Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

12 thg 8, 2023

Miếu Phạm Xá, di tích quốc gia ở quê ngoại chúa Nguyễn

Miếu Phạm Xá hiện còn nhiều dấu tích từ thế kỉ XVIII và đã được công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.

Miếu Phạm Xá

Miếu Phạm Xá ở làng Phạm Xá, xưa thuộc tổng Nguyễn Xá, huyện Tứ Kỳ (nay thuộc xã Ngọc Sơn, TP Hải Dương, là nơi thờ tứ vị thành hoàng đại vương của làng, trong đó có ngài Nguyễn Minh Biện – nhạc phụ của Triệu tổ tĩnh hoàng đế Nguyễn Kim và là ông ngoại của Chúa tiên Nguyễn Hoàng.

Nhân vật lịch sử hy hữu từ “phạm nhân” trở thành đại tướng quân

Đó là Đinh Văn Tả, danh tướng đời Lê, quê làng Hàm Giang, huyện Cẩm Giàng (nay là Hàn Giang, phường Quang Trung, TP Hải Dương).

Di tích đình Đinh Văn Tả trong cụm di tích đình, lăng, miếu Đinh Văn Tả ở phường Quang Trung (TP Hải Dương)

22 thg 7, 2023

Uy nghi cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài

Giữa lòng TP Hải Dương sôi động, đông đúc, cụm di tích đình, đền, chùa Bảo Sài (phường Phạm Ngũ Lão) vẫn giữ nét trầm mặc, uy nghi.

Tấm bia cổ ghi Quốc hiệu Đại Việt ở chùa Duyên Khánh

Tấm bia được nói đến mang tên “Tịnh lập Hậu Thần, Hậu Phật bi ký”, có niên đại vào năm 1704 dựng trước cửa chùa Duyên Khánh (thường gọi là chùa Toại An) thuộc xã Chí Minh, huyện Tứ Kỳ, Hải Dương.

Thác bản mặt trước và mặt sau tấm bia mang tên “Tịnh lập Hậu Thần, Hậu Phật bi ký” – ghi quốc hiệu Đại Việt đặt tại chùa Duyên Khánh được dập và đưa về Bảo tàng tỉnh để lưu giữ

Tiếng thơm Nguyễn Đức Sáu

Gần tròn 70 năm trôi qua, tấm gương anh dũng hy sinh của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Đức Sáu, nguyên Bí thư Huyện ủy Nam Sách, Chính trị viên Huyện đội, vẫn sáng mãi.

Phần mộ anh hùng Nguyễn Đức Sáu được xây dựng ở vị trí trang trọng trong nghĩa trang liệt sĩ xã Minh Tân (Nam Sách)

17 thg 7, 2023

7 vị thành hoàng làng Nại Thượng

Đình Nại Thượng ở xã Đại Đức (Kim Thành) khá đặc biệt khi thờ tới 7 vị thành hoàng là anh em trong cùng gia đình họ Hoàng.

Tế thành hoàng trong ngày hội truyền thống ở đình Nại Thượng (ảnh tư liệu)

16 thg 7, 2023

Cổ kính đình Cao Xá

Ngôi đình Cao Xá ở xã Thái Hòa (Bình Giang) cổ kính với mái ngói rêu phong, những nét kiến trúc, chạm trổ độc đáo.

Đình Cao Xá thờ ba vị thành hoàng làng giúp vua Hùng đánh giặc

Đình Cao Xá thờ ba vị thành hoàng làng là Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh. Thần tích còn ghi dưới triều vua Hùng Vương thứ VI, có gia đình ông Phan Tiệp cùng vợ là bà Nguyễn Thị Phúc, quê ở xã Bảo Tháp có nghề làm thuốc đến sinh sống tại chùa thôn Cao Xá. Ông bà là người đức độ, nhân từ, có lòng thương người, trong tay lại có nghề làm thuốc nên mỗi khi dân làng có ai yếu đau đều được ông bà cứu chữa. Trong thời gian lưu lại Cao Xá, ông bà sinh được 3 người con trai, đặt tên là Phan Chí, Phan Khí và Phan Minh. Các con lớn lên được ông bà cho theo học Ngô Tiên Sinh ở làng Nhữ Thị. Các ông học hành chăm chỉ, tôn sư trọng đạo nên được thầy quý, bạn mến.

Cảnh đẹp suối Côn Sơn

Suối Côn Sơn thuộc khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn – Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) bắt nguồn từ hai khe núi Ngũ Nhạc và Côn Sơn dài khoảng 3 km, uốn lượn tạo thành nhiều ghềnh thác kế tiếp nhau rồi đổ ra hồ Côn Sơn.

Mời bạn cùng chiêm ngưỡng vẻ đẹp suối Côn Sơn do phóng viên Báo Hải Dương ghi lại:

Trong Côn Sơn ca của Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - người từng gắn bó máu thịt với mảnh đất này đã viết: Côn Sơn suối chảy rì rầm/ Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai...

Những điều ít biết về Thiền phái Tào Động ở Hải Dương

Ngay tại Hải Dương, một trong những trung tâm Thiền phái Trúc Lâm, còn có một thiền phái đã xuất hiện lâu đời cùng dòng chảy của Phật giáo Việt Nam - Thiền phái Tào Động.

Chùa Nhẫm Dương là chốn tổ của Thiền phái Tào Động Việt Nam

10 thg 3, 2023

Chuyện về đền thờ Lưỡng quốc Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Đền Long Động (xã Nam Tân, Nam Sách) thờ 3 danh nhân khoa bảng hàng đầu đất Việt là: Mạc Hiển Tích, Mạc Kiến Quan và Mạc Đĩnh Chi.

Đền Long Động nhìn từ trên cao

Nơi đây đã được tu bổ khang trang, xứng tầm di tích cấp quốc gia. Từ ngày 28.2-2.3, lễ hội đền Long Động lần đầu tiên được tổ chức quy mô cấp huyện.

4 thg 3, 2023

Ngoài bánh đậu xanh Hải Dương còn có những đặc sản làm quà nào?

Nhắc đến Hải Dương chắc hẳn phần lớn mọi người sẽ nghĩ ngay đến đặc sản bánh đậu xanh. Tuy nhiên, khi ghé Hải Dương du khách còn có thể mua rất nhiều thứ đặc sản thơm ngon khác về làm quà.

Hải Dương được biết đến là mảnh đất trữ tình và hiếu khách lại thuận tiện đi lại vì gần thủ đô Hà Nội, nhiều danh thắng đẹp, đồ ăn ngon,... Nếu bạn đang phân vân không biết mua gì về làm quà khi đến Hải Dương thì đây sẽ là những gợi ý không tồi chút nào!

Thứ đặc sản nổi tiếng nhất khi nhắc đến Hải Dương phải kể đến bánh đậu xanh. Bánh được làm ra từ những hạt đậu xanh tươi xay nhuyễn cùng đường, dầu thực vật. Bánh vừa mềm, mịn ngọt lịm gây thương nhớ. Thưởng thức ly trà cùng bánh đậu xanh Hải Dương chắc chắn sẽ khiến bạn vô cùng thư giãn. Ảnh: Bánh đậu xanh Hải Dương

4 món ngon Hải Dương nhắc đến là thèm

Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Hải Dương mang nét đẹp bình yên, thân thuộc với nhiều cảnh sắc kỳ thú. Đến với mảnh đất Hải Dương, du khách cũng không nên bỏ qua ẩm thực.

Bún cá rô đồng

Bún cá rô đồng là món ăn quen thuộc bạn có thể gặp ở nhiều nơi, nhất là khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Tuy nhiên mỗi địa phương lại có cách chế biến khác nhau. Một tô bún cá rô đồng Hải Dương khiến thực khách phải bất ngờ vì quá đầy đặn, gồm có cá rán, cá rim, sườn, móng giò và mọc.

Tô bún cá rô đồng chất lượng. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương

13 thg 1, 2023

Rừng phong hương đổi màu dịp cuối năm

Du khách khi tới lễ chùa Thanh Mai vào những ngày tháng chạp sẽ được chiêm ngưỡng rừng phong hương màu vàng và đỏ.


Chùa Thanh Mai là một ngôi chùa tọa lạc trên độ cao khoảng 200 m trên đỉnh ngọn núi Thanh Mai, hay còn gọi là núi Tam Ban của ba tỉnh Bắc Giang - Hải Dương - Quảng Ninh, thuộc cánh cung dãy Đông Triều). Chùa thuộc địa phận xã Hoàng Hoa Thám, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, được Thiền sư Pháp Loa - vị tổ thứ hai của Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử xây dựng năm 1329 và được tôn tạo xây mới lại năm 2005.

11 thg 1, 2023

Độc đáo lễ hội đình Kiên Lao 

Sau nhiều năm bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, năm nay, lễ hội đình Kiên Lao, xã Đại Đức (Kim Thành) được tổ chức trở lại, long trọng và hấp dẫn hơn mọi năm. Lễ hội diễn ra trong 3 ngày từ 8-10.12 (tức ngày 15-17.11 âm lịch).

