Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây nguyên. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 10, 2020

Món cá xào hoa djam tang của người Ê đê

Sau những cơn mưa lớn, lũ từ thượng nguồn đổ về, các bụi djam tang (theo tiếng gọi của người Ê đê) mọc trên các dòng sông được phù sa lấp đầy các gốc. Đọt non và hoa bắt đầu vươn mình. 

Từ tháng 11 đến tháng 3 dương lịch, cây djam tang kết hoa, đồng bào Ê đê trên địa bàn tỉnh theo các ghềnh đá trên dòng sông Sêrêpốk thu hái hoa djam tang chế biến thành nhiều món ăn ngon. Vào mùa hoa djam tang, người Ê đê trên địa bàn huyện Cư Jút và Krông Nô tranh thủ chế biến nhiều món ăn đặc sản độc đáo từ hoa djam tang như djam tang xào tỏi, canh chua djam tang, gỏi hoa djam tang, canh cá lăng hoa djam tang,… Cá xào hoa djam tang cũng là một trong những món ăn truyền thống của người Ê đê nơi đây. 

Thơm ngon món cá nướng xào hoa djam tang 

Món canh thụt nấm mối của người M’nông

Nhắc đến canh thụt của người M’nông, nhiều du khách mới chỉ biết tới các nguyên liệu lá bép, đọt mây, cà đắng. Tuy nhiên, người M’nông còn có nhiều nguyên liệu bản địa phối hợp với nhau để nấu món canh thụt vô cùng đặc sắc. Một trong số đó là canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê. 

Canh thụt nấu từ nấm mối, cà đắng và cá trê là món ăn quen thuộc trong đời sống ẩm thực người M’nông. Các nguyên liệu này cũng bắt nguồn từ tập quán tận dụng các nguyên liệu thiên nhiên dùng nấu ăn trên nương rẫy của người M’nông. 

Nấm mối, cà đắng, cá trê nướng là nguyên liệu để nấu canh thụt 

Ngày xưa khi đi làm rẫy, người M’nông thường mang theo các dụng cụ bắt cá, bẫy lươn đặt dưới ao, sông, suối. Vào bữa cơm trưa, họ lấy cá, tôm tép hay lươn bắt được để nấu ăn. Nếu có cá trê hoặc lươn, người M’nông hái thêm nấm mối và cà đắng trên đồi nấu món canh thụt độc đáo. 

24 thg 9, 2020

Dray Nur, Dray Sap – Bản hùng ca Tây Nguyên

Sự kiến tạo của địa chất qua hàng triệu năm cùng với thiên tình sử mang tính sử thi của người Ê Đê đã ban tặng cho vùng đất giáp ranh giữa hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông hai ngọn thác hoang sơ, kì vĩ và lãng mạn nhất vùng đất đỏ Tây Nguyên huyền thoại. Đó là thác Đray Nur (thác Vợ) và thác Đray Sap (thác Chồng). 

Thác Dray Nur nằm ở địa phận buôn Kuốp, xã Dray Sap, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk. Cách đó một quãng không xa, du khách đi bộ qua cây cầu dây văng bằng thép sơn đỏ điệu đà và xuyên thêm đoạn đường rừng ngắn nữa là đến thác Dray Sap thuộc xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắk Nông.

Dray Nur và Dray Sap là hai ngọn thác đẹp nhất nằm trên dòng sông Serepok của Tây Nguyên hùng vĩ. Truyền thuyết của người Ê Đê ở Tây Nguyên kể rằng, xa xưa dòng sông Serepok chỉ một dòng chảy quanh co giữa đại ngàn. Thuở ấy, có một chàng trai buôn Kuốp đem lòng yêu một cô gái người ở buôn bên kia sông, nhưng do hai gia tộc có mối hiềm khích nên hai người không đến được với nhau. Buồn tình đôi trai gái đã cùng gieo mình xuống sông Serepok để mong được ở bên nhau trọn đời. Tức giận trước sự ích kỉ của dân làng, Giàng (ông Trời) đã nổi giông gió chia tách sông Serepok thành hai dòng, cắt đường qua lại giữa hai buôn. Hai nhánh sông ấy mang hai cái tên là sông Krông Ana (còn gọi là sông Cái) sinh ra ngọn thác Dray Nur (còn gọi là thác Vợ), và sông Krông Knô (sông Đực) sinh ra thác Dray Sáp (còn gọi là thác Chồng). Từ bấy đến nay, thác Vợ - thác Chồng luôn nằm gần nhau, quấn quýt chung dòng nước chẳng bao giờ rời.

