Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 9, 2022

Linh thiêng lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành nét văn hóa đẹp, giàu ý nghĩa thể hiện đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt. Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.

3 thg 7, 2022

Nét đẹp văn hóa đình Nội Hưng

Bài trí tại gian trung tâm đình

Đình Nội Hưng tọa lạc tại trung tâm khu dân cư Nhân Hưng, thị trấn Nam Sách, thờ ba vị thành hoàng là anh em ruột: Trung Công, Trinh Công và Thành Công, những người đã có công giúp nước, hộ dân.

Nghè Đồn cổ

Ở xã Nam Hồng (Nam Sách) hiện còn một ngôi nghè cổ, quy mô tuy nhỏ nhưng kiến trúc độc đáo và từng là cơ sở hoạt động cách mạng. Đó là nghè Đồn.

Công trình kiến trúc cổ, độc đáo

Di tích quốc gia nghè Đồn

Năm 1992, nghè Đồn đã được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia. Nghè Đồn nằm giữa trung tâm thôn Đồn trên một khuôn viên rộng rãi. Theo truyền ngôn, vị trí xây dựng ngôi nghè hiện nay là vùng đất có từ đầu công nguyên. Sở dĩ có tên như vậy vì dưới thời Hai Bà Trưng, nơi đây là trận địa có nhiều đồn trấn; nơi mà đường bộ, đường thủy rất thuận lợi cho việc tiến lui của nghĩa quân ở vùng đông bắc của đất nước. Vào cuối thế kỷ XV, Nguyễn Thẩm Lộc đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) làm quan trong triều đã tách làng Đồn Bối thành hai thôn: Đồn và Bối. Thôn Đồn còn được gọi là thôn Đụn, thôn Bối còn được gọi là thôn Vối.

26 thg 6, 2022

Đền Tống Thượng - nơi lưu giữ lịch sử văn hóa địa phương

Đền Tống Thượng cổ kính, trầm mặc là nơi thờ thánh mẫu Nguyễn Nguyên Chân và con trai Tống Phả Công - những người có công chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.

Đền Tống Thượng nằm trên một khu đất cao, đẹp ngay giữa trung tâm của làng

24 thg 6, 2022

Độc đáo quả chuông thời Tây Sơn ở chùa Quang Phúc

Chùa Quang Phúc xưa thuộc thôn Cam Đông, xã Cam Đường, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương, nay thuộc thôn Cam Đông, xã Tuấn Việt (Kim Thành).

Chuông Quang Phúc tự chung đúc năm 1795

19 thg 5, 2022

Tấm bia cổ ghi sự tích bảng nhãn Ngô Hoán

Từ vũ thôn Thượng Đáp, xã Nam Hồng (Nam Sách) tôn thờ Tiến sĩ Ngô Hoán – một trong những danh nhân triều Lê đã có nhiều công lao trong công cuộc xây dựng đất nước.

Di tích từ vũ thôn Thượng Đáp ngày nay

Ngô Hoán nổi tiếng với lòng cương trực, kiên quyết chống lại những quan lại hống hách gây phiền nhiễu trong triều chính, áp bức nhân dân. Ông còn là nhân vật xuất sắc trong Hội Tao đàn “Nhị thập bát tú” dưới triều Lê Thánh Tông.

Bí ẩn hầm Đình Đông

Huyện Thanh Miện mong muốn được khai thác căn hầm bí mật ở Đình Đông, xã Thanh Tùng thành sản phẩm du lịch phục vụ du khách đến tham quan, học tập, nghiên cứu, giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ sau.

Một cửa đi vào căn hầm Đình Đông, xã Thanh Tùng (Thanh Miện) đã được tu sửa lại

Ít ai biết gần di tích lịch sử quốc gia Đình Đông ở xã Thanh Tùng (Thanh Miện) có một căn hầm bí mật gắn với nhiều sự kiện chính trị đã diễn ra tại đình. Tuy nhiên, hiện nay công trình này vẫn chưa nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền.

