4 thg 3, 2020

Địa danh Lâm Kiết xưa và nay

Lâm Kiết trước đây còn có tên là Thạnh Kiết thuộc huyện Châu Thành. Vị trí của xã nằm về phía Bắc của huyện Thạnh Trị, là cửa ngõ án ngữ tuyến giao thông thủy, bộ nối liền xã Thạnh Phú (chợ Nhu Gia, huyện Mỹ Xuyên) với ngã tư Mỹ Phước (căn cứ rừng tràm Tỉnh ủy Sóc Trăng).

Địa danh Lâm Kiết hiểu theo từ gốc Hán – Việt có nghĩa là “rừng tươi tốt”. Theo tài liệu lịch sử và các vị cao niên trong vùng cho biết, vùng đất Lâm Kiết đã được khai phá từ rất lâu đời và theo sự phát triển của cư dân di cư tự do cùng với chính sách khai khẩn vùng châu thổ sông Cửu Long của triều đại phong kiến nhà Nguyễn với những cuộc di dân quy mô lớn trên toàn khu vực. Đối mặt với những bất trắc khắc nghiệt của thiên nhiên, bệnh tật và tai ương, ba dân tộc Kinh – Khmer – Hoa đã chung lưng đấu cật, đoàn kết bên nhau qua bao thế hệ đã biến vùng đất sình lầy, rừng hoang, bưng biền âm u giờ đây trở thành cánh đồng thẳng cánh cò bay, ấm áp mùa vàng và những vườn cây trĩu cành hoa trái, những ao, đìa đầy ắp cá tôm, những luống rau, cải, khoai, bí, đậu… tươi ngon được bà con nông dân nơi đây gieo trồng quanh năm, góp phần đáng kể cải thiện cuộc sống đủ đầy.

Địa danh Tuân Tức - Thạnh Trị

Tuân Tức tên của một đơn vị hành chính cấp xã thuộc huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Địa danh Tuân Tức được hiểu theo từ gốc tiếng Khmer, có nghĩa là “dòng nước dịu êm”. Xã Tuân Tức là vùng vành đai phía Bắc của thị trấn Phú Lộc – trung tâm chính trị, kinh tế văn hóa của huyện Thạnh Trị. Xã Tuân Tức hiện tại có 5 ấp, bao gồm: Trung Thành, Trung Hòa, Trung Bình, Trung Thống và Tân Định.

Do Tuân Tức nằm ở vị trí hết sức quan trọng trong tổng thể bố trí cơ cấu hành chính của toàn khu vực nên địa danh, địa giới của Tuân Tức có nhiều thay đổi qua từng giai đoạn lịch sử.

Trước thế kỷ XVII, xã Tuân Tức và các vùng lân cận là cả vùng hoang vu rừng rậm, sông ngòi, kênh rạch tự nhiên chằng chịt với hệ thống động, thực vật phong phú, có nhiều loài thú dữ. Vùng này có dấu ấn khai phá của con người, nhưng chỉ mang hình thức du canh, du cư, không ổn định, quy mô nhỏ lẻ.

3 thg 3, 2020

Chợ Lớn xưa và nay

Ngoài một số công trình kiến trúc vẫn nguyên vẹn thì những con đường, dòng kênh, tòa nhà... ở Chợ Lớn đã thay đổi.



'Little Japan' ở Sài Gòn

Những năm 2000, người Nhật đến TP HCM làm việc và sống tập trung thành một cộng đồng dân cư ngoại quốc - nơi được mệnh danh là "Little Japan".

Con hẻm số 15B đường Lê Thánh Tôn (quận 1) 20 năm trước chỉ có vài quán ăn Nhật Bản. Đối diện hẻm này là những khu căn hộ cao cấp nơi các chuyên gia và doanh nhân Nhật Bản sinh sống. Theo thời gian, những hàng quán quanh đây mọc lên ngày càng nhiều để phục vụ người Nhật xa xứ, hình thành một "Little Japan" (Nhật Bản thu nhỏ) ngay trung tâm thành phố.

Sau này, TP HCM còn có một cộng đồng người Nhật khác nhỏ hơn sinh sống ở đường Phạm Viết Chánh, quận Bình Thạnh. Từ khu này đến các nhà máy ở Bình Dương, Đồng Nai gần hơn ở trung tâm.

Ngày nay, "Little Japan" đã mở rộng thành một khu phố gồm 300 m đường Lê Thánh Tôn, nối với đường Thái Văn Lung, Thi Sách, Ngô Văn Năm. Hàng quán ken sát mặt đường lớn, len lỏi trong ngóc ngách. "Đặc sản" của phố Nhật là ẩm thực xứ sở hoa anh đào, quán rượu, cà phê, khách sạn, cửa hàng tiện lợi, spa, tiệm massage. Những biển hiệu viết bằng chữ tượng hình, đèn lồng đỏ, cánh cửa gỗ khiến du khách đang lạc vào nơi nào đó giữa Nhật Bản. 

Con hẻm 8A Thái Văn Lung trong khu phố Nhật giăng đèn rực rỡ. Phố Nhật trở thành điểm đến ăn uống, giải trí phổ biến của du khách xứ "Mặt trời mọc" đến Sài Gòn. Ảnh: Tâm Linh. 

Dưa hường nấu canh

Dân gian vùng Gò Công có câu ca dao:


Mẹ mong gả thiếp về vườn
Ăn bông bí luộc, dưa hường nấu canh. 


Dưa hường không phải là tên của một loại dưa riêng, mà là trái dưa hấu chưa già, được nhà vườn hái bỏ bớt để dưỡng các trái còn lại lớn hơn, ngọt hơn. 



