13 thg 12, 2020

Bánh mì sốt vang

Nếu thưởng thức một vòng ẩm thực Hà Nội thì không thể bỏ qua món bánh mì sốt vang.

Từ rất lâu rồi, người Hà Nội đã yêu thích món bánh mì sốt vang. Có thể dễ dàng bắt gặp món ăn này trên các khu phố như Đình Ngang, Thái Thịnh, Tạ Hiện, Chân Cầm... có những hàng dài khách ngồi bàn ghế vỉa hè để thưởng thức cái dư vị truyền thống này đó. Ngoài ra nếu không ra hàng ăn mà nếu thích có tự nấu được tại nhà.

Món bánh mì sốt vâng của quán Bánh mì Trâm 252 Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ảnh: Khánh Long 

Nét đẹp thờ cá voi của ngư dân Hà Tĩnh

Để gìn giữ, phát huy nét văn hóa chôn cất và thờ cúng cá voi trong đời sống, nhiều địa phương ở Hà Tĩnh đã chú trọng công tác trùng tu, tôn tạo các di tích thờ cá voi.

Miếu Đức Ngư Ông xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên) vừa được trùng tu với kinh phí 1,8 tỷ đồng

Nằm ngay sát mép biển của làng chài thôn Bắc Hải (xã Thạch Hải, Thạch Hà), đền thờ Đại Thần Ngư hay còn gọi là thờ Cá Ông vừa được bà con nhân dân ở đây trùng tu, tôn tạo. Với kinh phí hơn 200 triệu đồng từ sự đóng góp của người dân các làng chài trên địa bàn và con em xa quê, ngôi đền được cơi nới từ diện tích khoảng 20 m2 đến hiện tại là 56 m2, gồm 3 tòa điện thờ khang trang.

Tân Châu – Điểm đến du lịch kỳ thú - 3

Kỳ III: Thăm “thủ phủ” cá giống, trải nghiệm du lịch tâm linh

Tân Châu quả là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú bởi khi du khách đến đây, ngoài đi DL làng nghề, trải nghiệm văn hóa lịch sử, tâm linh của một vùng đất, du khách còn được tìm hiểu thêm một nghề mỗi năm mang về cho đất nước 2,2 tỷ USD, giải quyết 500.000 lao động có việc làm ổn định, đó là nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu.

Thăm "thủ phủ" cá tra

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước, ở An Giang, nghề nuôi và chế biến cá tra xuất khẩu được hình thành và phát triển rất sớm. Đầu tiên, ngư dân Tân Châu bắt cá basa bột ngoài thiên nhiên mang về ương nuôi lên thành con giống, sau đó bán cho những hộ nuôi cá thương phẩm, nuôi phục vụ chế biến xuất khẩu. Dần về sau, sản lượng xuất khẩu cá basa ngày càng tăng, con giống không đáp ứng nổi nhu cầu của các hộ nuôi cá basa nguyên liệu. Ngoài vấn đề con giống, thời gian nuôi cá basa phải mất từ 10 - 12 tháng, trong khi con cá tra nuôi chỉ 6 tháng đã xuất bán.

Tân Châu - điểm đến du lịch kỳ thú - 2

Kỳ II: Thăm làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu

Trước dịch bệnh COVID-19, các tour du lịch (DL) mang tên “Sông nước miệt vườn, “Một lần ghé làng Chăm”, “Về thủ phủ cá tra”… rất ăn khách. Nằm trong hành trình tour, du khách sẽ được ghé thăm làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu (An Giang). Đây là làng nghề có tuổi đời trên 100 năm. Sản phẩm Lãnh Mỹ A của làng nghề đã nổi tiếng khắp năm châu bốn biển.