Đình Xuân Áng và sự tích về vị thần Nhật Dịch Đại vương

Đình Xuân Áng, xã Thanh Xuân (Thanh Hà) có nhiều hiện vật giá trị, đặc biệt là hệ thống bia đá cổ khắc ghi những người công đức đóng góp tiền của tu sửa di tích qua các thời kỳ.

Đình Xuân Áng ngày nay

Đình Xuân Áng thờ vị thành hoàng Nhật Dịch Đại vương giúp vua Lê đánh giặc Chiêm Thành, được tặng phong Thượng đẳng phúc thần.

4 thg 5, 2022

Ngon lạ món gỏi cá mè Cẩm Hoàng

Đối người dân thôn Phượng Hoàng, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.


Cá mè là nguyên liệu góp phần làm cho món gỏi cá Cẩm Hoàng trở nên nổi tiếng
Nói đến cá mè nhiều người cho rằng đây là loại cá rất tanh, phải kho nấu kỹ mới ăn được, nhưng người dân thôn Phượng Hoàng, xã Cẩm Hoàng (Cẩm Giàng) lại chế biến loại cá này thành món gỏi rất ngon. Đối người dân nơi đây, gỏi cá mè đã trở thành món ăn truyền thống với những nguyên liệu rất dân dã, tạo nên hương vị không thể nào quên nếu ai đã có dịp thưởng thức.

Xóm bánh cuốn của người Thái Bình ở xứ Đông

Nhắc đến đặc sản ẩm thực Hải Dương, nhiều người sẽ nhớ ngay tới món bánh cuốn Hàn Giang nức tiếng.

Bà Tiếu giúp con gái tráng bánh

Thế nhưng, ít ai biết người mang món ngon về xứ Đông, gây dựng thương hiệu được như bây giờ lại là những người con của đất lúa Thái Bình.

11 thg 4, 2022

Ngôi đền duy nhất thờ Trương Hán Siêu tại Hải Dương

Tọa lạc trên một khu đất bằng phẳng, rộng rãi ngay sát bờ sông Cửu An, đền Từ Xá ở xã Đoàn Kết (Thanh Miện) là nơi duy nhất trong tỉnh thờ Trương Hán Siêu - một danh tướng, một danh nhân văn hóa thời Trần.

Đền Từ Xá đã được công nhận là di tích cấp quốc gia năm 2001

2 thg 4, 2022

Nữ tướng có công giúp nhà Trần đánh giặc

Đình Vô Hối (trị trấn Thanh Miện) là một trong số ít ngôi đình thờ thành hoàng là nữ tướng, người có nhiều công lao giúp nhà Trần đánh giặc Nguyên Mông, được phong tặng “Anh Linh công chúa, thượng đẳng thần”.

Đình Vô Hối hiện nay

Chuyện dưới rừng lim cổ thụ

"Ăn của rừng rưng rưng nước mắt" là câu mà bao thế hệ người dân An Lạc (Chí Linh) truyền cho con cháu. Họ luôn nhắn nhủ với các thành viên trong gia đình phải bảo vệ bằng được rừng lim cổ thụ.

Khu di tích đền Cao An Lạc được bao bọc bởi rừng lim cổ thụ

Đền Cao An Lạc - nơi khởi nguồn câu chuyện mang đậm chất sử thi về 5 anh em họ Vương phò vua Lê Đại Hành đánh giặc, hàng trăm năm qua khoác trên mình tấm áo tươi xanh của rừng lim cổ thụ. Một khu rừng lim bao bọc quần thể khu di tích nghìn năm tuổi, thực là cảnh tượng hiếm nơi nào có được.

1 thg 4, 2022

Đình Mậu Duyệt - di tích văn hóa nghệ thuật thời Lê

Được khởi dựng cách đây hàng trăm năm, đến nay, đình Mậu Duyệt ở thôn Mậu Duyệt, xã Cẩm Hưng (Cẩm Giàng) vẫn lưu giữ được gần như nguyên vẹn nét kiến trúc cổ thời Lê.

