Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bắc Trung bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 1, 2024

Cha Lo - nơi rừng núi miền Tây Tổ quốc

Thời trai trẻ, tôi rất thích bài hát Đêm trên Cha Lo của nhạc sĩ Phạm Tuyên vì âm hưởng trầm hùng, sôi nổi, náo nức. Từ lúc đó, lòng mong ước sẽ có dịp đến thăm, nhưng chẳng dễ gì cho dù tôi đã nhiều lần ngao du từ Quảng Nam đến tận Hà Tĩnh theo đường Hồ Chí Minh.

Mãi cho tới tháng 5 này, khi bên đông Trường Sơn trời nắng chói chang, gió Lào thổi rát mặt còn bên tây trời đã đổ mưa rào, tôi mới thực hiện chuyến đi tới ngã ba Khe Ve - Quảng Bình rồi rẽ trục đường 12A hướng tới đèo Mụ Giạ giữa những cánh rừng xanh thăm thẳm. Từ nơi này nhìn lên là dãy núi Giăng Màn, nhìn xuống là thung sâu, rải rác làng mạc của người Chứt, Sách, Khùa, Mày sống bao đời nay.

Đây cũng chính là Cha Lo - điểm cuối cùng trên đất nước Việt Nam của dãy Trường Sơn để tới nước Lào và là tên một bản người dân tộc Chứt, thuộc xã Dân Hóa, huyện Minh Hóa.

Cửa khẩu quốc tế Cha Lo. TTD

20 thg 1, 2024

Bí ẩn Đông Trường Sơn

Đường Trường Sơn nhánh đông đi qua Tây nguyên, một thời rừng già phủ kín trùng điệp, nay đã tan hoang, thay thế là khu dân cư, thị trấn… thì vùng biên ải Tây Giang, Quảng Nam vẫn hoang sơ giữa đại ngàn và ẩn chứa bao điều bí ẩn đúng nghĩa.

Chọn Tây Giang - Quảng Nam làm điểm dừng chân đầu tiên trong cuộc hành trình từ Trường Sơn Đông sang đường Trường Sơn nhánh tây là điều tôi ấp ủ trong thời gian dài trước khi một mình đi xe máy lên vùng rừng núi Quảng Nam.

Trong "vương quốc Pơ Mu" ngàn năm tuổi

Vượt hơn 130 km từ Đà Nẵng, xế trưa, chúng tôi có mặt tại xã A Tiêng cũng là huyện lỵ của Tây Giang với vài dãy phố dọc ngang hướng về quảng trường trung tâm huyện. Mọi thứ toát lên vẻ thân thương, mộc mạc và gây cảm giác buồn. Dùng tạm tô mì Quảng, sau đó tiếp tục lăn bánh theo đường đèo về phía tây hướng tới xã biên giới A Xan. Thi thoảng gặp từng nhóm phụ nữ người dân tộc Cơ Tu sau một ngày vất vả vào rừng chặt nứa, đang ngồi bên đường chẻ mỗi đốt thành một ống ngắn để sớm mai bỏ mối cho thương lái hoặc trực tiếp mang ra chợ bán cho người dân làm dụng cụ nấu chín các món: cơm lam, món Zờ Rá - món ăn nức tiếng mang đậm hương vị núi rừng Trường Sơn mà mọi người Cơ Tu đều có thể chế biến được.

Vùng lõi 'vương quốc Pơ Mu" Tây Giang nhìn từ trên cao. TTD

Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh

"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".

Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.

Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.

19 thg 1, 2024

Một vùng thắng tích

Quần thể danh thắng Kim Sơn gồm 29 ngọn núi đá vôi sừng sững, có hang động nước và động khô. Ở đây còn có đàn khỉ hoang thu hút sự tò mò cho du khách.

Non nước hữu tình ở danh thắng Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc).

Leo động khô, chèo thuyền “mục thị” động nước

Vĩnh Lộc không chỉ được nhắc đến bởi Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đất phát tích chúa Trịnh, mà còn có những danh thắng nổi tiếng, trong đó có quần thể danh thắng Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, khiến bạn tôi ở Hà thành rất háo hức, và sau nhiều kết nối chúng tôi đã có chuyến thực tế nơi đây.

Dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên vùng đất Châu Lang

Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Vùng đất Châu Lang (nay là huyện Lang Chánh) tuy không phải là nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa, nhưng đã chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai bảo toàn lực lượng của nghĩa quân.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh chùa Mèo - tương truyền liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

18 thg 1, 2024

Người Thái Nghệ An cúng 'pủ xừa' - gốc cây cổ thụ

Vào 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa màng bội thu.

Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

Rừng me cổ thụ giữa bản làng người Thái Nghệ An

Giữa những ngôi nhà sàn ở bản làng người Thái huyện Kỳ Sơn từ hàng chục năm nay mọc lên những cây me rừng. Qua thời gian, rừng me được giữ gìn và phát triển, hiện đang vào mùa trĩu quả tạo nên một cảm giác thanh bình hiếm có.

Bản Piêng Phô, xã Phà Đánh (Kỳ Sơn) là nơi định cư của 67 hộ người dân tộc Thái. Từ trên cao nhìn xuống, bản Piêng Phô bị che khuất bởi những cây me cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm. Ảnh: Đào Thọ

Đào cổ thụ nở rộ trong biển mây bồng bềnh trên đỉnh Pu Lon

Những ngày này, trên đỉnh Pu Lon (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn), khắp bản làng rực lên sắc hồng của những cây đào cổ thụ. Càng đẹp hơn nữa trong thời điểm sáng sớm, thiên nhiên Pu Lon chìm ngập trong biển mây trắng thơ mộng.

Đỉnh Pu Lon nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống từ xa xưa của cộng đồng người Mông dòng họ Hạ. Khoảng 6 giờ sáng, khi mặt trời bắt đầu lên, sương mù bắt đầu đọng lại tạo thành những đám mây tuyệt sắc. Ảnh: Đào Thọ

17 thg 1, 2024

Về làng Lung trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ

Huyện Nghĩa Đàn đang xây dựng mô hình du lịch văn hóa dân tộc Thổ tại làng Lung, xã Nghĩa Lợi để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đến với làng Lung, du khách sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo.

Làng Lung thuộc xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có 3 mặt tựa núi, nằm giữa thung lũng phì nhiêu, cây trái tốt tươi, khu dân cư được xếp thành hình ô bàn cờ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thổ. Bà con làng Lung còn lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa truyền thống. Làng Lung được lựa chọn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để du khách trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ. Ảnh: Quốc Đàn 

Về Kỳ Sơn ngắm dàn sen đá 'khủng' của người Thái

Những dàn sen đá được người Thái ở bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) mang từ rừng về, trồng tự nhiên bên hiên nhà sàn, tạo nên vẻ đẹp hiếm có nơi miền biên viễn.

Bản Noọng Dẻ là nơi định cư của phần lớn người Thái Khăng. Bản nằm trên trục đường quốc lộ 7 từ thị trấn Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn với những dốc đèo uốn lượn đẹp như một bức tranh. Ảnh: Sách Nguyễn

Rực rỡ sắc hoa trạng nguyên trên những bản vùng cao Nghệ An

Từ tháng 10 trở đi, và nhất là vào thời điểm này hoa trạng nguyên khoe sắc đỏ rực ở nhiều cung đường vùng miền Tây Nghệ An.

Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, ở các bản, làng miền Tây xứ Nghệ, hoa trạng nguyên vào mùa khoe sắc. Nhiều năm lại nay, cây hoa trạng nguyên ngày càng xuất hiện nhiều dọc các cung đường đến các xã, bản trên khắp các huyện miền Tây, đặc biệt là những nơi có khí hậu lạnh và núi cao. Ảnh: H.T

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Nghề đan lưới lồng bắt đầu xuất hiện tại làng Trung Sơn từ những năm 2009. Người đưa nghề về làng là anh Hoàng Văn Hợi, hiện là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bằng nhựa HPDE. Ảnh: Thanh Phúc

16 thg 1, 2024

Ngôi đền thiêng thờ thần một chân trên đỉnh núi

Được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ 13-14), đền Độc Cước nằm ở cửa biển Sầm Sơn được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất vùng biển xứ Thanh.

Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi Cổ Giải (còn gọi là cổ con rùa biển), thuộc dãy Trường Lệ, TP Sầm Sơn. Dù không bề thế, nguy nga nhưng vẻ cổ kính rêu phong, đậm màu sắc huyền bí của ngôi đền thường thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến tham quan, dâng hương, đặc biệt vào các dịp lễ tết.

Đền Độc Cước rêu phong cổ kính nằm trên hòn Cổ Giải, TP Sầm Sơn. Ảnh: Lê Hoàng

Thăm rừng phong hương mùa thay lá

Những ngày đầu năm mới, khi thời tiết giao mùa cũng là lúc rừng cây phong hương (hay còn gọi là sau sau) ở huyện miền núi Hướng Hóa “trở mình” thay màu lá. Sắc màu rực rỡ của rừng sau sau đã thu hút lượng lớn khách du lịch đến tham quan, khám phá và trải nghiệm ở Hướng Hóa. Qua lăng kính nhiều người, những sắc màu ấy hiện lên như bức tranh mang vẻ đẹp thơ mộng, tựa góc “trời Âu” ngay ở miền Tây Quảng Trị.