Những khối đá nham thạch hàng triệu năm ở thác Dray Nur có hình lăng trụ khá giống với đá ở danh thắng gành Đá Đĩa nổi tiếng của Phú Yên. Ảnh: Thanh Hòa

20 thg 9, 2020

Từ Hoạt động dinh điền tới Khoai lang Lệ Cần

Từ Chương trình Dinh điền tại Cao nguyên Trung phần (1957 - 1961)

Hồi nhỏ, tui sưu tầm tem. Bởi vậy tui có được bộ tem Hoạt động dinh điền, phát hành năm 1961 và biết sơ sơ rằng đó là một chương trình cải cách ruộng đất do tổng thống Ngô Đình Diệm phát động. Biết sơ sơ vậy thôi, vì khi tui chơi tem (khoảng 1969) thì tổng thống Diệm bị lật đổ đã lâu, hoạt động dinh điền không còn nữa và tui cũng... không có Google để search coi hoạt động dinh điền là gì.

Phong bì Ngày đầu tiên tem thư Hoạt động dinh điền 3/6/1961

25 thg 8, 2020

Sông Ba và những cái tên

Những câu, từ trong bài hát Ca ngợi anh hùng Núp của nhạc sĩ Trần Quý: “Đây bất khuất Tây Nguyên cao cao/Núi mây điệp trùng gió ào ào/Đây sóng nước sông Ba dâng trào/Người Bahnar như đàn chim chơ rao” đã làm cho nhiều người biết đến sông Ba, yêu mến con sông huyền thoại này, dù họ chưa một lần đặt chân đến sườn Đông Trường Sơn-quê hương Anh hùng Núp, nơi có dòng sông Ba miệt mài chảy qua, đưa nước xuống vùng duyên hải Phú Yên. Tuy nhiên, khi chảy qua mỗi vùng miền, đi qua mỗi tộc người, sông Ba lại được gọi bằng những cái tên khác nhau hẳn là điều vẫn chưa nhiều người biết.

Bắt nguồn từ núi Ngok Rô ở độ cao 1.549 m, trên dãy Ngok Linh (thuộc tỉnh Kon Tum), sông Ba chảy theo sườn phía Đông của dãy Trường Sơn, qua các tỉnh Gia Lai, Phú Yên để đổ về Biển Đông.


Một góc sông Ba. Ảnh: internet

Tìm hiểu địa danh Lệ Chí, Lệ Cần

Lệ Chí, Lệ Cần là những địa danh được người dân Pleiku biết đến nhiều, gắn với một đặc sản mang tên khoai lang Lệ Cần. Đây là những địa danh được hình thành khá sớm ở Gia Lai.
Từ năm 1957 đến năm 1962, thực hiện chính sách dinh điền, chính quyền Ngô Đình Diệm (Việt Nam Cộng hòa) đã di dân từ đồng bằng ven biển miền Trung lên lập nhiều dinh điền ở các tỉnh Tây Nguyên. Trên địa bàn nay thuộc huyện Đak Đoa, có 2 địa điểm dinh điền được hình thành trong giai đoạn này, đó là dinh điền Lệ Chí và dinh điền Lệ Cần.

Xã Nam Yang, huyện Đak Đoa (xã Lệ Chí cũ). Ảnh: K.N.B

16 thg 8, 2020

Thú vị với món đọt mây nướng của người M'nông

Người M’nông có nhiều món ăn gắn với đọt mây, nhưng giữ được vị nguyên thủy của nguyên liệu phải kể đến món đọt mây nướng. Món ăn đơn giản, dễ chế biến lại mang hương vị độc đáo, thơm ngon, tốt cho sức khỏe.

