Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 3, 2024

Tự hào khi Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Với sự nỗ lực khôi phục, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (xã Xuân Liên, Nghi Xuân, Hà Tĩnh) vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Điều này khiến người dân địa phương phấn khởi, tự hào.

Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm được tổ chức vào năm 2023.

Theo các tư liệu nghiên cứu, Lễ hội cầu ngư làng Cam Lâm (Xuân Liên, Nghi Xuân) có từ hàng trăm năm trước, gắn liền với tục thờ cá Ông (cá voi) của ngư dân địa phương. Các sắc phong lưu giữ tại đền Đông Hải cho thấy, dưới triều Nhà Nguyễn, vào năm Thành Thái thứ 6 (1894) và năm Khải Định thứ 9 (1924), các nhà vua đã giao cho trang Cam Lâm (nay là thôn Cam Lâm, xã Xuân Liên) phụng thờ vị tôn thần Đông Hải Cự Ngư Linh Ứng Chi Thần hay Đông Hải Linh Ứng tôn thần. Việc phụng thờ này cũng gắn liền với lễ hội cầu ngư ở làng Cam Lâm.

28 thg 2, 2024

Ăn cháo cá nâu 'sống lâu trăm tuổi'

Cá nâu là loài cá đặc sản sống tự nhiên được cư dân vùng đầm phá Tam Giang đánh bắt nhiều vào dịp từ tháng 4 đến tháng 8 (âm lịch) hằng năm.

“Ăn bát cháo cá nâu, sống lâu trăm tuổi”

Cá nâu sống nhiều ở phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) nổi tiếng thơm ngon và bổ dưỡng. Mỗi ký cá nâu có giá từ 400.000 - 500.000 đồng.

Cá nâu không lớn về kích thước, con to nhất cũng chỉ bằng bàn tay người lớn, có vảy sắp xếp thành từng đốm màu nâu nhạt rất bắt mắt. Cá nâu rất ngon, thịt dày ngọt béo, thơm, xương ít và mềm.

21 thg 2, 2024

Số phận kì lạ của ngôi quốc tự Diệu Đế

Cổng chùa luôn rộng mở đón khách thập phương đến vãn cảnh và lễ Phật. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Ít ai biết rằng số phận của ngôi quốc tự Diệu Đế ở xứ Huế lại từng có thời kì phải trải qua nhiều thăng trầm đến thế. Từ một ngôi vương phủ sau đó thành quốc tự rồi biến thành phủ đường, nhà kho, xưởng đúc tiền, thậm chí trở thành cả nhà lao… Trải bao thế sự thăng trầm, chùa Diệu Đế nay vẫn còn đó và vẫn là chốn linh thiêng bậc nhất của xứ thiền kinh.

19 thg 2, 2024

Khiêm Lăng - vẻ lãng mạn của lăng mộ hoàng gia xứ Huế

Toàn cảnh lăng vua Tự Đức nhìn từ trên cao. Ảnh: Hoàng Hà/Báo ảnh Việt Nam

Lăng vua Tự Đức là tên thường gọi của Khiêm Lăng, là công trình lăng mộ hoàng đế đẹp nhất, tiêu biểu nhất trong kiến trúc lăng mộ của triều Nguyễn nói riêng và kiến trúc lăng mộ truyền thống Việt Nam thời kì phong kiến nói chung.

Vua Tự Đức (1829-1883) là vị hoàng đế thứ 4 của triều Nguyễn, ở ngôi đến 36 năm (1848-1883). Ông là vị hoàng đế tài hoa, giỏi chữ nghĩa, uyên thâm Nho học. Trong số các di sản mà vua Tự Đức để lại có lẽ Khiêm Lăng là công trình độc đáo và có giá trị nhất.

18 thg 2, 2024

Già làng người con ưu tú của Yang

Già làng, người có quyền quyết định rất nhiều vấn đề trong đời sống của đồng bào Vân Kiều. Từ việc cưới hỏi, ma chay, cúng tế, các vấn đề xã hội (kể cả những việc liên quan đến luật pháp, nhất là vấn đề hòa giải ở cơ sở) thì già làng có vị trí quan trọng trong xử lý công việc liên quan đến cộng đồng. Có lối sống chuẩn mực, hiểu biết rất nhiều lĩnh vực, linh hoạt, sáng tạo và đặc biệt là công bằng, minh bạch...

