Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 5, 2024

La Giang - Đức Thọ nối mạch ngàn năm

Dòng sông La được tạo nên bởi sông Ngàn Sâu và Ngàn Phố, hội tụ nơi ngã ba Tam Soa là con sông đẹp khơi nguồn của thi ca, nhạc họa về xứ Nghệ. Con sông này cũng từng được lấy làm tên gọi của vùng đất La Giang, La Sơn, sau này là Đức Thọ (Hà Tĩnh).

Thiên Nhẫn trùng trùng soi bóng Tam Soa

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Kim Đỉnh từng viết: “Đôi bờ vùng đất nằm lọt giữa triền Đông Thiên Nhẫn và triền Bắc Trà Sơn, từ bờ Đông Ngàn Sâu đến bờ Nam Ngàn Cả, thời Lê sơ mang tên huyện La Giang... “La”, chữ Hán mượn để ghi âm lại có nghĩa “là” lụa là. Dòng sông như một dải lụa xanh lam, uốn lượn giữa đôi bờ xanh lục.

Đôi bờ sông La.

17 thg 5, 2024

Về bên dòng sông tuổi thơ…

Sông vẫn trẻ. Chỉ tôi là đã già. Nhưng tôi vui vì dẫu bao nhiêu vật đổi sao dời, riêng dòng La ở Hà Tĩnh quê tôi vẫn vậy…

Đôi bờ sông La. Ảnh: Huy Tùng

Một chiều hanh nắng, lòng chợt nhớ quê. Tôi rời thành phố, chạy xe về quê theo tiếng gọi của miền ký ức. Nơi đó, triền đê La Giang vẫn thoải xanh lộng gió và con sông quê vẫn miệt mài chảy cùng những ký ức êm đềm của bao nhiêu thế hệ...

Biển Thạch Hải "hút khách" dịp nghỉ lễ

Bãi biển đẹp và gần trung tâm TP Hà Tĩnh, biển Thạch Hải (Thạch Hà) đã thu hút đông đảo du khách trong những ngày nghỉ lễ.

Biển Thạch Hải (Thạch Hà) là một trong những bãi biển đẹp và nổi tiếng ở Hà Tĩnh. Đây không chỉ là điểm đến lý tưởng để du khách trải nghiệm vẻ đẹp biển hoang sơ mà còn là "thiên đường" để mỗi người tận hưởng không khí yên bình và "giải nhiệt" cho những ngày hè oi bức.

Biển Kỳ Xuân hút khách bằng vẻ đẹp hoang sơ

Thời gian nghỉ lễ năm nay khá dài cộng với thời tiết nắng nóng nên đông đảo du khách đã lựa chọn bãi biển Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh - Hà Tĩnh) là điểm đến.

Bãi biển Kỳ Xuân có chiều dài khoảng 13 km, hình vòng cung. Biển Kỳ Xuân hiện còn hoang sơ, nổi bật với sự hoà hợp giữa núi non và biển cả; có nhiều hải sản ngon như: tôm hùm, cua đá (cụp), các loại ốc, mực, cá... 

Bãi biển Kỳ Xuân còn mang vẻ đẹp hoang sơ.

16 thg 5, 2024

Cây sanh cổ hơn 500 năm tuổi ở Đức Thọ

Cây sanh ở xã Tùng Châu (Đức Thọ, Hà Tĩnh) có niên đại hơn 500 năm, là nơi gắn liền với nhiều sử tích, cùng người dân địa phương trải qua bao thăng trầm.

Cây sanh cổ thụ mọc tại cánh đồng Rậm thuộc khu vực thôn Châu Thịnh (xã Tùng Châu). Cây có chiều cao hơn 15 m, tán rộng gần 27 m, chu vi gốc khoảng 5,8 m.

Ngắm cặp cây muỗm gần 600 năm tuổi ở Cẩm Xuyên

Cặp cây muỗm trong đền thờ Cương Quốc Công Nguyễn Xí (đền Cương Khấu Lộc Sơn), thuộc địa bàn thị trấn Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) vừa được công nhận là cặp cây di sản.

Tương truyền sau khi giúp Lê Lợi đánh tan quân Minh ở vùng phía Nam Hoan Châu (tức Xứ Nghệ cũ), trên đường về Bắc, Cương Quốc Công Nguyễn Xí (một võ tướng tài ba, một danh thần kiệt xuất thời Hậu Lê) đã dừng chân ở rú Trôốc (theo tiếng địa phương) thuộc khu vực làng cổ Mỹ Lộc, xã Cẩm Huy (nay là TDP 3, thị trấn Cẩm Xuyên) để lập căn cứ. Thời gian này, ông cắt cử lính nuôi ngựa, trồng lương thực, giúp bà con nhân dân nơi đây ổn định cuộc sống. Trong ảnh: Vùng rú Trôốc ngày nay.

15 thg 5, 2024

Di tích lịch sử cấp Quốc gia đền Chợ Củi

Tọa lạc dưới chân núi Ngũ Mã bên bờ sông Lam thuộc xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, đền Chợ Củi có kiến trúc đặc sắc và nổi tiếng về sự linh thiêng, thu hút một lượng lớn du khách ghé thăm mỗi năm.

Trong những ngày gần đây, ngôi đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia này đang khiến dư luận quan tâm vì những hạn chế, bất cập trong công tác quản lý được nêu ra trong kết luận thanh tra của UBND tỉnh Hà Tĩnh.

Kiến trúc cổ kính và nét tín ngưỡng độc đáo

Theo Cổng Thông tin Điện tử Huyện Nghi Xuân, đền Chợ Củi còn có tên chữ là Thánh Mẫu Linh từ, được xây dựng vào thời Hậu Lê có cấu trúc theo kiểu chữ Tam gồm các hạng mục tam quan, hạ điện, trung điện và thượng điện, mặc dù đã trải qua nhiều lần tôn tạo nhưng vẫn giữ lại nét xưa, trang nghiêm thần bí, hài hòa với cảnh quan sông núi và tân thế của dân gian.

Cổng tam quan đền Chợ Củi. Ảnh: Đền Củi - Đền Quan Hoàng Mười/ Facebook.

14 thg 5, 2024

Lũy Thầy ở Quảng Bình “có cánh cũng không thể vượt qua“

Với lợi thế tự nhiên và cách xây dựng khoa học, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra...

Được nhà quân sự Đào Duy Từ chỉ huy xây dựng theo lệnh chúa Nguyễn nhằm mục đích bảo vệ Đàng Trong khỏi các cuộc tấn công của chúa Trịnh ở Quảng Bình, Lũy Thầy hay Lũy Nhật Lệ là một công trình quân sự nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. 

12 thg 5, 2024

Chinh phục đỉnh Hòn Vượn

Lướt face đã thấy thích hình ảnh, đọc status của chị xong, tôi quyết định ngay điểm đến cuối tuần phải là núi Hòn Vượn. Cảm nhận về du lịch leo núi cùng niềm tự hào về sự tuyệt vời mà thiên nhiên ban tặng cho Huế là trải nghiệm tôi có được sau chuyến du lịch tới thôn Đồng Chầm, xã Hương Hồ, thị xã Hương Trà.

Các bạn trẻ sẽ tiếc nếu không thử chinh phục núi Hòn Vượn

Để tránh mất sức vì nắng nóng, chúng tôi xuất phát từ 5 giờ sáng, tư trang quan trọng nhất là đôi giày, càng êm càng tốt; thêm mũ, khăn và nước uống nữa là cơ bản; gậy thì có cũng được mà không cũng chẳng sao, vì cây mọc san sát đủ để đổi tay vịn liên tục.

Trứng lộn um bầu

Có một món ăn tôi biết đến đã lâu nhưng chưa có dịp thưởng thức, một phần cũng bởi vì tên gọi không quá hấp dẫn “trứng lộn um bầu”, “trứng lộn xào me” hay “gỏi trứng lộn” có vẻ không kích thích được vị giác của tôi. Vậy nhưng, đến khi biết đây là một món ăn gốc Huế, tôi không ngần ngại mà phải thử ngay.

Trứng lộn um bầu

11 thg 5, 2024

Duyệt Thị Đường - nhà hát trăm tuổi trên đất cố đô Huế


Nhà hát Duyệt Thị Đường tọa lạc tại Đại Nội Huế được ví như một viên ngọc kiến trúc lộng lẫy, mang đậm dấu ấn thời đại, góp phần tô điểm thêm cho bức tranh văn hóa đầy sắc màu của Cố đô Huế. Đến với nơi đây, du khách sẽ được đắm chìm trong không gian văn hóa độc đáo, tìm hiểu về lịch sử và kiến trúc thời Nguyễn, đồng thời có thể thưởng thức những "bữa tiệc" âm nhạc cung đình khó quên.

Bước chân vào Duyệt Thị Đường, du khách như lạc bước vào một không gian hoài cổ, hấp dẫn và đầy bí ẩn. Được xây dựng khoảng những năm 1826 dưới triều vua Minh Mạng, dùng là nơi dành riêng cho vua, hoàng thân quốc thích, các quan đại thần và quốc khách thưởng thức các vở tuồng cung đình. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Duyệt Thị Đường vẫn giữ nguyên vẹn kiến trúc độc đáo, trở thành minh chứng cho sự tài hoa và tinh tế của nghệ nhân thời Nguyễn.

9 thg 5, 2024

Lộng lẫy điện Kiến Trung – nơi ở của hai vị vua cuối cùng triều Nguyễn

Toàn cảnh điện Kiến Trung nhìn từ hướng chính Nam Hoàng Thành Huế. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam.