Người M’nông lấy đọt mây bằng cách chặt lấy phần ngọn của cây mây, đoạn dài khoảng 50 cm đến 1m. Đọt mây được róc bỏ phần gai sắc nhọn bên ngoài vỏ trước khi đem nướng. Người có kinh nghiệm thường chọn những đọt mây mập mạp nhất khi nướng sẽ ngon hơn. 

Những đoạn đọt mây đã róc bỏ gai trước khi nướng 

15 thg 8, 2020

Ngon ngọt với rau dớn rừng

Mùa mưa, rau dớn rất xanh non nên đồng bào các dân tộc ở Đắk Nông thường đi hái về chế biến thành nhiều món ăn ngon. Với đặc điểm mọc ở vùng núi cao, dớn từ lâu đã là loại rau ưa thích của người M’nông, Mạ hay Ê đê.

Cây rau dớn có cành dài, lá nhỏ xòe rộng. Cây mọc ven khe sông, suối, xen lẫn với các loại cây cỏ khác trong rừng. Có nơi, cây mọc thành đám rộng dưới những tán cây rừng râm mát. Khi đi rừng, nếu bị thương, người dân thường tìm lá rau dớn non, nhai nát đắp lên vết thương để cầm máu. Phần lá già và cành, người dân thường đem băm nhỏ, phơi khô để dành nấu nước uống giải nhiệt trong những ngày nắng nóng. Rau dớn non tơ ở nửa đầu mùa mưa nên dịp tháng 7, tháng 8, người dân hay đi hái loại rau này. Để chế biến món ăn từ cây dớn, bà con chỉ ngắt lá non và đọt non, cong cong như cái vòi voi, dài hơn gang tay. Lá non và đọt dớn có vị hơi chát, nhơn nhớt nhưng nấu chín lại giòn sựt, nhai kĩ thấy bùi bùi, ngọt miệng. 

Đọt rau dớn xanh non có nhiều vào đầu mùa mưa. 

12 thg 8, 2020

Thơm ngon gỏi măng nướng của người Ê đê

Măng là một trong những nguyên liệu phổ biến, ưa thích trong ẩm thực của người Ê đê. Nhiều món ăn ngon được chế biến từ măng làm bữa ăn thêm đa dạng, đặc sắc như măng luộc, măng xào, măng muối chua… Người Ê đê trên địa bàn Đắk Nông còn có món gỏi măng nướng thơm ngon.

Món gỏi măng nướng của người Ê đê. 

Món nướng của người Mạ

Người Mạ trên địa bàn tỉnh ưa thích chế biến các món ăn bằng cách nướng. Các loại thịt nướng từ heo, gà, chuột đồng, chồn, cá suối… trở thành đặc sản trong ẩm thực cộng đồng Mạ. Tuy cách nướng và gia vị khá đơn giản nhưng qua bàn tay khéo léo của người dân nơi đây, món ăn có hương vị riêng biệt, hấp dẫn đến lạ.
Đối với những người con sinh ra trong gia đình người Mạ, họ đã ngấm cái hương vị đồ nướng khi còn chưa biết đi. Nướng là một cách chế biến món ăn phổ biến nhất, gắn với nếp sống, sinh hoạt của người Mạ. 

Đồng bào Mạ giã ớt sả để ướp thịt trước khi nướng trong lễ hội 

Hiền hòa Kon Drei

Nằm bên cạnh dòng sông Đăk Bla hiền hòa, làng Kon Drei (xã Đăk Blà, thành phố Kon Tum) đẹp như bức tranh, mộc mạc và thanh bình. Ngôi làng nổi bật bởi mái nhà rông cao vút; những ngôi nhà sàn, nhà xây xen lẫn với cây cổ thụ xanh mướt. Đặc biệt, từ bao đời nay, người dân làng Kon Drei vẫn giữ nét đẹp trong sinh hoạt và sản xuất gắn liền với dòng sông Đăk Bla.
Nằm cách trung tâm xã Đăk Blà vài kilômét về phía Nam, làng Kon Drei hiện tại là nơi cư trú của 214 hộ đồng bào dân tộc Ba Na. Làng Kon Drei được biết đến là một trong số ít làng DTTS trên địa bàn thành phố Kon Tum hiện nay có nghệ nhân “biết dạy cho chiêng hát và chữa bệnh cho chiêng” - đó là nghệ nhân chỉnh cồng chiêng A Khiu (84 tuổi).