Phần rước kiệu mang đậm nét văn hóa truyền thống

Mảnh gạch cổ thời Trần tại thôn Cát Tiền 

Bảo tàng tỉnh Hải Dương đang lưu giữ 10 mảnh gạch cổ thời Trần. Số di vật quý này được phát hiện tại thôn Cát Tiền, xã Hồng Hưng (Gia Lộc).

Mảnh gạch cổ thời Trần phát hiện tại thôn Cát Tiền được lưu trữ tại Bảo tàng tỉnh

Khoảng 1 năm trước, sau khi nhận được thông tin từ chị Nguyễn Thị Vóc, sinh năm 1974, tại thôn Cát Tiền về việc người dân cùng xã phát hiện gạch, ngói cổ tại mảnh vườn của gia đình, Bảo tàng tỉnh Hải Dương đã phối hợp UBND xã Hồng Hưng tiến hành khảo sát thực địa.

Ngôi đình thờ 2 vị công thần triều Đinh

Ở thôn Thị Tranh, xã Thúc Kháng (Bình Giang) có một ngôi đình thờ 2 vị thành hoàng làng là 2 đại vương có công giúp vua Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân.

Cảnh quan yên bình của đình Tranh Ngoài với giếng đình ở trước cổng

Hoạch Trạch - ngôi làng cổ tích

Hoạch Trạch (穫澤) tên nôm gọi là làng Vạc, nay thuộc xã Thái Học (Bình Giang). Đây là một làng cổ có lịch sử hàng nghìn năm với biết bao giai thoại mà nay còn ghi được.

Làng Hoạch Trạch có nghề làm lược bí do tiến sĩ Nhữ Đình Hiền khởi dựng từ thế kỷ XVII vẫn duy trì đến ngày nay. Ảnh: Nhân Chính

Đó đích thực là một làng quê văn hiến, nơi sinh nhiều nhân vật nổi tiếng cả nước, nơi có nghề cổ truyền độc đáo của Việt Nam. Nơi đây cũng là nơi lưu trữ nhiều sách vở bia ký, thần tích, sắc phong, sách vở có giá trị lớn về lịch sử, văn hóa. Đó chính là làng cổ tích của Hải Dương và cũng là của cả nước.

Chùa Mui lưu giữ nhiều hiện vật giá trị

Nằm ở phía bắc huyện Thanh Miện, chùa Mui ở làng Cụ Trì, Ngũ Hùng hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật phong phú, giá trị.

Chùa Mui vẫn giữ được nét đẹp cổ kính

Lưu giữ nhiều giá trị

Làng Cụ Trì xưa thuộc tổng La Ngoại, huyện Thanh Miện, phủ Ninh Giang, trấn Hải Dương. Ngày nay, Cụ Trì là một trong năm thôn của xã Ngũ Hùng, huyện Thanh Miện.

Đặc sắc hệ thống tượng Phật cổ ở đình, chùa Đồng Niên

Những bức tượng Phật có từ hàng trăm năm tại di tích đình, chùa Đồng Niên (ở phường Việt Hòa, TP Hải Dương) trải qua bao thăng trầm, biến cố, được chính quyền và người dân nơi đây gìn giữ, bảo vệ như báu vật.

Những pho tượng hầu như còn nguyên vẹn, có thần thái đẹp, sắc nét

Đình Đồng Niên có kiến trúc thời Lê. Đầu thế kỷ 20, công trình xuống cấp nên đã được trùng tu, tôn tạo lại. Trải qua bao biến cố lịch sử, đình Đồng Niên vẫn giữ được nét cổ kính hiếm có. Ngôi đình thờ 3 vị Thành hoàng là những anh hùng cứu quốc thời tiền Lý (544-602) và rất linh thiêng.

19 thg 10, 2022

Nét văn hóa độc đáo chùa Nhẫm Dương ở Hải Dương


Vùng đất Hải Dương đã từng nổi tiếng là một trong những trung tâm của Phật giáo thời đại Lý Trần, mà đây cũng là vùng đất duy nhất ở miền Bắc có nhiều ngôi chùa cổ được xây trên núi đá và trong các hang động, chùa Nhẫm Dương là một trong những chùa ấy với những huyền tích kỳ lạ và độc đáo nhất Hải Dương còn tồn tại khá nguyên vẹn cho đến ngày này.

Chùa Nhẫm Dương này là nơi khai sinh ra môn phái Tào Động trong Phật giáo Thiền tông Việt Nam, mà ngôi chùa Nhẫm Dương còn chứa trong mình rất nhiều nét văn hóa, tâm linh kỳ bí và là kỳ quan có một không hai ở Việt Nam.