Hang Cát Đùn thuộc địa phận xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, Ninh Bình xuất hiện điều kỳ lạ. Ở đây cứ hàng năm, cát đùn ra cửa hang sau rút lại vào bên trong. Ảnh: Nguyễn Trường
Từ trung tâm xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn (Ninh Bình), men theo con đường rừng núi lầy lội và rậm rạp cây cối gần 10km mới đến được hang Cát Đùn. Ảnh: Nguyễn Trường
Theo truyền thuyết, từ thuở xa xưa, tại chốn hang động này đã xảy ra điều kỳ lạ. Cứ vào tháng 8 âm lịch hàng năm, cát trong hang núi đùn ra ngoài cửa hang. Ảnh: Nguyễn Trường
Tương truyền, hình dáng đống cát sẽ dự báo sự việc có thể xảy ra trong năm. Đến tháng 3 năm sau, cát lại bị hút hết vào trong hang động. Ảnh: Nguyễn Trường
Thấy kỳ lạ, người dân đã lập đền thờ Chúa Sơn Lâm và Đức Cao Sơn Thành Hoàng. Đền được lập trên một hốc đá, phía dưới là hang sâu, đến nay vẫn còn hiện hữu. Ảnh: Nguyễn Trường
Theo bà Vũ Thị Dược - Phó Chủ tịch UBND huyện Gia Viễn, hàng năm, vào ngày 15.1 âm lịch tại đây diễn ra Lễ hội đền Cát Đùn. Đây cũng là dịp để người dân và du khách tham gia chiêm bái, dâng lễ cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ấm no, bình an… Ảnh: Nguyễn Trường
Cũng theo bà Dược, vào khoảng tháng 8 âm lịch hàng năm, cát trong hang đùn ra rất nhiều nhưng không năm nào giống năm nào, tạo thành nhiều gò đống lớn với kích thước khác nhau trước cửa hang. Hình thù của đống cát đùn không bao giờ vượt quá 25 m chiều dài và 15 m chiều rộng. Đến tháng 3 âm lịch năm sau thì khối lượng cát trên lại tự động được hút hết vào trong hang. Ảnh: Nguyễn Trường
“Nếu cát đùn ra có hình đống lúa, năm đó mưa thuận gió hòa, sản xuất nông nghiệp được mùa, nhân dân ấm no. Nếu cát có hình con đê, dự báo hiện tượng có mưa to, lũ lụt” - bà Dược cho hay. Ảnh: Nguyễn Trường
NGUYỄN TRƯỜNG
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét