4 thg 1, 2019

Top 5 đặc sản “không mua là tiếc” khi đến Nghệ An

Nghệ An không chỉ là vùng đất có nhiều danh lam, thắng cảnh mà còn thu hút du khách bởi ẩm thực nức tiếng gần xa. Ẩm thực Nghệ An giản dị, sạch lành, nhưng qua thời gian, vị ngon khó cưỡng ấy đã được nâng tầm thành đặc sản, là món quà không thể thiếu trong hành trình trở về của mọi du khách.

Cam Vinh 

Thương hiệu cam Vinh nức tiếng gần xa. Ảnh: Thành Cường 

Cam Vinh từ lâu đã là thương hiệu nổi tiếng của Nghệ An được người tiêu dùng ưa chuộng. Nhiều địa phương trong cả nước trồng được cam, nhưng cam Vinh đặc biệt hơn với vỏ mỏng, tép vàng óng, vị thơm ngọt mà chắc hẳn nếu đã một lần thưởng thức, du khách sẽ không thể quên.

Ngôi làng cổ bằng đá ở Quảng Ngãi

Làng cổ Thiên Xuân ở Quảng Ngãi là một ngôi làng Việt cổ độc đáo với nhiều công trình được ghép bằng đá. Kết quả các cuộc khai quật cho thấy có khả năng làng hình thành từ những cư dân gốc xứ Thanh Nghệ đến đây khẩn hoang vào thế kỷ 15, dưới triều đại Hồ Quý Ly.

Nằm ở chân núi Nứa thuộc địa phận thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi, làng cổ Thiên Xuân là dấu tích một quần thể dân cư cổ mang nhiều nét độc đáo có một không hai của người Việt

Chiêm ngưỡng “nhà” mới của Điềm Phùng Thị bên bờ sông Hương

175 tác phẩm của nhà điêu khắc nổi tiếng thế giới Điềm Phùng Thị hiến tặng cho Huế, vừa được chuyển từ khu biệt thự số 1 Phan Bội Châu về “nhà” mới tuyệt đẹp ở số 17 Lê Lợi, nằm bên bờ sông Hương.

"Nhà" mới của Điềm Phùng Thị ở Huế. Ảnh: H.V.M 

Điềm Phùng Thị tên thật là Phùng Thị Cúc (1920-2002) là một tên tuổi lớn của nền điêu khắc thế giới, từng được ghi danh trong “Từ điển La Rousse: Nghệ thuật thế kỷ XX”; Viện sĩ Thông tấn Viện Hàn lâm Khoa học, Văn học và Nghệ thuật châu Âu...

Không gian huyền ảo ở khu danh thắng Ngũ Hành Sơn

Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định về việc xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 9), năm 2018. Trong đó có Di tích danh thắng Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng.

Phim trường Du Long: Điểm “phượt” mới ở Ninh Thuận

Khu Du lịch Phim trường Du Long là địa điểm mới đang được các bạn trẻ trong và ngoài tỉnh ưa thích khi đến Ninh Thuận. Phim trường thuộc địa bàn thôn Cà Rôm, xã Công Hải (huyện Thuận Bắc), cách Tp. Phan Rang – Tháp Chàm khoảng 30km về phía Bắc.

Những ngôi nhà được thiết kế mới lạ để cho các bạn trẻ để chụp ảnh lưu niệm. 

Theo chỉ dẫn của người dân địa phương, chúng tôi xuất phát từ TP. Phan Rang-Tháp Chàm theo hướng từ Quốc lộ 1A (đoạn qua huyện Thuận Bắc), đến cầu Du Long ngã theo hướng vào UBND xã Công Hải, tầm 30 phút chạy xe máy mới đến được Phim trường Du Long.

Lạc lối ở Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng

Cùng với Điềm Phùng Thị, Lê Bá Đảng đã hiến tặng toàn bộ tài sản nghệ thuật của mình cho Huế. Và gần 400 tác phẩm của ông được trưng bày tại Trung tâm Nghệ thuật Lê Bá Đảng – một biệt thự kiểu Pháp nằm bên bờ sông Hương là một tài sản nghệ thuật vô giá không chỉ của riêng Huế.


Lê Bá Đảng (27.6.1921 – 7.3.2015) sinh tại làng Bích La Đông, xã Triệu Đông, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị. Ông có mặt trong số 20 ngàn người Việt sang Pháp trong những năm 1939 trong phong trào “Lính thợ” và đã tham gia vào những đội quân chống phát xít của nước Pháp, bị Đức quốc xã bắt làm tù binh.

Một “phố bảo tàng” bên sông Hương

Sau nhiều năm quy hoạch và xây dựng, cuối cùng Huế cũng đã thấy được hình hài của một “phố bảo tàng” trên con đường đẹp nhất thành phố nằm bên bờ sông Hương.

Tượng "Cô gái Việt Nam" của nhà điêu khắc Lê Thành Nhơn bên bờ sông Hương. Ảnh: H.V.M 

Điểm nhấn đầu tiên là việc chính quyền tỉnh vừa “biến” Trung tâm Festival Huế, một trong những tòa nhà kiến trúc Pháp đẹp nhất nằm dưới chân cầu Trường Tiền thành Trung tâm Nghệ thuật Điềm Phùng Thị.

Câu mực đêm trên biển Nhật Lệ

Mặt trời khuất núi, lão ngư điệu nghề cầm lái, lách chiếc thuyền nhỏ chạy ra khỏi cửa biển Nhật Lệ (TP. Đông Hới, tỉnh Quảng Bình) chỉ tầm 1 lý thì neo lại. Đèn trên thuyền bật sáng hơn chục phút, thì các thành viên lần lượt buông cần để câu mực. Mực được kéo lên, chủ thuyền nổi lửa, chế biến trực tiếp trên bếp than đỏ, để khách vừa nhâm nhi thưởng thức món ngon nức tiếng, vừa trải nghiệm nghề câu mực và ngắm thành phố lung linh đã lên đèn…

Câu mực trên biển Nhật Lệ. Ảnh: QN. 

2 thg 1, 2019

Về Huế đi chợ Đông Ba

Sức hút của chợ Đông Ba không chỉ tới từ vị trí, mà phần lớn do những sản vật, món ăn, thức uống nơi này đủ đánh gục không chỉ người xa xứ mà còn cả dân xứ xa ghé một lần cho biết.

Đủ loại rau bày ở chợ. Ảnh: Hồng Hạnh 

Với người xa xứ, nỗi nhớ quê bao giờ cũng hiển hiện hình ảnh cái chợ. Chợ với những hàng quán, món ăn. Chợ với hình ảnh các bà mẹ te tái xách giỏ đi tới đi lui như một ký ức khó phai. Thành ra, mỗi khi có dịp về Huế, vừa cất va li là tôi ngoắc ngay chiếc xích lô để ra chợ Đông Ba. 

Chinh phục Mũi Đôi - điểm ngắm bình minh đầu tiên trên đất liền Việt Nam

Chuyến đi tới điểm cực Đông trên đất liền của Việt Nam sẽ phải qua đồi cát, biển, núi cho đến ghềnh đá.


Nghỉ công việc ổn định, Huỳnh Kiên, sống ở TP HCM, bắt đầu chuyến đi xuyên Việt vào tháng 10. Trong hành trình của cô có chuyến trekking ở huyện Vạn Ninh (Khánh Hòa), từ bán đảo Đầm Môn tới Mũi Đôi - điểm cực Đông của Việt Nam. Cô gái 26 tuổi chia sẻ về trải nghiệm của mình: