11 thg 12, 2020

Hoang sơ suối Đá Bàn

Suối Đá Bàn (xã Cửa Sương, huyện đảo Phú Quốc – Kiên Giang) là một trong số những con suối giữa biển đảo khiến nhiều du khách khi đến thăm thú phải ngỡ ngàng, thán phục bởi vẻ đẹp, sự hoang sơ của nó.

Đảo Phú Quốc có 99 ngọn núi hùng vĩ trải dài, xen kẽ từ Bắc đảo đến Nam đảo. Suối Đá Bàn bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh, đây là dãy núi dài nhất và cao nhất trong số đó, mạch nước nơi khu vực Hàm Ninh cũng là nguồn chính cung cấp nước cho Hồ Dương Đông Phú Quốc – Hồ lớn nhất cung cấp nước ngọt cho toàn bộ đảo Phú Quốc với chu vi hơn 3,5km, độ sâu 20m, trữ lượng nước khoảng 5,5 triệu m3.

Sở dĩ dòng suối này được gọi là suối Đá Bàn bởi tại đây có rất nhiều tảng đá lớn, bằng phẳng tựa như mặt bàn do quá trình bào mòn của dòng suối mạnh chảy uốn quanh từ trên núi xuống. Cũng chính vì vậy mà suối Đá Bàn mát lạnh, hơn nữa còn gắn liền với những câu chuyện kể bí ẩn, ly kỳ như tương truyền đây là nơi tiên nữ ngồi tắm khi mỗi lần hạ giới.

Suối Đá Bàn nổi tiếng với những tảng đá to đủ màu sắc. Ảnh: Lê Minh

Về làng đục dó tìm trầm ở Hà Tĩnh

Là loại cây quý, nổi tiếng ở Hương Khê, nhưng trước đây, người dân chỉ coi dó trầm là cây gỗ bình thường. Sau năm 1980, nhiều người ở Huế, Đà Nẵng… đến khai thác, dó trầm trở nên có giá trị cao. Phong trào trồng dó ở Hà Tĩnh và nghề xoi trầm ở xã Phúc Trạch cũng từ đó mà thành.


Ở xã Phúc Trạch không chỉ có giống bưởi ngon, thơm nức tiếng gắn liền với địa danh của của địa phương này mà còn có cây dó trầm được đánh giá rất cao về chất lượng. Từ những cây dó trầm, người dân sẽ chế tác ra nhiều loại sản phẩm khác nhau như: trầm cảnh, đồ mỹ nghệ, trang sức, các sản phẩm tâm linh… Đến nay, phần lớn các công đoạn chế tác vẫn phải làm thủ công.

Cận cảnh quy trình làm mật mía ở làng nghề nổi tiếng Hà Tĩnh

Cuối tháng 10 âm lịch là thời điểm làng nghề ép mật ở xã Thọ Điền, Vũ Quang (Hà Tĩnh) hối hả chuẩn bị hàng tết. Sự ra đời của mô hình HTX cùng với ứng dụng máy móc hiện đại đang giúp người dân mở rộng thị trường, tăng thu nhập.

Nghề ép mật mía ở xã Thọ Điền có từ bao đời nay, trải qua thời gian, toàn xã hiện còn khoảng 100 hộ lưu giữ nghề truyền thống này. Thời điểm này, trên những vùng trồng mía, đi đâu cũng thấy người dân nhanh tay thu hoạch nguyên liệu để kịp cho ra đời những mẻ mật thơm ngon.

Châu Đốc - “Vương quốc” mắm Nam Bộ

Cùng với lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam được tổ chức hàng năm, TP. Châu Đốc (An Giang) còn nổi tiếng với đặc sản mắm. Thật không ngoa khi cho rằng, Châu Đốc là “Vương quốc” mắm của Nam Bộ, bởi ở đây có nhiều cơ sở chế biến hàng chục loại mắm khác nhau. Với nhiều hương vị độc đáo, mắm Châu Đốc là một trong những món quà không thể thiếu khi du khách đến tham quan, du lịch. 