Khung cảnh yên bình tại đình Mậu Duyệt

Độc đáo nghệ thuật điêu khắc trang trí bia đá ở đình An Nhân

Đình An Nhân ở khu An Nhân Tây, thị trấn Tứ Kỳ (Tứ Kỳ) được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh năm 2012. Đình hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như câu đối, đại tự, sắc phong…

Mặt trước tấm bia có tiêu đề “Á thần Hậu thần”, ghi tên những người công đức tiền, ruộng, được tôn làm Á thần, Hậu thần

Đặc biệt trong khuôn viên đình còn lưu giữ một tấm bia đá có niên đại thời Hậu Lê, thế kỷ XVIII. Tấm bia ghi lại việc tu tạo đình.

Độc đáo chùa Duyên Khánh

Tọa lạc trên khuôn viên rộng rãi, thoáng đãng chùa Duyên Khánh (chùa Toại An) là niềm tự hào của người dân thôn Bắc An, xã Chí Minh (Tứ Kỳ).

Khuôn viên chùa Duyên Khánh

Bí ẩn chùa Bảo Lâm

Từng là ngôi chùa lớn của nước ta nhưng trải qua thăng trầm của thời gian và biến cố lịch sử, chùa Bảo Lâm ở thôn An Bộ, xã Hiệp Hòa (Kinh Môn) giờ chỉ còn là phế tích.

Thác bản về chùa Bảo Lâm được lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam

30 thg 3, 2022

Nơi thờ danh tướng Trần Quang Khải ở Trần Xá trang xưa

Đình Trần Xá nay thuộc thôn Trần Xá, xã Nam Hưng (Nam Sách) được xếp hạng di tích cấp tỉnh năm 2007.

Đình Trần Xá

Ngoài thờ 3 vị Thành hoàng họ Phạm thời Lý, đình Trần Xá còn phối thờ danh tướng Trần Quang Khải - người có công lớn góp phần cùng quân dân nhà Trần giành chiến thắng trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên Mông xâm lược vào thế kỷ XIII.

Trần Xá là một địa danh nổi tiếng trong lịch sử. Thời Lý, Trần Xá có tên gọi là Trần Xá trang, nằm tả ngạn ven sông Kinh Thầy tạo ra một vùng rộng lớn có tên là vũng Trần Xá. Thời Trần, trang Trần Xá đổi thành Trần Xá loan. Tương truyền năm 1282, vua tôi nhà Trần về vũng này mở hội nghị Bình Than bàn kế sách đánh giặc Nguyên Mông lần thứ 2. Ngày nay, tại đống Khoai Nợ (xưa gọi là gò Khoai Quang) của làng Trần Xá còn 2 cây duối, tương truyền đây là nơi vua quan nhà Trần buộc ngựa khi xuống thuyền họp hội nghị Bình Than.

Côn Sơn - chốn "tùng lâm đẹp đẽ"

Nhờ các thế hệ nối tiếp bồi đắp, đến nay khu di tích Côn Sơn đã ngút ngàn cây lá, trở thành chốn "tùng lâm đẹp đẽ".

Từ trên cao nhìn xuống, khu di tích Côn Sơn được bao bọc bởi những cánh rừng xanh ngút ngàn tầm mắt

Ngày 15.2.1965, tại chùa Côn Sơn, Bác Hồ đã căn dặn “Cán bộ và nhân dân phải bảo vệ tốt di tích lịch sử, trồng nhiều cây để nơi đây trở thành nơi tùng lâm đẹp đẽ”. Gần 60 năm qua, Côn Sơn đã được các thế hệ bồi đắp, thành "nơi tùng lâm đẹp đẽ".

21 thg 2, 2022

Chuyện chưa kể những tên đường nước Việt - Đi dưới bóng hoàng lan

Quê xưa của Tự Lực văn đoàn có năm con đường chính được đặt tên, duy chỉ có một con đường mang tên văn nhân là đường Thạch Lam. Người khởi xướng đặt tên kể lại với bao nhiêu điều thú vị.

Đường Thạch Lam ở thị trấn Cẩm Giàng ngày nay - Ảnh: THÁI LỘC

Theo tôi, nhà người ta giàu thì đặt Mộng Điệp, Ánh Tuyết... Còn mình cứ mộc mạc chân quê, chăn trâu cắt cỏ thì cứ đặt tên cái Tý, cái Tẹo...