Thông thường việc truyền dạy đánh chiêng đã khó, nhưng việc truyền dạy chỉnh chiêng còn khó gấp bội lần vì người dạy và người học phải có kỹ năng thẩm âm rất cao cùng với sự đam mê. Do vậy, hàng chục năm qua, nghệ nhân A Khiu vẫn miệt mài, cố gắng truyền dạy đánh chiêng và chỉnh chiêng cho lớp trẻ trong làng. Vì vậy, hiện nay, làng duy trì một đội cồng chiêng thường xuyên tham gia biểu diễn tại các lễ hội, các sự kiện văn hóa nghệ thuật của thành phố, của tỉnh.

Nghệ nhân A Khiu truyền dạy cồng chiêng cho thế hệ trẻ trong làng. Ảnh: ĐT 

5 thg 8, 2020

Lên Kon Tum 'chơi với mùa thu'

Nhóm bạn hăm hở nói với nhau trước chuyến đi: Lên Kon Tum "chơi với mùa thu”, vì đây là thành phố có nền khí hậu khá ôn hòa. 

Mùa hè nóng nực ở nhiều nơi thì Kon Tum có một mùa thu mát mẻ, đặc biệt bên thác Pa Sỹ
Ảnh: Trần Cao Duyên 

Mùa này, khi Quảng Ngãi nóng muốn “chảy mỡ” thì cuộc chơi vài ngày ở thành phố cao nguyên này là một lựa chọn thú vị. 

3 thg 8, 2020

Lên xứ hoa đào, đi cà phê ôm... chó 'quý tộc'

Vào thập niên 50, nhạc sĩ Hoàng Nguyên viết trong nhạc phẩm “Ai lên xứ hoa đào” những lời mời gọi: “Dừng chân bên hồ nghe chiều rơi, đừng quên bước lần theo đường hoa...” Bây giờ, du khách đến đây đừng quên ngắm và ôm... chó cưng.

Khách tha hồ ôm chó tại Ôm - Cafe Thú Cưng. ẢNH: QUANG VIÊN 

Đà Lạt (Lâm Đồng) có những nông trại chó cảnh “hớp hồn” du khách. Dường như cũng chưa tỉnh thành nào có quán cà phê cún dày đặc như thành phố ngàn hoa này. Theo tôi, "vương quốc" của các giống chó cảnh có “gia phả” ở các quốc gia châu Âu, Mỹ, Nhật Bản... là đây.

23 thg 7, 2020

Ấn tượng ngôi nhà hơn 100 tuổi ở Phương Hòa

Ẩn mình trong khu vườn rộng gần 15.000 m2 dưới tán nhiều cây cổ thụ tại đường Mai Xuân Thưởng (phường Nguyễn Trãi, thành phố Kon Tum), ngôi nhà sàn bằng gỗ của gia đình cụ Nguyễn Thượng (1866 – 1962) mang vẻ đẹp cuốn hút đến khó tả đối với những người lần đầu đặt chân tới đây. Ngôi nhà đến nay đã hơn 100 năm tuổi và là công trình kiến trúc độc đáo, có sự kết hợp giữa kiến trúc nhà ở của người Pháp, người Bình Định và người Ba Na.

“Nếu yêu thích sự hoài cổ, thích hòa mình trong không gian xanh tĩnh lặng và đặc biệt muốn tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của làng Phương Hòa thì ngôi nhà cổ của gia đình cụ Nguyễn Thượng là một địa điểm lý tưởng”, anh bạn công tác bên Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch đã giới thiệu với tôi như vậy trong một lần trò chuyện về lịch sử của những ngôi làng bên dòng sông Đăk Bla hiền hòa.

Từ lời giới thiệu đó, tôi tìm về thôn Phương Hòa để được ngắm ngôi nhà cổ ấy. Được biết, ở thôn Phương Hòa, đây là ngôi nhà có tuổi đời hơn 100 năm duy nhất được bảo tồn và gìn giữ cho đến thời điểm hiện tại. Gặp anh Vũ Hữu Đức - người đang trông coi ngôi nhà và cũng là cháu ngoại của cụ Nguyễn Thượng ngay đầu cổng nhà, anh liền dẫn tôi đi tham quan ngôi nhà và khu vườn. Rảo bước cùng anh Đức trên lối đi rợp bóng tre xanh dẫn vào ngôi nhà, tôi cảm nhận được sự khác biệt của nơi đây so với phần còn lại của thành phố, không gian yên tĩnh đến lạ thường.


Ngôi nhà của gia đình cụ Nguyễn Thượng ở làng Phương Hòa (thành phố Kon Tum) đến nay đã hơn 100 năm tuổi. Ảnh: ĐT 

Dấu ấn Kon Bưu

Làng Kon Bưu (thôn 4, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) nằm dọc Quốc lộ 24, bên dòng suối Đăk Biêu rì rầm chảy. Trải qua bao biến thiên của lịch sử, làng Kon Bưu hiền hòa vẫn mang sức hút kỳ lạ đối với tôi.

Chuyện kể ở Kon Bưu 


Làng Kon Bưu hôm nay thật đông vui, bởi người và phương tiện giao thông qua lại nườm nượp. Ngồi trong căn nhà sàn bằng gỗ của già làng A Nhất, chúng tôi vô cùng thích thú khi được nghe ông kể về quá trình di dời làng từ rừng sâu, núi thẳm về bên dòng Đăk Biêu.

Xoay xoay ly trà đặc trong tay, già làng A Nhất cho biết, tên gọi chính thức của làng là Kon Biêu, do lấy tên từ con suối Đăk Biêu chảy qua làng với ý nghĩa là dòng nước mát quanh năm như mong muốn của dân làng là luôn thuận hòa, êm ấm. Nhưng trong quá trình giao tiếp, người dân từ đời này qua đời khác nói trại ra thành Kon Bưu. Mặc dù tên cũ của làng không còn nằm trong văn bản hành chính, nhưng nó còn đọng lại mãi trong lòng người dân, tựa hồ như dòng nước Đăk Biêu vẫn đem lại nguồn nước mát cho dân làng.

Nét đẹp gùi nam

Bao đời nay hình ảnh chiếc gùi luôn gắn liền với những người phụ nữ DTTS Bắc Tây Nguyên, nên ít người biết rằng, vật dụng gần gũi, quen thuộc này, vẫn còn một vẻ đẹp khác, mang hình dáng, đặc tính riêng dành cho người đàn ông. 

Ngày còn khỏe, thỉnh thoảng gặp chúng tôi, ông Phạm Liễm - cán bộ lão thành cách mạng ở thị trấn Đăk Rve (huyện Kon Rẫy) thường kể lại những kỷ niệm không thể nào quên ở vùng căn cứ cách mạng trong những năm tháng kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ gian khổ. Trong số những kỷ vật được ông nâng niu giữ kỹ có chiếc gùi do đồng bào Xơ Đăng vùng Đông Trường Sơn (huyện Kon Plông) đan tặng. Đó là chiếc gùi dành riêng cho nam giới, từng ở trên lưng, theo ông đi khắp nẻo vùng sâu từ trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Được đan chủ yếu bằng dây mây, nó thể hiện ngay trong hình hài của mình sự tinh tế, khéo léo của nghệ nhân và chứa đựng sức sống thật đáng kinh ngạc. “Đi rừng đi núi, len lỏi cây cối, phải có cái này mới được...” - Ông Liễm nói .