Độc đáo nghĩa địa cá Ông ở Hà Tĩnh

Miếu thờ Đức Ngư Ông ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) có hàng trăm ngôi mộ cá. Gặp cá Ông lụy (chết) trong những lần đi biển hoặc dạt vào bờ đều được ngư dân chôn cất bằng nghi lễ tôn kính nhất…

Miếu thờ Đức Ngư Ông ở thôn Phúc Hải, xã Cẩm Nhượng, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh) - nơi có nghĩa địa cá Ông với hàng trăm ngôi mộ

Ông Nguyễn Hữu Phương - Trưởng ban lễ nghi đền, miếu xã Cẩm Nhượng cho biết: Tục thờ cúng cá Ông tương truyền được biết đến từ thời Nguyễn với các câu chuyện liên quan tới việc cá Ông cứu mạng Vua Gia Long Nguyễn Ánh khi chạy trốn quân Tây Sơn. Khi thắng trận, Vua Gia Long đã phong tặng cá Ông là Nam Hải Đại tướng quân và cho lập lăng miếu thờ cúng, sắc phong.

Chuyện ở làng chài đá Kỳ Xuân

Tôi vẫn thường gọi làng chài Kỳ Xuân (huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh) là làng chài đá theo cách riêng của mình. Mỗi lần ngắm những con thuyền cá neo mình bên những bãi đá lô nhô nơi làng chài này, tôi lại nghĩ đến sự kiên gan và tình yêu biển của những ngư dân nơi đây.

Vẻ đẹp của làng chài Kỳ Xuân. Ảnh tư liệu

Có lẽ không bãi biển làng chài nào lại có nhiều ghềnh đá như ở Kỳ Xuân. Suốt chiều dài 13 km bờ biển lô nhô đá tảng ấy là 6/8 thôn làm nghề đánh bắt. Không biết ai đã đem những tảng đá ấy dựng ngay bờ biển để nơi đây thành vùng biển độc đáo nhất của Hà Tĩnh. Những tảng đá sừng sững như muốn che chở cho dân làng chài qua những phong ba của đại dương xanh thẳm, đồng thời cũng là tiếng lòng của lớp lớp ngư dân bao đời kiên định một tình yêu với biển.

An Nhiên - yên bình một miền quê

Không sinh ra và lớn lên nhưng cơ duyên đưa tôi về sinh sống ở nơi này. Và mỗi sáng mỗi chiều, khi tiếng chuông nguyện nhà thờ vang lên hòa cùng nhịp sống tươi trẻ của các làng nông thôn mới kiểu mẫu, trong dư âm tiếng sóng sông Hộ Độ, tôi mới cảm nhận hết vẻ đẹp của một miền quê khởi phát từ sông nước đang ngày một rạng rỡ, thanh tân.

Nhất cận thị, nhì cận giang


Nói về lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất An Nhiên - Hạ Hoàng mà tên gọi hành chính là xã Thạch Hạ, xưa thuộc Thạch Hà, nay thuộc TP Hà Tĩnh, Chủ tịch UBND xã Nguyễn Sông Hàn nhiều lần nhắc đi nhắc lại thế mạnh của một vùng sông nước “nhất cận thị, nhì cận giang”.

Bến đò Hạ Vàng nơi ghi dấu lịch sử hình thành xã Thạch Hạ

Độc đáo nghi lễ Lẩu Then

Lẩu Then, hay lễ “lên lầu”(lên trời) là một nghi lễ văn hóa truyền thống mang tính chất tín ngưỡng không thể thiếu trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Tày ở Lạng Sơn, vừa đặc sắc về hình thức lại vừa chứa đựng giá trị cổ truyền, duy trì một phong tục mang đậm bản sắc văn hóa và gắn kết tình làng nghĩa xóm của đồng bào dân tộc nơi đây. 

Là hoạt động mang tính tín ngưỡng, nhưng Lẩu Then luôn hấp dẫn, gần gũi bởi nghi lễ là buổi diễn xướng nghệ thuật tổng hợp, bao gồm hát, múa, trò diễn. Giai điệu Then luyến láy, lúc trầm lúc bổng, khi trang nghiêm, khi rộn ràng, cuốn hút người hát, người xem. Nhạc cụ đệm cho nghi lễ gồm đàn tính tẩu, quả nhạc, thanh la, trống, chiêng...

Các thầy Then là người có uy tín trong cộng đồng, có thể là nam hoặc nữ nhưng phải là người am hiểu về phong tục và có thể thực hiện tất cả những nghi lễ tâm linh truyền thống, từ ma chay, cưới hỏi đến mừng thọ...Với bà con người Tày, thầy Then càng có các cấp bậc cao càng có nhiều quyền năng và uy tín.

Không gian đầy sắc màu của nghi lễ Lẩu Then.

Khám phá hình tượng các loài hoa trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn

Các loài hoa là một phần không thể thiếu để tạo nên hương sắc mùa xuân. Cùng điểm qua các loài hoa xuất hiện trên Cửu Đỉnh nhà Nguyễn - 9 chiếc đỉnh chạm khắc những hình ảnh mang tính biểu tượng cho sự giàu đẹp của nước Việt.

Cao đỉnh là chiếc đỉnh đầu tiên trong Cửu Đỉnh nhà Nguyễn. Trên chiếc đỉnh này có hình tượng "Tử vi hoa", nghĩa là hoa tường vi. Đây là một loài hoa mọc thành chùm màu tím rất đẹp