Châu Đốc là vùng đất giàu truyền thống, từng ghi đậm dấu ấn của các danh tướng, những bậc tiền hiền có công khai phá, mở mang bờ cõi, giữ vững biên cương Tổ quốc. Ngoài ra, Châu Đốc còn nổi tiếng với những danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, thu hút đông du khách thập phương như: khu du lịch núi Sam, lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam, lăng Thoại Ngọc Hầu, chùa Hang…

Nhờ có vị trí địa lý đặc thù, nằm bên cạnh sông Hậu cùng hệ thống sông ngòi chằng chịt nên nơi đây có nguồn lợi thủy sản phong phú, đa dạng về chủng loại. Cũng chính nhờ “món quà quý” thiên nhiên ban tặng này, từ lâu các hộ dân nơi đây đã hình thành và phát triển nghề làm mắm cho đến nay. Theo các bậc cao niên ở đây cho biết, ngày xưa do trên các con sông, kênh, rạch có quá nhiều cá, tôm… nhất là vào mùa nước nổi, người dân đánh bắt khá nhiều, ăn không hết nên làm mắm, làm khô để dùng dần. Đây là cách dự trữ nguồn thực phẩm khá hiệu quả và phổ biến vào thời điểm đó, vì có thể để lâu. Nếu trước đây, mắm làm ra để ăn vì nhà nào cũng làm, còn bây giờ mắm làm ra để bán.

Kinh lá buông và giá trị văn hóa Khmer

Được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể, kinh lá buông ẩn chứa những nét đẹp tinh túy trong văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Khmer vùng Bảy Núi. Đây là nơi lưu giữ những giá trị tri thức cũng như sự sáng tạo độc đáo được người Khmer lưu giữ qua nhiều thế hệ. 

Chùa Soài So (xã Núi Tô, Tri Tôn, An Giang) từ lâu được biết đến là nơi còn lưu giữ kỹ thuật viết kinh trên lá buông của đồng bào DTTS Khmer vùng Bảy Núi. Nơi đó có vị hòa thượng Chau Ty, người nghệ nhân duy nhất nắm rõ những tinh túy của kỹ thuật viết kinh trên lá buông. Tuy nhiên, thời điểm tôi đến ông không có mặt tại chùa nhưng vẫn dặn dò sư phó Chau Bane gặp gỡ phóng viên.

Nói về lý do ra đời của những bộ kinh lá buông, sư Chau Bane cho biết: “Nghe kể lại, kinh lá buông có từ thế kỷ XIX. Hồi trước, vì thiếu sách vở để giáo dục phật tử nên các sư nghĩ ra cách này để viết kinh nhằm lưu giữ được lâu. Tính đến nay, những bộ kinh cổ nhất đã có tuổi đời hàng trăm năm. Sãi cả Chau Ty rất muốn truyền dạy kỹ thuật viết kinh lá buông cho nhiều người cùng biết để giữ gìn truyền thống”. 

Sư Chau Bane giới thiệu về bộ kinh lá buông 

Hàng quê mộc mạc, "chính hiệu" nhà trồng!

“Lựa đi em, trái cây “chính hiệu” nhà trồng đó! Bao ngon, bao ngọt, ăn ngon thì lần sau đi ngang đây nhớ ghé ủng hộ chị nghen!” – lời chào mời khách ở những gian hàng “nhà trồng” ven 2 bên đường trên tuyến Tỉnh lộ 943 (TP. Long Xuyên – Thoại Sơn) nghe mà mát lòng. Từ tò mò, dừng xe lại xem các gian hàng bán gì, bạn sẽ không ngần ngại móc “hầu bao” mua những món quà quê “nhà trồng” ấy. Không chỉ vì trái cây đó xanh tươi, mà còn là bởi sự nhiệt tình, dễ mến của chị em miệt vườn. 

Có dịp ngang qua những cung đường Tỉnh lộ 943, 941… của An Giang, hình ảnh những gian hàng quê với thế mạnh trồng gì bán nấy ven 2 bên đường hẳn sẽ thu hút khá nhiều người. Trái cây nhà trồng ấy dễ nhận diện ở chỗ, hễ thấy sạp nào bày bán trái gì, khỏi hỏi cũng đoán ngay rằng, chủ nhà đang trồng nó.

Ở quê mà, các mẹ, các chị đảm đang tranh thủ hái vài trái đu đủ mỏ vịt, những chùm me dốt bột, đôi ba trái bình bát, hai ba buồng chuối già, chuối xiêm vừa chín tới hay đơn giản chỉ là mớ rau muống sau đồng… vậy là đã phong phú hẳn cho sạp trái cây vườn nhà của mình.

Nói đơn giản, dễ hình dung hơn thì, bà con ở quê hay mang con cá, cọng rau, trái cây vườn nhà ra để bán, lâu dần… thành nghề. Ban đầu chỉ mong kiếm thêm vài đồng để đỡ tiền cá mắm nhưng lâu dần lại thành cái nghề lúc nông nhàn, giúp các bà, các chị kiếm thêm nguồn thu nhập phụ sinh kế gia đình. 

Đặc sản quê... nhà trồng