3 thg 1, 2018

Chuyện về Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn

Nhà thờ chính tòa Đức Bà Sài Gòn (tên chính thức là Vương cung Thánh đường chính tòa Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội) là nhà thờ chính tòa của Tổng giáo phận tại TPHCM. Được khởi công lần đầu tiên vào 1876, Nhà thờ Đức Bà được xây dựng với quy mô lớn và khánh thành vào năm 1880. Tính ra Nhà thờ Đức Bà đã có tuổi hơn 137 năm, trải qua với bao biến cố lịch sử cùng người dân Sài Gòn - Gia Định. 

Toàn cảnh nhà thờ Đức Bà trong đêm Noel 2015. 

Chỉ 50 mét nhưng đây là 'thiên đường' dành cho người Sài Gòn mê ăn vặt

Ăn xế với đĩa gỏi đu đủ khế chua hấp dẫn. Thiên An

Từ 2 giờ 30 chiều, góc cuối đường Cô Giang (quận Phú Nhuận) trở thành con đường ẩm thực với nhiều món ăn hấp dẫn như bánh xèo, bánh khọt, bánh Huế, nghêu ốc hấp xào...

Các món ăn được chia làm nhiều loại, ăn chơi, ăn no, hay snack tay cầm mang đi... Nhiều người đến đây ăn vài lần vẫn chưa bị trùng món vì thức ăn bán ở đây quá đa dạng. 

2 thg 1, 2018

Người Hòn Sơn làm du lịch

Ông Tám Ca chỉ tay về phía đất chuẩn bị được xây dựng - Ảnh: L.T 

Hòn Sơn (xã đảo Lại Sơn, huyện Kiên Hải, Kiên Giang) là một hòn đảo trong vịnh Hà Tiên thuộc biển Tây Nam của Việt Nam. Với dân số ngót nghét 9.000 hộ, diện tích 1.082,9ha, năm 2017, Hòn Sơn đón 50.000 lượt khách. Từ một xã đảo thuần nghề đi biển, làm nước mắm... nay người Hòn Sơn bắt tay vào một công việc mới... làm du lịch. 

Những bí ẩn chưa có lời giải của ngôi mộ cổ Cự Thạch Hàng Gòn

Các nhà nghiên cứu đặt giả thiết đây là hầm mộ của một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự. Ảnh: H.A.C 

Trong quá trình xây dựng tuyến đường bộ kết nối TX.Long Khánh (Đồng Nai) và Bà Rịa-Vũng Tàu (hiện nay là quốc lộ 56), một kỹ sư người Pháp đã vô tình phát hiện được một ngôi mộ cổ bí ẩn mà các nhà nghiên cứu đang đặt câu hỏi liệu đó có phải là hầm mộ của một nhân vật quyền uy, là thủ lĩnh của liên minh các bộ lạc hùng mạnh về kinh tế và quân sự có niên đại của di tích được xác định trong khoảng thời gian 150 năm trước Công nguyên đến 240 năm sau Công nguyên, đại diện cho nền văn minh sông Đồng Nai?

Những cảnh đẹp "ẩn mình" tại Quảng Trị mà bạn chưa biết

UBND tỉnh Quảng Trị đã có đề án quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh đến năm 2025, định hướng đến 2030. Theo ông Nguyễn Đức Chính – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị, địa phương phấn đấu đến năm 2020, du lịch sẽ trở thành ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, chiếm tỉ trọng 7-8% GRDP của tỉnh. 

Ông Chính cho rằng, đến năm 2025, du lịch cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm tỉ trọng trên 10% GRDP của tỉnh; góp phần tích cực vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo bước đột phá trong phát triển du lịch giai đoạn tiếp theo. Trong thời gian đó, Quảng Trị sẽ xây dựng thương hiệu điểm đến du lịch là “Ký ức chiến tranh – Khát vọng hòa bình”; “Cửa ngõ du lịch Hành lang kinh tế Đông – Tây” kết nối, liên kết du lịch “Con đường di sản”, “Con đường Huyền thoại” của khu vực.

Bến nước trong đời sống của người Ê Đê

Cũng như tất cả các dân tộc khác, nước có vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống của người Ê Đê. Nước phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của bà con, phục vụ cho nông nghiệp, chăn nuôi… Vì vai trò quan trọng của nước mà những buôn làng Ê Đê thường được lập gần những con suối, bến nước.

Nguồn sống của cả buôn làng


Ở mỗi buôn làng của người Ê Đê đều có bến nước, đây là nguồn nước sạch, nguồn nước nuôi sống cả buôn. Bến nước là nơi hội tụ sức sống của toàn buôn làng, có thể là một con suối hoặc một con sông được đắp thành một đập nhỏ để nước chảy vào những ống tre to nhằm điều hoà lưu lượng và lọc nước. Những di vật lớn như lá cây hay cành cây bị chặn lại, những thứ nhỏ hơn được gạn ra và rơi xuống, lỗ các ống nứa được đặt ngang mặt nước, hứng lấy một thứ nước tương đối trong và thoáng khí.