Gam màu ấn tượng


Gần đây, trên mạng xã hội “rộ” lên những hình ảnh đẹp được ví như “trời Âu” của những cánh rừng sau sau đang thời điểm thay màu lá nằm dọc tuyến đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, đoạn qua địa phận các xã Hướng Tân, Hướng Phùng, Hướng Sơn và Hướng Linh của huyện Hướng Hóa. Với nhiều người thích khám phá, việc tìm đến tận nơi để trải nghiệm là điều không thể bỏ lỡ. Đó cũng là lý do khiến điểm check in với vẻ đẹp đến ngỡ ngàng của những cánh rừng sau sau đang “chuyển mình” thay lá thu hút rất đông người trẻ, khách du lịch đến thưởng ngoạn.

Để đến được khu vực được ví “trời Âu” ở miền Tây Quảng Trị, du khách phải di chuyển bằng thuyền -Ảnh: L.T

15 thg 1, 2024

Lung linh sắc màu Phố đi bộ Lao Bảo

Phố đi bộ Nguyễn Huệ ở thị trấn Lao Bảo (Hướng Hóa, Quảng Trị) ngày thứ 2 đi vào hoạt động đã gây ấn tượng cho hàng ngàn khách tham quan bởi không gian văn hoá, ẩm thực phong phú, đa dạng.

Tuyến đường đi bộ Nguyễn Huệ là địa điểm check in lý tưởng cho du khách

Lạ miệng với chả cá lóc

Đối với cá lóc, ngoài những món chính như nấu canh chua, kho nghệ, nướng trui, hấp bầu… thì chả cá cũng là một trong những món ăn lạ miệng không thể bỏ qua.

Cá lóc được tách riêng phần thịt để làm món chả thơm ngon - Ảnh: H.T

Mỗi khi ra chợ, thấy những giỏ cá lóc đồng được các o, các mệ bày bán nơi góc chợ, bước chân tôi ngập ngừng không muốn đi. Và cho dù trong tủ lạnh có đầy đồ chưa ăn đến, tôi vẫn cứ dừng lại để mua. Cá lóc là loài cá thịt ngon và hiền nhất trong các loài cá đồng, lại ít xương và nhiều đạm. Ngon nhất là vào đầu mùa mưa, con nào con nấy chứa đầy bụng trứng hoặc ra giêng cá trưởng thành, con nào cũng tròn lẳn.

13 thg 1, 2024

Đu dây vượt thác trong Vườn quốc gia Bạch Mã

Đu dây vượt thác Đỗ Quyên cao 400 m là trải nghiệm dành cho những người yêu thích thể thao mạo hiểm, mới được khai thác vào đầu năm nay tại Vườn quốc gia Bạch Mã.


Thác Đỗ Quyên trong Vườn quốc gia (VQG) Bạch Mã là đầu nguồn của một trong hai nhánh sông chính, hợp thành sông Hương thơ mộng của xứ Huế. Gọi là thác Đỗ Quyên vì vào mùa xuân, xung quanh thác có nhiều cây hoa đỗ quyên nở rộ. Thác cao khoảng 400 m, nước đổ từ trên cao xuống như một dải lụa trắng vắt ngang núi rừng xanh biếc.

12 thg 1, 2024

Đặc sản làm từ rêu đá của người dân xứ Nghệ

Những ngày mùa Đông, người dân vùng cao Nghệ An lại tìm về các dòng sông, con suối để vớt rêu đá. Đây là món ăn không thể thiếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An trong những ngày lễ, tết.

Bắt đầu từ tháng 11 – 12 (âm lịch), trên các con sông, khe suối ở vùng cao Nghệ An, rêu đá phát triển rất nhiều. Đây là thời điểm thuận lợi để người dân vớt rêu đá về chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc. Ảnh: Đào Thọ 

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.

Cộng đồng người Mông (Nghệ An) chủ yếu sống quần cư trên các ngọn núi cao ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Dân tộc này hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng từ trang phục, lễ tết, ma chay, cưới hỏi…đến ẩm thực. Ảnh: Đào Thọ 

10 thg 1, 2024

Say đắm hoa trẩu trắng muốt trên triền núi Khe Sanh

Trong khi núi rừng Bắc Bộ đang nở rộ hoa gạo, hoa ban thì ở phía Tây Quảng Trị, hoa trẩu bung nở trắng muốt làm bừng sáng cả núi rừng.

Những tán hoa trẩu khoác cho núi rừng tấm áo mới. NÂU

Khe Sanh là thị trấn của huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, cách Đông Hà 63 km về phía Tây, cách cửa khẩu Lao Bảo 20 km về phía Đông. Địa danh Khe Sanh được thế giới biết đến qua trận đánh Khe Sanh năm 1968 trong lịch sử chiến tranh Việt Nam.