Chuyện xưa

Làng nghề truyền thống tơ lụa Tân Châu được hình thành từ những năm đầu của thế kỷ XX. Sản phẩm nổi tiếng của làng nghề là mặt hàng Lãnh Mỹ A. Nổi tiếng bởi nó mềm mại, dai, bền và độ hút ẩm cao. Lãnh Mỹ A được làm từ chất liệu tơ tằm tự nhiên nên vừa có giá trị về mặt mỹ thuật, vừa có giá trị về mặt kinh tế, sản phẩm thân thiện với môi trường.

Các trang phục may từ lụa Tân Châu nói chung, Lãnh Mỹ A nói riêng đều mang đến cho người mặc cảm giác thoải mái, mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, vì lẽ đó mà trong những năm đầu của thế kỷ XX, Lãnh Mỹ A trở thành “niềm mơ ước” của chị em phụ nữ. 

Nghệ nhân dùng trái mặc nưa để nhuộm Lãnh Mỹ A 

Tân Châu - điểm đến du lịch kỳ thú - 1

Nói đến TX. Tân Châu (An Giang), người dân cả nước không chỉ biết đến là vùng biên giới có thương mại – dịch vụ phát triển mà nơi đây còn nổi tiếng là điểm đến du lịch (DL) kỳ thú ở miền cực Nam Tổ quốc. Đến Tân Châu, ngoài thăm làng lụa, làng lúa, làng hoa, du khách còn có dịp đến làng Chăm thưởng thức những món ăn đặc sản địa phương, tìm hiểu văn hóa lịch sử của một vùng đất, thăm “Thủ phủ” cá tra, nơi sản xuất con giống cung cấp cho cả nước, trải nghiệm DL sông nước miệt vườn và ngắm nhìn thiên nhiên kỳ thú.

KỲ I - Du lịch làng Chăm

An Giang có 4 dân tộc Kinh, Chăm, Hoa, Khmer cùng sinh sống. Ở mảnh đất đầu nguồn này, mỗi dân tộc đều có nền văn hóa, truyền thống, bản sắc và tập tục riêng. Nếu bạn có dịp về An Giang, hãy một lần ghé qua làng Chăm để biết được tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) Chăm, thăm các thánh đường hồi giáo với những kiến trúc đẹp, ăn các loại bánh đặc sản như bánh tổ chim (do chính tay phụ nữ Chăm làm) và tìm hiểu những tập tục đẹp mà người Chăm bao đời còn gìn giữ. 

Sân khấu phục dựng đám cưới người Chăm 

11 thg 12, 2020

Về miền sông Trà – Núi Ấn

Hình ảnh ngọn núi Thiên Ấn và dòng sông Trà Khúc từ lâu đã trở thành biểu tượng đặc trưng của miền đất Quảng Ngãi. Hình ảnh ấy không chỉ ăn sâu vào lòng người dân xứ Quảng, mà còn được nhiều bạn bè, du khách thập phương ngưỡng vọng. Giờ đây, xung quanh hay địa danh này đã trở thành điểm nhấn để tỉnh điểm nhấn để xứ Quảng phát triển du lịch và kinh tế.

Thập nhị thắng cảnh xứ Quảng

Sông Trà Khúc phát nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn với đỉnh cao 2.350 m, rồi hợp nước của bốn con sông lớn là sông Rhe, sông Xà Lò (Đắk Xà Lò), sông Rinh (Drinh), sông Tang (Ong). Sông từ đó chảy theo hướng Đông qua ranh giới các huyện Sơn Hà, Sơn Tịnh, Tư Nghĩa, thành phố Quảng Ngãi và đổ ra cửa Đại Cổ Lũy. Điểm nhấn của sông Trà Khúc là đến Tp. Quảng Ngải thì gặp Núi Thiên Ấn nằm trầm tư, lặng lẽ bên bờ sông. Núi Thiên Ấn và sông Trà Khúc là hình ảnh in sâu trong tâm thức người Quảng Ngãi, được mệnh danh đệ nhất danh lam thắng cảnh của vùng đất nơi đây.