5 thg 3, 2019

Sản vật đậm chất quê ở Đất Mũi Cà Mau

Là tỉnh có diện tích phần đất nội đồng rộng, có nhiều sông ngòi, kênh rạch hướng ra biển lớn, ấy vậy mà vùng đất Cà Mau từ xa xưa đã rất nổi tiếng với những loại “sản vật” đặc trưng. Những loại sản vật ấy được sinh ra từ chính thiên nhiên của miệt rừng U Minh hạ; từ chính những cánh đồng lúa, từ môi trường biển mặn dạt dào...

Cá lóc đồng nướng rơm nơi miệt vườn U Minh Hạ 

Ghềnh Bàng - viên ngọc hoang sơ giữa lòng Sơn Trà

Bán đảo Sơn Trà với nhiều điểm đến nổi tiếng như chùa Linh Ứng, Bãi Bụt, Bãi đá Obama, khu du lịch Tiên Sa, Bãi Cát Vàng, đỉnh Bàn Cờ... luôn là lựa chọn hàng đầu trong hành trình khai thác du lịch của các đơn vị lữ hành khi đưa khách tham quan Đà Nẵng. Tuy nhiên, vẫn còn đó một "viên ngọc hoang sơ" chưa được khai thác đầy đủ tiềm năng du lịch, đó là ghềnh Bàng.

Một góc ghềnh Bàng nhìn từ trên cao. 

Hành trình đến với ghềnh Bàng thật sự không dễ dàng, nếu không muốn nói là nguy hiểm. Bởi sau khi vượt quãng đường tầm 20km theo hướng từ trung tâm thành phố về đường Hoàng Sa lên bán đảo Sơn Trà, du khách phải gửi xe máy và băng qua một con đường rừng dài 1km với nhiều dốc cao và cây cối um tùm. Nếu không chú ý kỹ đường đi hoặc chưa có kinh nghiệm đi rừng, sẽ rất dễ bị trượt ngã hoặc đi lạc trong cánh rừng này.

Công viên Biển Đông

Bạn lần đầu vào Đà Nẵng, ngỏ ý muốn ra biển chơi cho biết thế nào là “bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”, bèn chở bạn qua cầu Sông Hàn, chạy thẳng đường Phạm Văn Đồng để đến Công viên Biển Đông, xem như đây là nơi bắt đầu cho hành trình khám phá biển Đà Nẵng của khách phương xa. 

Với địa thế, cảnh quan đặc biệt, Công viên Biển Đông là nơi tổ chức nhiều lễ hội của thành phố. TRONG ẢNH: Cảnh quan bãi biển trong chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2018”. 

Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người dân Đà Nẵng rất thích giới thiệu về Công viên Biển Đông cho bạn bè, người thân ở ngoại tỉnh. Một trong những điểm đặc biệt nhất của Công viên Biển Đông chính là vị trí của nó. Chỉ cần chạy một mạch từ cầu Sông Hàn (cây cầu trung tâm nhất của thành phố) là ra đến biển. Một mặt công viên nhìn về “trái tim” Đà Nẵng, một mặt lại hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông.

Vào mùa ốc lể

Những ngày này, khi hương ốc quyện với vị ớt, vị sả thơm lừng khắp các khu chợ, khi những xe ốc dạo ngân nga "điệp khúc" quen thuộc "Ai ốc lể không?" cũng là lúc mùa ốc lể bắt đầu.

Những con ốc tí hon, chưa bằng chiếc cúc áo nhưng lại mang đến "ma lực" quyến rũ nhiều thế hệ người dân ở Quảng Nam và Đà Nẵng. 

Cây di sản trên Ngũ Hành Sơn

Bên cạnh hệ thống chùa chiền, hang động và núi đá độc đáo, di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn còn sở hữu quần thể 4 loài với 7 cây đại thụ quý được vinh danh là cây di sản Việt Nam.

Cây đa sộp (đa lá đỏ) có tuổi đời khoảng 600 năm, nằm ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng). 

Quần thể 7 cây di sản tại di tích cấp quốc gia đặc biệt Ngũ Hành Sơn có những cây đại thụ với tuổi đời từ 206 đến 611 năm tuổi, mang nhiều ý nghĩa về lịch sử, văn hóa, gồm có: Cây đa sộp (đa lá đỏ) ở sườn đông ngọn Thủy Sơn (sau lưng chùa Linh Ứng), 2 cây bàng âm dương trước cổng chùa Tam Thai trên ngọn Thủy Sơn, cây thị sau lưng chùa Tam Thai và cụm 3 cây bồ kết ở động Tàng Chơn thuộc khu vực phía nam ngọn Thủy Sơn.

Đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan

Bên cạnh những cung đường đèo uốn lượn thử thách tay lái, những khung hình đẹp ngút ngàn, di tích cấp quốc gia Hải Vân quan với nhiều giá trị lịch sử, đèo Hải Vân vẫn còn đó những điểm dừng chân chưa được nhiều người biết tới. Trong số đó có đồi thông trên đỉnh Hải Vân quan được một số du khách ưa khám phá đặt cho cái tên là "Đà Lạt thu nhỏ".

Hàng thông trên đỉnh Hải Vân quan. 

Theo lịch trình, du khách di chuyển từ hướng cầu Nam Ô (thuộc phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu) men theo đèo Hải Vân đến di tích quốc gia Hải Vân quan. Sau khi tham quan Hải Vân quan, du khách có thể chạy xe theo con đường dốc nằm ngay bên cạnh di tích này để đến với đồi thông.