Tu Mơ Rông - Mảnh đất giàu truyền thống văn hóa

Dân tộc Xơ Đăng là một tộc người sinh sống lâu đời trên mảnh đất Kon Tum, trong đó tập trung nhiều trên địa bàn huyện Tu Mơ Rông. Trải qua biết bao biến thiên của lịch sử, người dân nơi đây đã sáng tạo và hình thành nên nét văn hóa cho riêng mình được thể hiện rõ thông qua ngôn ngữ giao tiếp, quan niệm về tín ngưỡng tôn giáo, ẩm thực, nghệ thuật tạo hình, văn hóa nghệ thuật dân gian… Những nét đẹp văn hóa ấy giờ đây đồng bào dân tộc Xơ Đăng vẫn luôn chú trọng bảo tồn và phát huy.

Gìn giữ bản sắc


Nằm ngay dưới chân núi Ngọc Linh hùng vĩ, mảnh đất Tu Mơ Rông là nơi quần tụ của hơn 30.000 người, trong đó, chủ yếu là dân tộc Xơ Đăng, chiếm trên 95%. Người Xơ Đăng đã sống trên mảnh đất này từ bao đời nay và có nhiều nét văn hóa đặc sắc, đa dạng và phong phú mang nét riêng…Văn hóa của người Xơ Đăng nổi bật là nghệ thuật tạo hình dân gian với lối kiến trúc nhà rông tiêu biểu và các loại nhạc cụ truyền thống như cồng chiêng, tơ rưng, ting ning, klông Put…các làn điệu dân ca, dân vũ. Hiện nay, người Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ được hệ thống lễ hội diễn ra quanh năm, từ nghi lễ vòng đời người, nghi lễ nông nghiệp cho đến những lễ hội liên quan đến sự tồn tại và phát triển của cộng đồng. Ngoài ra, còn có cả một kho tàng về tri thức văn học nghệ thuật dân gian như hát kể sử thi, điệu múa xoang, nhịp cồng chiêng uyển chuyển mê hoặc lòng người…được đồng bào dân tộc Xơ Đăng ở Tu Mơ Rông gìn giữ.

14 thg 7, 2020

Dân ca M’nông chứa đựng bao nhiêu cái hay, cái đẹp!

Trong quá trình sinh sống và phát triển, đồng bào M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nói riêng và Tây Nguyên nói chung đã sáng tạo các giá trị văn hóa độc đáo như cồng chiêng, múa xoang, ẩm thực. Trong đó, hát dân ca (Nau M’pring) M'nông được lưu giữ từ thế hệ này sang thế hệ khác. 

Nét văn hóa độc đáo

Dân ca là hình thức diễn xướng dân gian được người M’nông sáng tác, lưu truyền, thực hành trong cuộc sống, lao động hàng ngày như hát ru con, hát khấn thần trong các nghi lễ, hát đố, hát đồng dao, hát kể sử thi… 

Dân ca M'nông được khai thác, trình diễn trên sân khấu 

Vẻ đẹp hoang sơ của thác 5 tầng

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Thác 5 tầng (hay còn gọi là thác Đắk Sin) thuộc địa phận của 2 xã Đắk Sin và Hưng Bình, huyện Đắk R’lấp (Đắk Nông). Dòng thác khá hùng vĩ, hoang sơ và có 5 tầng bậc nên được gọi là thác 5 tầng. 

Tầng thứ nhất của thác 5 tầng có dòng chảy lớn 

"Lộc trời" của Tây Nguyên

Mọc chủ yếu ở vùng đồi núi khu vực miền Trung và Tây Nguyên, 4 năm mới ra hoa kết trái 1 lần, vì thế, quả ươi được coi là “lộc trời”. 

Trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, cây ươi sống chủ yếu dọc các con suối và sông Đồng Nai đoạn qua huyện Đắk R’lấp… Năm nay, cây ươi lại cho quả, bắt từ tháng 4 và có thể kéo đến cuối tháng 6. Thời tiết hạn hán kéo dài nên ươi trên địa bàn tỉnh Đắk Nông được xem là “được mùa”. 

Quả ươi được người dân thu lượm dọc sông Đồng Nai, đoạn qua xã Hưng Bình (Đắk R'lấp) đầu năm nay