Già làng - Ảnh: Nông Văn Dân

15 thg 2, 2024

Nghệ thuật trang trí trong lễ hội Ariêu Ping và kiến trúc nhà mồ của người Pa Kô

Có thể khẳng định lễ hội Ariêu Ping là lễ hội lớn nhất trong hệ thống lễ hội và hội tụ các giá trị di sản văn hóa của đồng bào Pa Kô ở Quảng Trị. Lễ hội thể hiện những nét đặc sắc riêng như: Văn hóa ứng xử, văn hóa ẩm thực, phồn thực, tín ngưỡng, âm nhạc dân gian, dân vũ, đặc biệt là hình tượng nghệ thuật trang trí.

Lễ hội Ariêu Ping tại Quảng Trị - Ảnh: Thanh Hồ

Trong lễ hội sự tựu trung đông đúc bao nhiêu thì thể hiện sự phồn thịnh bấy nhiêu. Khi đồng bào tổ chức lễ hội là minh chứng cho cuộc sống no đủ, cộng đồng đoàn kết và qua đó thể hiện rõ nét tính thẫm mỹ đạt đến đỉnh cao trong trang trí lễ hội Ariêu Ping.

Hương bánh quê nhà

Chẳng biết tự bao giờ người dân quanh vùng thường gọi làng tôi với cái tên nghe vui tai “làng ướt bèo”. Ý người ta gọi cái tên ấy là bởi nó gắn liền với nghề làm bánh ướt, bánh bèo truyền thống được nối tiếp thế hệ này sang thế hệ khác kể từ khi lập làng, mở đất.

Theo Ô châu cận lục của học giả Dương Văn An thì Phù Lưu quê tôi là làng thứ 27 trong tổng số 50 làng thuộc huyện Hải Lăng, Phủ Triệu Phong xưa (nay là huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Làng được thành lập vào năm 1608 (thế kỷ XVII) gồm có 6 họ: Trần, Lê Trọng, Nguyễn, Trương Đình, Trương Đức, Lê Văn, trong đó có ngài Trần Thiên Đốc được vua sắc phong Bổn Thổ Khai Khẩn - Trần Quý Công với sắc tặng Dực Bảo Trung Hưng Linh Phò Tôn Thần... Nguồn gốc của làng xuất phát từ làng Phù Lưu, huyện Tống Sơn nay là huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Xưa, nghề làm bánh ướt, bánh bèo ở làng tôi hoàn toàn bằng phương pháp thủ công từ xay giã dần sàng chọn lựa những hạt gạo tròn mẫy, trắng tinh tươm, cho đến khi làm ra những chiếc bánh hiện diện trên bàn ăn mỗi gia đình. Trong kí ức tôi, cứ chừng khoảng 4 - 5 giờ sáng là rộn ràng tiếng gọi nhau của các bà, các mẹ, các chị quang gánh oằn vai nối nhau thành hàng dài tỏa đi khắp các nẻo đường bán buôn đến xế chiều mới trở về. Hay cứ mỗi độ chiều về từ đầu đến cuối làng bất cứ mùa nào đều phủ rợp một màu khói trắng tỏa ra từ những gia đình làm bánh nhóm lửa bằng củi dương (thân cây dương liễu) chuẩn bị cho phiên chợ của ngày hôm sau.

Bánh ướt cuốn thịt heo ba chỉ luộc cùng rau sống - Ảnh: Trương Chung

Tục A Loang Pỡ tứp cu mũih

Từ xa xưa, người Vân Kiều ở Trường Sơn đại ngàn đã có tục chôn người chết bằng thân cây trong một khu rừng riêng biệt. Nơi đó được gọi là “rừng ma”.

Người Vân Kiều quan niệm, rừng ma là khu vực bất khả xâm phạm, nơi chỉ dành riêng cho thế giới người chết, nếu người trần đặt chân tới sẽ bị trừng phạt, thậm chí phải đánh đổi bằng cả tính mạng.

Gìa Làng Hồ Văn Cam, Bản Khe Xom đang làm chiếc quan tài truyền thống

13 thg 2, 2024

Tết về Bạch Mã, thưởng ngoạn hết miền 'đại ngàn ngựa trắng'

Du xuân chốn 'đại ngàn ngựa trắng' Bạch Mã, chúng tôi xuyên qua cánh rừng hoang sơ, bát ngát rộng hàng ngàn héc ta, leo Vọng Hải Đài, ngắm toàn bộ thung lũng Bạch Mã sống động, lộng lẫy như một bức tranh.

Đường cao tốc La Sơn - Túy Loan xuyên qua những tán rừng xanh ngút ngàn của vườn quốc gia Bạch Mã - Ảnh: TẤN LỰC

12 thg 2, 2024

Chợ Bích La năm họp một lần để vạn người mua may mắn, cầu tài lộc

Chợ đình Bích La mỗi năm chỉ mở một đêm duy nhất vào mùng 2 Tết, thu hút hàng vạn người khắp mọi miền về du xuân, cầu may mắn, sức khỏe, tài lộc.

Chợ đình Bích La mở xuyên đêm, thu hút khách thập phương đến cầu may mắn, tài lộc - Ảnh: HOÀNG TÁO

Năm nay, để thu hút đông đảo du khách thập phương, chợ đình Bích La (xã Triệu Thành, Triệu Phong, Quảng Trị) được kéo dài thời gian tổ chức với nhiều hoạt động vui chơi hơn các năm, từ 14h ngày mùng 2 Tết đến trưa mùng 3.

9 thg 2, 2024

Cận cảnh vẻ đẹp kỳ bí của 'con rồng bị chối bỏ'

Số phận của con rồng giữa lòng hồ Thủy Tiên thật đặc biệt, bị 'bỏ rơi' ngay sau khi hình thành nhưng được thừa nhận bởi du khách quốc tế vì vẻ đẹp kỳ bí.

Những ngày cuối năm, trong khi nhiều địa phương đang đua nhau chia sẻ những tạo hình linh vật rồng độc đáo cho Tết Nguyên đán Giáp Thìn thì con rồng bị bỏ hoang ở hồ Thủy Tiên (Huế), từng nổi danh trên khắp các trang du lịch quốc tế, lại chịu số phận hẩm hiu, đối mặt với thực trạng phải phá bỏ.

Cách trung tâm thành phố khoảng 10 km và nằm trên đồi Thiên An, dự án Khu vui chơi giải trí hồ Thủy Tiên từng được đầu tư bởi Công ty Du lịch Cố đô, giai đoạn 1 đưa vào sử dụng vào năm 2004 khi chưa hoàn thiện với số vốn đầu tư hơn 70 tỉ đồng. BÙI VĂN HẢI

Thú vị thay, phương ngữ Quảng Trị

Trước khi đi vào một số khía cạnh thú vị của phương ngữ Quảng Trị, cũng xin dẫn luận đôi điều liên quan đến lời ăn tiếng nói vùng đất có vị trí lịch sử, địa lý đặc biệt này. Điều này có giá trị và cả về lý thuyết lẫn thực hành khi muốn khảo tả thực tế.

Tinh sương - Ảnh: Nông Văn Dân

Phương ngữ Quảng Trị được nhắc đến trong một vài công trình nghiên cứu về ngôn ngữ các tỉnh Bắc Miền Trung của các nhà khoa học như: Hoàng Thị Châu, Vương Hữu Lễ... và được khúc xạ qua cách ghi nhận bằng văn bản như cuốn Văn học dân gian Quảng Trị do Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Trị ấn hành sau khi tái lập tỉnh không lâu, một công trình sưu tầm và biên soạn văn hóa địa phương gần gũi với loại sách công cụ khá hữu ích. Tuy nhiên, do phương thức biểu đạt đã được “phổ thông hóa” về mặt ngôn ngữ để bạn đọc gần xa dễ tiếp thu nên sắc thái phương ngữ địa phương đã “hương đồng gió nội bay đi”... cũng nhiều rồi.

Ngân vọng tiếng hò...

Người Quảng Trị thường cho rằng giọng mình nặng, khó nghe, không được thanh lịch như Hà Nội hay ngọt ngào như Sài Gòn. Thế nhưng chính chất giọng ấy, phương ngữ ấy khi được thông qua “chất xúc tác” từ âm nhạc lại trở nên quyến rũ lạ kỳ.

Cần có sự nghiên cứu để đề nghị đưa Hò Giã gạo Quảng Trị vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia - Ảnh: Trúc An

Có lẽ không ngạc nhiên khi tác giả Văn Long - thành viên của đoàn công tác tỉnh Hòa Bình đã sững sờ đến mức kinh ngạc khi nghe giọng hò Quảng Trị cất lên trong đêm trăng sáng trên bãi biển Cửa Tùng: “Ôi! Giọng hò Quảng Trị làm xao xuyến lòng tôi. Có phải một phần của mảnh đất miền Trung, đoạn giữa chiếc đòn gánh đặt trên vai họ suốt mấy ngàn năm lịch sử dựng nước đã sinh ra câu hò Quảng Trị cùng biết bao danh nhân, những tên làng, tên núi, tên sông,.. Ôi! Những câu hò sao mà giản dị, thiệt thà và yêu đời đến thế…” (“Điệu ví Mường và câu hò Quảng Trị”, Tạp chí Cửa Việt số 5 (tháng 2/1995).

