dựng? Cổ thành Xuân Quang ấy ở đâu? Giờ có còn không? là những câu hỏi cần được “giải mã”.

Từ những tư liệu lịch sử


Vào năm 1568, tức cách ngày nay 410 năm, Bắc quân Đô đốc trấn thủ Quảng Nam Bùi Tá Hán mất, vua Lê sai Nguyễn Bá Quýnh vào thay. Nhưng chỉ được hơn hai năm sau thì Nguyễn Bá Quýnh được điều về làm trấn thủ Nghệ An, và Nguyễn Hoàng kiêm luôn trấn thủ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam (thuở ấy Quảng Nam tương đương phần đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và một phần đất Phú Yên).

Một đoạn thành Xuân Quang còn sót lại. Ảnh: Đăng Vũ 

Dấu xưa tháp cổ

Đầu năm 2017, tháp Chăm Núi Bút chính thức được khai quật. Kết quả mang lại thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và công chúng. 

Di tích núi Bút nằm trên đỉnh núi Bút (núi Thiên Bút) có độ cao 60m so với mực nước biển, thuộc phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Bút là đỉnh núi thiêng, tượng trưng cho văn mạch vùng đất “núi Ấn- sông Trà”.

Đi tìm tháp cổ


Trong công trình đồ sộ “Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung Kỳ” (Inventaire Descriptif des Monuments Cams de L’Annam), khi khảo tả di tích Chánh Lộ ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa học giả người Pháp H.Parmentier có nhắc tới việc nhìn thấy trên đỉnh Núi Bút có gạch Chăm.

Mặt bằng nền tháp Núi Bút. Ảnh: lHK 

21 thg 7, 2017

Đi tìm di tích khảo cổ

Khu di tích khảo cổ Bình Tả ở Đức Hòa, Long An là một khu di tích quan trọng. Chẳng những đây là một khu di tích khảo cổ cấp quốc gia mà còn là nơi có bảo vật quốc gia nữa.

Khu di tích Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, được nhà khảo cổ học người Pháp Henry Parmentier. phát hiện đầu tiên vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía tây nam cụm di tích này (Gò Tháp Lấp), đến nay, di tích này đã bị hủy hoại, di vật bị thất lạc. Trong hai năm 1987-1988, Sở Văn hóa - Thông tin Long An phối hợp với Viện Khoa học Xã hội tại TPHCM khai quật 3 di tích trong khu vực này, được gọi tên là: Gò Xoài, Gò Đồn và Gò Năm Tước (Gò Xoài vì ngày xưa nơi đây là vườn xoài, Gò Đồn vì xưa đây là đồn lính, Năm Tước là tên chủ đất).


29 thg 6, 2017

Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong

Hang Con Moong (thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) được phát hiện năm 1974 và được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2016. 

Nằm trong vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương, hang Con Moong, nhiều năm nay được biết đến như một di chỉ khảo cổ học độc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á bởi tính chất đặc biệt của nó. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ đã chứng minh hang Con Moong dấu tích tiêu biểu thể hiện rõ sự diễn tiến văn hóa với nhiều giai đoạn phát triển của người Việt cổ tồn tại trong hơn 10 nghìn năm (từ năm 18.000 - 7.000 TCN). 

Toàn cảnh ngọn núi nơi hang Con Moong thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa. 

13 thg 5, 2017

Di tích khảo cổ chứa đựng bảo vật quốc gia

Là 1 trong 2 bảo vật quốc gia của Long An trong 79 bảo vật quốc gia trong cả nước cho đến thời điểm hiện nay, ít người biết rằng Bộ sưu tập hiện vật vàng thuộc nền văn hóa Óc Eo được khai quật tại một di tích khảo cổ nổi tiếng trên vùng đất Đức Hòa.

Đó là Khu di tích khảo cổ Bình Tả (xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa), thuộc văn hóa Óc Eo, được công nhận là di tích lịch sử-văn hóa quốc gia tại Quyết định số 1570/VH-QĐ ngày 5-9-1989.

Bình Tả là một cụm gồm 17 phế tích kiến trúc và di chỉ cư trú phối hợp với một hệ thống bàu nước cổ ở xung quanh, do nhà khảo cổ học người Pháp - Henry Parmentier phát hiện vào năm 1910. Năm 1931 J. Y. Claeys khai quật một di tích kiến trúc được xây bằng gạch ở phía Tây Nam cụm di tích này là Gò Tháp Lấp. Năm 1987-1988, Sở Văn hóa-Thông tin Long An (nay là Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch) phối hợp Viện Khoa học Xã hội tại TP.HCM khai quật 3 di tích trong khu vực này là Gò Đồn, Gò Xoài và Gò Năm Tước.

Khung cửa đá-Di tích Gò Xoài

8 thg 5, 2017

Phát hiện bộ Linga - Yoni Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay

Khai quật tháp Chăm Núi Bút, Quảng Ngãi, các chuyên gia phát hiện một bộ Linga - Yoni thuộc văn hóa Chăm Pa lớn nhất từ trước đến nay cùng nhiều hiện vật quý ghi dấu một thời kỳ lịch sử của dải đất miền Trung. 

Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển (trái) đánh giá những hiện vật này có giá trị cả về mặt văn hóa lẫn lịch sử vô cùng quý hiếm, giải mã nhiều câu hỏi của quá khứ - Ảnh: TRẦN MAI 

Chiều 5-5, tại Sở Văn hóa - thể thao và du lịch Quảng Ngãi đã diễn ra buổi báo cáo sơ bộ kết quả khai quật khẩn cấp tháp Núi Bút. Tiến sĩ Vũ Quốc Hiển, nguyên phó giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia, chủ trì khai quật cho biết phần móng tháp làm bằng đá ong còn nguyên vẹn rất hiếm thấy ở Việt Nam.

10 thg 3, 2015

Di sản văn hóa thời Trần tại chùa Nậm Dầu (Hà Giang)

Di tích Quốc gia chùa Nậm Dầu hiện đang tọa lạc trên một đỉnh núi rồng thuộc dãy núi cao, nằm tại thôn Nậm Thạnh, xã Ngọc Linh, huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang.

Trong quá trình khai quật đã phát hiện nhiều di tích có giá trị văn hóa nằm sâu, trải dài dưới lòng đất, cấu thành nên bản sắc văn hóa trên vùng cực Bắc biên cương của Tổ quốc. 

10 thg 6, 2013

U Va - Bí ẩn về một di chỉ khảo cổ bị lãng quên

Cùng với hang Thẩm Khương (Tuần Giáo), Thẩm Púa (Mường Ảng) - nơi tìm thấy dấu vết của người Việt cổ, U Va thuộc xã Noong Luống, huyện Điện Biên là một trong không nhiều di tích khảo cổ hiếm hoi của tỉnh Điện Biên nếu không nói là cả vùng Tây Bắc. 

Những phát hiện gây xôn xao dư luận về khảo cổ hồi tháng 8/2003 tại U Va làm địa danh này thêm nổi tiếng. Bởi từ lâu lắm rồi, cái tên U Va đã xuất hiện trong những câu chuyện dân gian, sử thi và truyền thuyết của dân tộc Thái. Nhưng, do nhiều nguyên nhân, trong đó có cả sự vô trách nhiệm và thiếu hiểu biết của con người, khu di chỉ khảo cổ độc nhất vô nhị miền biên viễn này dường như đã thực sự biến mất...

Vùng đất nhiều bí ẩn

Mường Thanh, đọc theo âm Thái là Mường Then, dịch theo tiếng Kinh có nghĩa là Mường Trời - là vùng đất đẫm màu huyền thoại, tương truyền đây là một trong những nơi phát tích của tổ tiên con người. Có một chi tiết thú vị, nếu như người Việt (Kinh) có truyền thuyết Lạc Long Quân - Âu Cơ, thì người Thái cũng có câu chuyện tương tự giải thích về sự ra đời của con người.