Hiển thị các bài đăng có nhãn Tín ngưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tín ngưỡng. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 4, 2016

“Chuyến du hành” về cõi tâm linh

Lần đầu tiên, nghi lễ diễn xướng dân hầu đồng trong tín ngưỡng “Thờ Mẫu Tứ phủ” của người Việt được tái hiện một cách tinh tế, đặc sắc và nguyên bản trên sân khấu Rạp Công nhân (42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Buổi diễn được ví như đưa du khách đến “chuyến du hành" về cõi tâm linh. 

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu thì trong đạo Mẫu có 4 vấn đề gắn với cộng đồng. Một là đạo Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ. Hai là đạo Mẫu mang cho con người sống ở trên đời ba điều: Phúc – Lộc – Thọ. Ba là đạo Mẫu thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa. Và bốn là đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa.

Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, thì có tới hơn chục vị thần là người dân tộc thiểu số. Trong đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình đẳng và luôn sẵn sàng mở cửa để tiếp nhận đa văn hóa. Đây là một ý nghĩa duy nhất chỉ có ở tín ngưỡng của Việt Nam, cũng đồng thời là vấn đề của cả nhân loại, cả thế giới đang kêu gọi. Chính vì vậy, hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đã được đệ trình lên UNESCO xin công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tráp đồ trang sức cho nhân vật hầu đồng. Ảnh: Trần Thanh Giang

20 thg 8, 2014

Thánh đường Hồi giáo ở TP Hồ Chí Minh

Tôi vẫn nghĩ là ở TPHCM không có thánh đường Hồi giáo, hoặc nếu có thì cũng chỉ một vài ngôi thôi (vì xứ ta đâu phải đất nước đạo Hồi). Vậy nên khi tìm hiểu tôi giật mình khi biết được số lượng thánh đường Hồi giáo ở TPHCM. Các bạn có biết bao nhiêu ngôi không? Có tới 15 ngôi thánh đường Hồi giáo ở TPHCM!

Nói cho chính xác thì như thế này: có 2 loại thánh đường Hồi giáo. Thánh đường lớn gọi là Masjid, thường xây theo hướng đông tây, có hậu cung và chạm trổ đẹp. Thánh đường nhỏ gọi là Surao hay còn gọi là nhà nguyện, đây là những ngôi nhà bình thường dùng làm nơi cầu nguyện và hội họp. TPHCM có 9 masjid và 6 surao.

Tín đồ Hồi giáo ở TPHCM nói riêng và Việt Nam nói chung đa số là người Chăm. Cách tổ chức của Hồi giáo khá giống với Công giáo. Người công giáo tổ chức thành giáo xứ, mỗi giáo xứ có nhà thờ để giáo dân tới hành lễ. Hồi giáo tổ chức thành từng jum ah, mỗi jum ah gồm một hoặc vài khu vực cư trú của tín đồ và có thánh đường (masjid) hoặc tiểu thánh đường (surao) để tới hành lễ. Tuy nhiên, số tín đồ của một jum ah ít hơn nhiều so với số giáo dân của một giáo xứ. Giáo xứ có cha xứ thì jum ah có 2 vị lãnh đạo gọi là Hakêm và Naếp.

18 thg 8, 2014

Chùa Ấn Độ ở TPHCM

Theo sách Hỏi đáp về Sài Gòn - TPHCM thì ở TPHCM hiện nay có 4 ngôi chùa Ấn Độ. Trong đó ngoài 3 ngôi chùa ở tương đối gần nhau nơi quận 1 (đường Trương Định, Nam Kỳ Khởi Nghĩa và Tôn Thất Thiệp) thì còn một ngôi chùa nhỏ ở số 139 đường Thuận Kiều, quận 11.

Hồi nào giờ thường viếng các ngôi chùa Phật giáo, lần này tôi và cậu con trai Bùm quyết định bỏ ra một ngày đi thăm cho hết 4 ngôi chùa Ấn Độ này ở Sài Gòn cho... mới lạ.

Ngôi chùa Ấn đầu tiên mà cha con tôi ghé thăm là chùa Ganesh ở đường Thuận Kiều. Gì chớ Ganesh hay Ganesha thì tôi biết, đó là một biểu tượng mình người đầu voi trong Ấn Độ giáo, vì thế chẳng ngạc nhiên khi sách ghi rằng chùa này được người dân gọi là chùa Ông Voi.

Biểu tượng Ganesha thường thấy trong các kiến trúc tín ngưỡng Ấn Độ giáo

28 thg 6, 2014

Khu mộ táng cá voi lớn nhất Việt Nam

Không những khủng nhất Việt Nam mà có thể khủng nhất thế giới về số lượng cá voi được an táng nơi đây. Đó là nghĩa địa cá voi ở khu phố Lộc An, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Độc đáo tập tục thờ thần cá

Nằm khuất nơi mép biển, cuối làng chài Phước Hải, trong 1 khuôn viên rộng 3.000m2, nghĩa địa cá voi được ngư dân gọi là "Ngọc lăng Nam Hải". Nghĩa địa có 5 phần gồm: Lăng thờ "lệnh ông Nam Hải đại tướng quân"; Miếu thờ Quán Thế Âm Bồ Tát; Miếu thờ Thổ công; Miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi. Toàn bộ công trình đều nhìn ra biển. Khu vực mộ táng nằm trên bãi cát rộng dưới bóng mát của vườn cây dương. Tất cả những ngôi mộ đều được đắp nấm cát như mộ người, có lư hương và tấm bia đá viết "Nam Hải chi mộ", ngày tháng năm "lụy" (chết) của cá. Lưng bia đá có ghi tên con trai cả của chủ tàu phát hiện xác cá.

13 thg 6, 2014

Bà Đen

Đi núi Bà Đen ở Tây Ninh là đi du lịch sinh thái, du lịch leo núi. Nhưng núi Bà Đen thu hút nhiều khách du lịch không phải là du lịch sinh thái mà là du lịch tâm linh: đi chùa trên núi Bà Đen, hay là đi chùa Bà Đen. Lễ hội chùa núi Bà Đen đã được Tổng cục Du lịch xác nhận là một trong ba lễ hội tín ngưỡng thu hút đông khách nhất Việt Nam (2 lễ hội còn lại là lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc và lễ hội chùa Bà ở Bình Dương).

Trên núi Bà Đen có nhiều chùa, nhưng ngôi chùa chính được gọi là chùa Bà Đen là ngôi chùa có tên chính thức là Linh Sơn Tiên Thạch (còn gọi là chùa Thượng). Giống như miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc hay chùa Bà Bình Dương, người ta đến viếng chùa đông vì tin vào sự linh thiêng của chùa.

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà Đen). Ảnh: Võ văn Tường

30 thg 9, 2010

Lễ hội BÀ

1.
Theo Tổng cục Du lịch, 3 lễ hội có lượng người tham dự đông nhất nước là:

  • Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc)
  • Lễ hội Chùa Bà Bình Dương
  • Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh
Đông tới cỡ nào? Có thể lấy một con số minh họa: Dịp lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm, số lượng người đến chùa Bà Bình Dương là 1,5 triệu người! Còn ở miếu Bà Chúa Xứ là 2 triệu người nhân dịp vía bà (23 đến 27/4 âm lịch)! Thật là một con số mà những nhà tổ chức sự kiện, tổ chức lễ hội không mơ thấy nổi!

  Lễ vía Bà Chúa X