20 thg 12, 2017

Bún cá Châu Đốc đúng vị giữa Sài Gòn

Xóm bún cá Dương Bá Trạc quận 8 hàng chục năm nay bày bán đủ món đặc sản xứ An Giang.

Từ gần chục năm nay, xóm bún cá Châu Đốc nằm trên đường Dương Bá Trạc, quận 8 đã trở nên quen thuộc với những ai vốn nghiện món ăn đặc sản xứ An Giang. 

Ba món cá có tiếng ở Buôn Mê Thuột

Buôn Mê Thuột không chỉ hút hồn du khách bởi thiên nhiên hoang sơ mà còn những món ăn tưởng chừng là đặc sản của vùng khác. 

Du khách đến Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) có thể thưởng thức 3 món ăn được chế biến từ các loại cá dưới đây.

Bánh canh cá dầm
Không phải xứ biển nhưng món bánh canh cá dầm vẫn nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột mà bạn không nên bỏ qua. Sức hút của món ăn nằm ở vị nước dùng ngọt, chua cay và những miếng cá thu chắc thịt, thơm nức.


Tô bánh canh cá dầm có giá từ 15.000 đồng. Ảnh: yeutre. 

5 món lạ miệng ở miền sông nước Hậu Giang

Cháo lòng Cái Tắc, đọt choại hay sỏi mầm là những món ăn sẽ để lại ấn tượng trong hành trình khám phá ẩm thực miền Tây của bạn. 


Cháo lòng Cái Tắc

Không chỉ nổi tiếng trong tỉnh, “tiếng thơm” của cháo lòng Cái Tắc còn được truyền khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long. Cháo được nấu nhừ và lỏng. Vì người bán thường dùng vá để khuấy, huyết bên trong cũng tan ra thành từng miếng nhỏ, màu huyết quyện với cháo tạo nên màu trắng ngà.

Cái Tắc là thị trấn thuộc huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang. Nhiều quán cháo nằm sát nhau. Dù cách nấu hay gia giảm gia vị có khá nhau, hương vị của món ăn vẫn sẽ khiến bạn thích thú. Ảnh: dansanthonque

Về Phja Thắp học làm hương

Những người Nùng sinh sống bao đời nay ở làng Phja Thắp (xã Quốc Dân, huyện Quảng Uyên, tỉnh Cao Bằng) không nhớ nghề làm hương truyền thống của quê mình có từ bao giờ. Họ bền bỉ kế tục từ đời cha ông, giữ nghề và tiếp tục truyền dạy con cháu.

Kết tinh của thiên nhiên

Làng Phja Thắp nằm trong thung lũng rộng lớn, một bên là núi cao, một bên là đường lớn để đi lên biên giới Cao Bằng. Vừa tỉ mỉ chuốt từng cây hương, anh Hoàng Văn Lập, trưởng thôn Phja Thắp vừa nhận xét, “để làm ra một thẻ hương nhiều công đoạn lắm”. Đầu tiên là chuẩn bị bột làm hương, mọi người phải lên rừng hái lá bơ hắt, mọc tự nhiên bên những vách đá về, phơi khô rồi tán bột mịn như bột gạo. Hoàn toàn không dùng hóa chất, lá bơ hắt đóng vai trò như chất keo kết dính tự nhiên giữa các loại bột với que hương. Sau đó bột trộn thêm vỏ cây nghiến đỏ, mùn cưa, cây thung, cây mạy khảo… để tạo mùi. 

Phụ nữ làng Phja Thắp làm hương . Ảnh: Bảo Lâm 

Trống cái da trâu, báu vật thiêng của người Ê Đê

Cùng với nhà dài, ghế k’pan và dàn chiêng đồng, trống cái da trâu (trống h’gơr) là những di sản quý báu, biểu tượng của các giá trị văn hóa tiêu biểu của người Ê Đê. 

Độc đáo chiếc trống da trâu


Trống h’gơr là loại trống được chế tác, diễn tấu hết sức độc đáo của người Ê Đê. Trống được khoét từ thân cây gỗ nguyên khối (thường là gỗ sao, lim) với đường kính từ 70 cm đến 1,5 m. Sau đó, nghệ nhân phải dùng lửa hơ đốt bên trong lòng trống để tạo thành tang trống mà phần giữa thân tang trống phình to nhất, 2 đầu nhỏ lại, trong đó một đầu lớn hơn.

Mặt trống được bưng bằng da trâu, mà phải nguyên da của cả con và còn nguyên lông (sau khi hoàn thành trống mới cạo lông trên 2 mặt trống) và dùng hệ thống dây néo để bưng vào tang trống. Một phía đầu tang trống bao giờ cũng to hơn, sử dụng chủ yếu khi diễn tấu - mặt cái, bưng bằng da trâu cái. Đầu phía còn lại nhỏ hơn - là mặt đực, bưng bằng da trâu đực. Da trâu được thuộc thủ công bằng muối, nước vôi, nước lá cây và vỏ cây rừng ngâm, sau đó phơi nắng. Da trâu được cố định giữ trên tang trống bằng hệ thống đinh làm từ gốc tre gi vót nhọn. Da trâu phủ mỗi mặt trống xuống một nửa tang trống, giữa chừa 2 - 3cm đúng vào vị trí đã được đục lỗ tạo móc sắt để treo. 

Trống h’gơr được đặt trang trọng trên ghế k’pan trong nhà dài của người Ê Đê tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).

Nón thúng quai thao

Nói đến trang phục đặc sắc, tiêu biểu của dân tộc Việt Nam thời hiện đại không thể không nhắc đến chiếc Áo dài truyền thống. Thế nhưng ít ai biết rằng, trong suốt lịch sử mấy trăm năm về trước, trang phục “tôn vinh” và làm nên nét duyên của các "quý bà, quý cô" nước Việt, lại chính là những tấm áo mớ ba, mớ bảy cùng chiếc nón thúng quai thao. 

Nàng thơ của các “tao nhân, mặc khách” 


Chiếc nón quai thao đi kèm với bộ áo mớ ba, mớ bảy, mà màu hoa đào, màu hoa hiên, màu xanh thiên lý hay màu vàng chanh của những lớp áo trong được phủ ra ngoài bằng chiếc áo the đen mỏng dính, cài bên cạnh sườn bằng chiếc cúc đồng nhỏ xíu từ nách lên cổ thì lật chéo sang bên, hở he hé những màu sắc bên trong. Cái lối ăn mặc nửa kín nửa hở này khiến cho các “tao nhân, mặc khách” (người giỏi sáng tác hoặc thưởng thức văn chương) nam nhi thật sự xao xuyến bồi hồi, nhưng trang phục độc đáo ấy vẫn đượm vẻ nền nã, kín đáo, mang đậm sắc thái của người phụ nữ Việt Nam. Phía dưới, các quý bà, quý cô thường mặc váy lưỡi trai bảy bức bằng lĩnh hay sồi đen buông chấm gót, làm nền cho những dải thắt lưng cánh sen hay mỡ gà thắt nút so le rủ xuống, đong đưa mỗi khi cơn gió thoảng qua. 

Phụ nữ Việt làm duyên bên nón ba tầm. 

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở Đồng Tháp

Lễ giỗ lần thứ 88 của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc năm nay được tổ chức theo quy mô cấp Tỉnh, diễn ra trong ba ngày từ 12-14/12.

Khu di tích cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khánh thành ngày 13/12/1977, là công trình ghi ơn cụ Nguyễn Sinh Sắc, một nhà nho yêu nước và là thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh

19 thg 12, 2017

Học làm giấy dó ở Hòa Bình

Nghề làm giấy dó ở Hòa Bình đã có từ rất lâu. Theo bà con dân tộc Mường kể lại đây là nghề cha truyền con nối. Xưa kia, giấy dó ở đây làm ra để làm sắc phong, in sách, văn khấn… Hiện nay, du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình là một trải nghiệm hoàn toàn mới giúp du khách hiểu rõ hơn về nghề thủ công truyền thống của người dân nơi đây. 