Sau hơn 70 năm tồn tại dưới hình hài của một phế tích, mùa xuân năm Giáp Thìn – 2024, điện Kiến Trung, một trong 05 công trình kiến trúc lớn nằm trên trục thần đạo trong Tử Cấm Thành (Huế) và cũng chính là nơi làm việc và sinh hoạt của hai vị vua cuối cùng của triều Nguyễn đã được trả lại dáng vẻ bề thế, lộng lẫy như xưa để tiếp tục kể những câu chuyện thú vị về nội cung nhà Nguyễn và các sự kiện mang dấu ấn lịch sử của nước nhà.

7 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ dụng cụ dệt vải cổ xưa của đồng bào Thái ở Anh Sơn

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, diện mạo xã Thành Sơn (Anh Sơn) đang khởi sắc từng ngày. Điều đáng quý là dù có những đổi thay song đồng bào Thái nơi đây vẫn bảo tồn được nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm và những dụng cụ dệt vải từ xa xưa…

Đồng bào Thái ở xã Thành Sơn nổi tiếng với câu nói: “Gái thạo thêu thùa/Nam giỏi đan lát”, nay dưới những mái nhà sàn, vẫn còn những khung cửi ngày ngày đều đặn tiếng thoi đưa. Ảnh: Thanh Phúc 

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Gian nan giữ nghề

Tôi trở lại Trù Sơn một ngày gần đây, khi giao thông đi lại đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Trù Sơn nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Vinh tầm 40 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm hành chính huyện Đô Lương khoảng 20 km về phía Đông Nam.

Từ thành phố Vinh, chúng tôi ngược ra Bắc khoảng 15 km rồi rẽ hướng theo đường N5 (còn gọi là đường 538B). Con đường thoáng rộng, cắt qua đường cao tốc Bắc -Nam, được khai mở cách đây gần 10 năm đã giúp nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7, tạo đà cho sự phát triển của các xã miền núi phía Tây Bắc của huyện Nghi Lộc và Đông Nam của huyện Đô Lương, trong đó có Trù Sơn.

Làng "nồi đất" nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo

6 thg 5, 2024

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Dốc Kẻ Lè và Quốc lộ 48A nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo 

5 thg 5, 2024

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp hoang sơ của khe Huồi Giảng ở Kỳ Sơn

Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ lại không kém phần thơ mộng, song khe Huồi Giảng (xã Tà Cạ, Kỳ Sơn) vẫn chưa được đưa vào khai thác, tạo thành điểm đến du lịch.

Khe Huồi Giảng nằm dưới dãy Pu Nghiêng hùng vĩ. Dòng nước trong xanh bắt nguồn từ Puxailaileng chảy về, vượt qua bao đồi dốc, thác ghềnh đổ xuống tạo nên khe nước mát lành. Ảnh: Thanh Phúc 

30 thg 4, 2024

Sông Hương, người bạn theo năm tháng

Sóng gợn lăn tăn, gió thổi nhè nhẹ, mặt trời phủ lên tất cả cảnh vật xung quanh một màu vàng ấm áp, dịu dàng làm cho phong cảnh hoàng hôn bên sông Hương đẹp đến xiêu lòng,...

Sinh ra và lớn lên tại Hà Tĩnh, nhưng vì cơ duyên nào đó đã đẩy tôi lưu lạc vào tận xứ Huế thân thương này. Trước khi tới Huế làm việc, ai cũng can ngăn, bảo tôi là sao không chọn các thành phố lớn mà vào Huế làm gì, buồn lắm. Ấy thế mà tôi đã ở Huế được gần 2 năm rồi đấy.

12 thg 4, 2024

Chiêm ngưỡng nhà thờ màu hồng hơn 90 tuổi ở Nghệ An

Nhà thờ Nghĩa Thành gây ấn tượng với màu hồng lung linh, thu hút nhiều người đến check-in, tham quan tại Nghệ An.

Nhà thờ Nghĩa Thành hay còn gọi là giáo xứ Nghĩa Thành, nằm ở xã Nghĩa Trung, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc cổ kính, nhưng mang màu hồng nổi bật. Nhà thờ này được thành lập vào năm 1929.

Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu trước lễ giỗ lần thứ 647

Hằng năm, vào các ngày 11-12/2 âm lịch, TX Kỳ Anh (Hà Tĩnh) sẽ tổ chức lễ giỗ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu để tưởng nhớ, tri ân công đức của bà đối với dân tộc.

Đền thờ Chế Thắng phu nhân Nguyễn Thị Bích Châu tọa lạc tại xã Kỳ Ninh, thị xã Kỳ Anh, cách Quốc lộ 1 khoảng 18 km về phía Đông. Đền còn có nhiều tên gọi khác là đền Hải Khẩu, đền Bà Hải hoặc đền Chế Thắng phu nhân.

10 thg 4, 2024

Non nước Kỳ Anh

Thị xã Kỳ Anh nằm ở cực Nam của Hà Tĩnh - miền đất giàu giá trị văn hóa, lịch sử. Trải qua các thời kỳ lịch sử, văn hóa - con người đã tạo ra sức mạnh nội sinh, tiếp tục kiến thiết những giá trị mới…

Dưới bóng Hoành Sơn 

 Toàn cảnh di tích Hoành Sơn Quan.