7 thg 2, 2024

Ngôi đền 500 năm tuổi nổi tiếng tại Hà Tĩnh

Đền Chợ Củi là di tích lịch sử cấp Quốc gia nổi tiếng với sự linh thiêng, thu hút hàng vạn du khách đến mỗi năm.

Đền nằm dưới chân núi Ngũ Mã, phía Nam sông Lam, không chỉ là nơi thờ cúng dưới, còn là điểm hẹn của văn hóa tâm linh. Kiến trúc của đền Chợ Củi được thiết kế theo hình chữ Tam, bao gồm hạ điện, trung điện và thượng điện, liên kết theo trục thần đạo. Các cung thờ như Thánh Mẫu, Ngũ vị Tôn ông, quan Hoàng Mười, Chầu Mười và Trần Triều được sắp xếp uy nghi.

Người dân thường đến đền Chợ Củi để tham gia lễ hội vào các ngày 3/3, 20/8 và 10/10 Âm lịch hàng năm.

Cổng vào đền Chợ Củi. Ảnh: Đền Củi

4 thg 2, 2024

Địa thế hiểm yếu nơi Hồ Quý Ly nhất quyết xây thành nhà Hồ

Dù bị can ngăn, Hồ Quý Ly vẫn quyết dời đô bằng mọi giá, vì theo ông, vào cuối thời Trần không còn là thời "trị" mà thực sự bước vào thời "loạn". Vì sự "loạn" này, ông phải dời đô đến nơi đất hiểm.

Tọa lạc ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400–1407

Làng cổ Phước Tích có gì để được “thăng hạng” Di tích Quốc gia đặc biệt?

Làng Phước Tích - ngôi làng cổ nổi tiếng của xứ Huế - vừa được đề xuất công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Tri Thức & Cuộc Sống xin được điểm lại những nét đặc sắc của ngôi làng độc đáo này.

Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng đầu tiên là làng Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội).

Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước).

Bến đò của làng Phước Tích.

28 thg 1, 2024

Thăm làng hoa giấy Thanh Tiên 300 năm tuổi xứ Huế

Cuối năm, các nghệ nhân làng Thanh Tiên tất bật chế tác những cây hoa giấy thủ công rực rỡ sắc màu để phục vụ Tết Nguyên đán.


Nằm dọc theo hạ lưu sông Hương, cách cầu Trường Tiền khoảng 8 km, làng Thanh Tiên thuộc xã Phú Mậu, TP Huế, nổi danh với nghề làm hoa giấy trong 300 năm. Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế công nhận là làng nghề truyền thống năm 2013.

Người dân làng Thanh Tiên chủ yếu làm nông. Vào một số thời điểm trong năm, đặc biệt vào tháng chạp (tháng 12 âm lịch), người dân trở lại làm hoa giấy để phục vụ nhu cầu trong dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: Nguyễn Thư

27 thg 1, 2024

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn khổng lồ vừa thành Bảo vật quốc gia

Trống đồng Sao Vàng - chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam - là một trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia, theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.

Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.

24 thg 1, 2024

Bánh mì siêu mỏng chỉ có ở Huế, khách ta lẫn Tây đều ít biết

Bánh mì ép là đặc sản Huế ít thực khách biết đến. Hình dáng của món ăn này khá hài hước đối với nhiều người, một số ví như bản in 2D của bánh mì.

Bánh ép vốn là món ăn vặt phổ biến ở Huế, nhưng không phải khách du lịch nào cũng biết một biến tấu thú vị của đặc sản này là bánh mì ép. Khác với bánh ép vốn là bột lọc đổ vào khuôn cho chín sau đó mới thêm nhân, bánh mì sẽ được cho nhân vào bên trong từ đầu.

Sau đó, bánh mì sẽ được đem ép dẹp bằng chảo gang nóng. Thường bánh mì ép có nhân pate, trứng, chà bông, xúc xích... Bánh sẽ được ép giòn, sau đó cắt miếng vừa ăn hoặc thực khách tự xé tùy ý.

Bánh mì ép mỏng dẹt như tệp giấy. Ảnh: Foody

23 thg 1, 2024

Chùa Đông Sơn trên đất cổ Hàm Rồng

Nằm trong không gian của làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), tọa lạc trên triền núi Lợn Vàng, “nhìn” ra núi “con Voi, con Mèo” (theo cách gọi của người dân địa phương), chùa Đông Sơn tĩnh lặng như điểm nhấn cho “bức tranh” làng cổ thêm giàu giá trị.

Chùa cổ Đông Sơn trên đất Hàm Rồng được tôn tạo khang trang.