Vào năm 2013, bắt nguồn từ tình yêu với giấy dó, sự tâm huyết đối với việc bảo tồn và gìn giữ văn hóa dân tộc cùng với thực trạng đáng buồn khi mà nghề làm giấy dó đang dần mai một do không có thị trường cho sản phẩm giấy dó thủ công đã thôi thúc chị Trần Hồng Nhung và nhóm cộng tác viên khởi dựng dự án Zó Project với mong muốn bảo tồn và phát triển làng nghề giấy thủ công truyền thống của Việt Nam theo hướng phát triển bền vững.

Trong Zó Project, việc cho mọi người tận mắt khám phá phương pháp làm giấy dó thủ công là một yếu tốt rất quan trọng để phát triển làng nghề bền vững. Ngay từ khi thành lập, Zó Project đã cho mở những hành trình du lịch về làng giấy dó Suối Cỏ, Hòa Bình (Chủ nhật hàng tuần) và thu hút rất đông du khách tới tham gia.

Cây Dướng nguyên liệu làm ra giấy dó của người Mường.

Thủ phủ cà phê Trung Trung bộ

Với sự hỗ trợ từ phía dự án của Viện Mekong trong việc phát triển từ tổ chức sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm cà phê, vùng đất đầy nắng gió Quảng Trị đã hình thành một thủ phủ cà phê của vùng Trung Trung bộ Việt Nam. 

Đổi thay miền sơn cước


Viện Mekong là một tổ chức liên chính phủ được thành lập bởi 6 nước thành viên của Tiểu vùng Mekong mở rộng gồm Campuchia, Trung Quốc (tỉnh Vân Nam và Khu tự trị Quảng Tây), Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
Chúng tôi tới huyện miền núi Hướng Hóa nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Trị, nơi mà chỉ 30 năm về trước, được xem là rừng thiêng nước độc, cuộc sống đồng bào phụ thuộc vào thâm canh lúa và khai thác rừng nên hộ nghèo chiếm tỉ lệ cao.

Năm 1994, tỉnh có chủ trương đưa dân vào khai hoang trồng cây công nghiệp. Những bản mới, thị tứ được hình thành bên triền đồi bạt ngàn cà phê.

Trải nghiệm không gian Villa Song Saigon

Tp. Hồ Chí Minh nằm bên dòng sông Sài Gòn hiền hòa, uốn lượn, êm đềm chảy giữa nhịp sống hiện đại. Bên dòng sông in bóng phồn hoa ấy, vẫn có một góc yên bình để du khách tận hưởng những giây phút thư thái, đó là không gian nghỉ dưỡng lý tưởng của Villa Song Saigon ở phường Thảo Điền, quận 2. 

Quận 2 là một hướng phát triển trọng điểm trong quy hoạch đô thị theo định hướng đa tâm của Tp. Hồ Chí Minh. Theo đó, rất nhiều khu đô thị mới hiện đại, sầm uất mọc lên như khu đô thị Thủ Thiêm, khu dân cư Sala… Tuy vậy, ẩn sau đó như khoảng lặng của một cung đàn, vẻ nên thơ của “dòng sông mẹ” vẫn còn đó với những hàng dừa xào xạc thoảng qua từng làn gió mát bên sông, làm tiền cảnh cho những khu nghỉ dưỡng yên bình.

Villa Song Saigon là không gian nghỉ dưỡng với thiết kế biệt thự theo lối kiến trúc boutique nhìn ra sông Sài Gòn, gợi khung cảnh quê hương sông nước Nam Bộ. Khách nghỉ dưỡng tại Villa Song Saigon chủ yếu là du khách quốc tế muốn được tận hưởng cảm giác quê mùa ngay trong nhịp sống đô thị Sài thành.

Vẻ đẹp của Villa Song Saigon khi mặt trời đã lặn. Ảnh: Tư liệu