12 thg 7, 2017

Nghề ươm tơ, dệt lụa trên cao nguyên

Cơ sở ươm tơ, dệt lụa Cường Hoàn đã trở thành một điểm du lịch nổi tiếng của Đà Lạt - Lâm Đồng và có tên trong cuốn cẩm nang du lịch quốc tế Guide Book. Mỗi năm, Cơ sở thu hút khoảng 30.000 lượt khách, chủ yếu là khách quốc tế đến để tìm hiểu, nghiên cứu về nghề ươm tơ dệt lụa có truyền thống lâu đời của người Việt đang được lưu giữ và phát triển trên vùng đất cao nguyên. 

Anh Phạm Văn Cường sinh ra và lớn lên ở huyện Đông Anh, Tp. Hà Nội, bên ven sông Hồng luôn bồi đắp phù sa cho bãi dâu xanh tốt, phát triển nghề ươm tơ, dệt lụa. Vào vùng kinh tế mới Lâm Hà (Lâm Đồng) khi mới 15 tuổi, anh đã mong muốn phát triển nghề nghề này tại vùng Cao nguyên. Thời điểm này, nghề dâu tằm tơ đang phát triển trên đất Lâm Đồng, anh Cường đã chạy xe đi khắp các hộ gia đình làm nghề ở Đức Trọng, Lâm Hà để thu mua kén, tơ sống, bán cho các nhà máy ươm tơ ở Bảo Lộc, Đà Lạt, Tp. Hồ Chí Minh.

Anh Cường chia sẻ, ngoài việc học hỏi thêm về kỹ thuật ươm tơ, anh về tận quê hương làng lụa Hà Đông (còn gọi là làng lụa Vạn Phúc, nay thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, Tp. Hà Nội) để học kỹ về nghề dệt lụa.

Nằm trên cao nguyên Di Linh và một phần cao nguyên Langbian, Nam Ban có khí hậu và thổ nhưỡng rất thuận lợi cho cây dâu phát triển tốt và đảm bảo sức khỏe cho con tằm nên cho lụa đẹp, không gai gút, dài và bóng. Nếu bình thường một con kén ở ngoài Bắc nhả sợi tơ dài 300-500m thì ở đây, kén Lâm Đồng nhả tơ dài đến 1.000m.

Sau một quá trình thu mua, bán kén, trồng dâu nuôi tằm, anh Cường mới nảy ra ý tưởng hình thành một cơ sở ươm tơ, dệt lụa vào năm 2000 với một quy trình khép kín gồm đầy đủ các công đoạn như một cách để lưu giữ nghề truyền thống, kết hợp với làm du lịch, giới thiệu những nét đẹp văn hóa của nghề dệt với du khách quốc tế.

Tham quan Cơ sở ươm tơ, dệt lụa Cường Hoàn du khách được khám phá một quy trình khép kín, bắt đầu từ việc mua kén rồi ươm tơ, dệt lụa, tẩy nhuộm, thiết kế sản phẩm, may thêu (trang phục, tranh) và kết thúc bằng việc bán hàng cho khách du lịch.

Xưởng ươm tơ tại Cơ sở ươm tơ, dệt lụa Cường Hoàn của anh Phạm Văn Cường (thị trấn Nam Ban, Lâm Hà, Lâm Đồng).

Nhờ khí hậu và thổ nhưỡng phù hợp, kén ở Lâm Đồng thường khỏe mạnh và nhả tơ dài đến 1.000m.

Tằm ăn lá dâu.

Cơ sở ươm tơ, dệt lụa Cường Hoàn sử dụng vỏ cà phê làm nhiên liệu để ươm tơ .

Kén tằm.

Anh Phạm Văn Cường giới thiệu về kén tằm.

Cơ sở ươm tơ, dệt lụa Cường Hoàn tạo công ăn, việc làm cho nhiều người dân địa phương.

Khung cửi dệt lụa truyền thống.

Người thợ dệt sử dụng suốt và thoi để cuộn chỉ và nhả sợi trong khi dệt lụa.

Anh Phạm Văn Cường giới thiệu về nghề nghề ươm tơ, dệt lụa truyền thống.

Du khách chọn mua sản phẩm tơ lụa Cường Hoàn Silk. 

Khởi đầu chỉ với vài nhân công, làm theo quy mô gia đình, đến nay, Cơ sở ươm tơ, dệt lụa Cường Hoàn đã có 30 máy ươm tơ, 8 máy dệt, 50 công nhân làm việc với công suất 1 tấn kén/ngày.

Du khách quốc tế có thể tham quan phòng trưng bày của cơ sở để tận mắt chứng kiến quy trình ươm tơ, dệt lụa, cách tạo ra sản phẩm mang thương hiệu lụa Cường Hoàn (Cường Hoàn Silk). Anh Cường cũng sẵn sàng là người tư vấn du khách để ai cũng có thể chọn cho mình một sản phẩm ưng ý, phù hợp với thị hiếu của mình.

Các sản phẩm lưu niệm từ kén tằm của Cơ sở ươm tơ, dệt lụa Cường Hoàn:








Bài và ảnh: Nguyễn Vũ Thành Đạt

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét