5 thg 10, 2017

Chùa Lá Sen - điểm đến hot nhất miền Tây mùa nước nổi

Vào mùa nước nổi, lá sen "vua" chịu được sức nặng tối đa 140 kg khiến nhiều du khách tò mò ghé chùa Phước Kiển, Châu Thành, Đồng Tháp. 


Cứ dịp tháng 9, 10 vào mùa nước nổi miền Tây, ngôi chùa nhỏ ở xã Hòa Tân, huyện Châu Thành, Đồng Tháp lại nườm nượp người ghé thăm, chủ yếu vì tò mò loài hoa sen "vua" có lá to, có thể ngồi lên. Buổi sáng khoảng 9h trở đi rất đông khách, vì khung cảnh lúc này đẹp hơn khi trưa nắng. 

Đa sắc mì Quảng

Nếu như phở làm nên thương hiệu ẩm thực của Hà Nội, bún bò của xứ Huế… thì đối với người xứ Quảng (bao gồm tỉnh Quảng Nam và Tp. Đà Nẵng), món ăn mang tính hồn cốt chắc chắn không gì khác ngoài mì Quảng. 

Mì Quảng là thứ đồ ăn dễ làm gồm có sợi mì mềm mượt, trắng tinh được làm bằng thứ gạo quê thơm dẻo, đĩa rau sống xanh mướt sực nức hương thơm đồng nội, đậu phộng được rang vàng tới độ béo ngậy, thơm lừng. Và đương nhiên không thể thiếu chút chất đạm mặn mòi, đầy đủ dưỡng chất được chế biến tinh tế từ tôm, trứng, gà, vịt, cá hoặc ếch… tùy theo khẩu vị của từng người, hoặc đôi lúc cũng tùy theo tiết trời lúc nắng-mưa hay nóng-lạnh cho phù hợp. 
 
Một suất mì Quảng đúng điệu người ta thấy ở đó có đủ thứ sắc màu trắng, xanh, vàng, đỏ cùng với sự hòa quyện đầy tinh tế và quyến rũ của những hương vị cay, béo, ngọt, bùi...
Chính điều này đã tạo nên sự thú vị về món mì Quảng trứ danh. Đó có thể là vị ngọt tươi mang mùi biển cả của tôm, chút hương đồng gió nội của thịt ếch đồng, hay sự đậm đà quen thuộc của các loại thịt gà, vịt, cá…

Có lẽ vì thế mà nhiều du khách đến với Đà Nẵng hay Quảng Nam đều tìm cách thưởng thức cho bằng được một tô mì Quảng để tận hưởng cái hương vị đồng quê miền Trung đầy nắng gió.

Miếng thịt ếch đồng vàng ruộm, béo ngậy được om trong chiếc thố nhỏ men lam tinh tế làm cho món ăn vốn đậm chất đồng quê trở nên sang trọng và hấp dẫn. 

Lễ hội thành Tuyên

Lễ hội thành Tuyên là Lễ hội rước đèn trung thu khổng lồ của người dân thành phố Tuyên Quang (Tỉnh Tuyên Quang) trong những ngày Tết Trung thu (15/08 âm lịch hàng năm). 

Bắt nguồn từ Tết Trung thu năm 2004, với mong muốn tạo thêm niềm vui cho trẻ, những người dân tổ 12 thành phố Tuyên Quang đã làm một chiếc đèn lồng khổng lồ là mô hình một chiếc máy bay với chiều dài gần chục mét. Đêm Trung thu năm ấy, chiếc đèn khổng lồ này khi rước trên phố đã là tâm điểm của đêm rằm, đem lại niềm vui bất ngờ cho tất cả mọi người. Thấy thú vị, vào rằm tháng tám những năm sau, các nơi khác ở thành phố Tuyên Quang nhanh chóng làm theo.

Từ năm 2014, hoạt động rước đèn Trung thu khổng lồ này đã trở thành Lễ hội quy mô cấp tỉnh và được gọi tên là Lễ hội thành Tuyên. Đây được coi là Lễ rước đèn trung thu lớn, độc đáo nhất trong cả nước.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến vui Tết Trung thu và tặng quà cho các cháu thiếu nhi trong Lễ hội thành Tuyên.

Làng gốm Thanh Hà

Trải qua năm thế kỷ, đến nay gốm Thanh Hà (Tp. Hội An, tỉnh Quảng Nam) vẫn giữ cách thức sản xuất thủ công và gần như độc nhất, đó là tạo hình bằng tay hoặc bàn xoay đạp chân, không dùng khuôn. Đặc biệt, các sản phẩm gốm Thanh Hà không tráng men và nung bằng lò củi truyền thống để tạo sản phẩm sau nung có nhiều sắc màu khác nhau như: vàng, đỏ, đỏ gạch, nâu, hồng, đen... 

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, cách khu phố cổ Hội An hơn 3km về hướng Tây. Sử cũ kể rằng, đầu thế kỷ 16, các cư dân từ vùng Thanh Hóa di cư vào xứ Quảng mang theo nghề gốm dựng làng, xây lò, sản xuất những mặt hàng gốm gia dụng như nồi, bát, đĩa, ấm chén phục vụ cả một khu vực miền Trung Trung Bộ rộng lớn.

Gốm Thanh Hà thịnh vượng nhất vào khoảng TK 17 – 18 gắn với thương cảng Hội An. Các sản phẩm của làng gốm được lên thuyền đi khắp vùng xứ Quảng, Thừa Thiên, rồi lên cả tàu biển vượt đại dương đến Nhật Bản, Trung Quốc, Tây Ban Nha…

Nguyên liệu chính để làm ra những sản phẩm gốm Thanh Hà là đất sét nâu dọc sông thu Bồn. Đất sét lấy về được nhào nhuyễn rồi dùng kéo xén đất, cắt mỏng 3 đến 4 lần. Sau đó dùng sức người đạp đi đạp lại để tăng độ liên kết trước khi sử dụng để tạo dáng sản phẩm gốm. Ảnh: Tất Sơn

4 thg 10, 2017

Đi ăn ở vùng cao

Trên đường ra Hà Giang, tour du lịch đưa tụi tui ăn trưa ở Tuyên Quang, chỗ này nè:


Trong 4 món kể trên tui chỉ chắc chắn mình hiểu có một món thôi, đó là cá sông Lô (tui hiểu là con cá bắt ở sông Lô, con sông đi qua Tuyên Quang). Gà cựa, chọi thì không chắc, nhưng cứ đoán mò rằng đó là gà có cựa, gà chọi, tức là loại gà dũng sĩ (mà như vậy thịt nó ăn có ngon hông ta? chắc cứng ngắc!). Còn gà xí mần, trâu giật thì chịu thua, không biết là gì!

Tân Thành - dưới khung trời quyến rũ

Chỉ có 15 km bờ biển nhưng với địa hình nhiều bãi đá kỳ thú, Tân Thành (Hàm Thuận Nam) đã thu hút tập trung gần 70 dự án du lịch, thật hiếm thấy ở một nơi nào trong tỉnh Bình Thuận được như thế. Có thể nói nếu không có tuyến đường du lịch Kê Gà nối với xã Thuận Quý thì địa bàn Tân Thành vẫn là vùng đất cách trở với các xã trong khu vực. Nếu bây giờ từ Kê Gà đến Phan Thiết bằng đường bộ ĐT.719 chỉ 29 km thì trước năm 2000 phải đi vòng qua xã Tân Thuận rồi ra cây số 30 - quốc lộ 1A với chặng đường dài đến gấp đôi. Yếu tố hình thành một quần thể du lịch là có cảnh quan thiên nhiên và đường giao thông thuận lợi thì Tân Thành đã hội đủ các điều kiện đó. Nối tiếp với những bãi đá có dáng bờm ngựa nghiêng nghiêng vào bờ thuộc xã Thuận Quý kéo dài đến mũi Kê Gà như một điệu khúc lô nhô của đá và sóng biển. Rồi từ đây bờ biển cát trắng mịn màng uốn cong xuống tận xóm chài Cửa Cạn tạo nên vùng vịnh nước êm đềm.

Ngôi chùa trên “đất vua”

Hôm nay là một ngày đặc biệt, tôi về thăm vùng đất Phong Thạnh quê ngoại, cách phường Hộ Phòng, thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu chừng 5 cây số. Theo con đường nhỏ uốn cong giữa vùng vuông tôm nước mặn, đến ngôi chùa theo một tư liệu là nơi vua Gia Long trên đường bôn tẩu tránh Tây Sơn đã dừng lại, và lập tự thờ những binh lính trong đội cảnh vệ Hổ Phù đã thương vong trên đường hộ giá về phía Nam. Theo tài liệu đã kể, Hổ Phù là phiên hiệu đơn vị cảnh vệ.

Chùa Hổ Phù tọa lạc ở ấp 22, Phong Thạnh, Giá Rai, Bạc Liêu - nơi ngày trước có địa danh Điền Chủ Út và lân cận là đồng Điên Chủ Ngọc, Thầy Cai, Xã Úi... mang dấu ấn một thời. Ngoại tôi sinh ra ở đây và có hẳn một cánh đồng lớn đi mỏi chân, thẳng cánh cò bay.

Ngôi quốc tự giữ nhiều tượng thờ quý hiếm ở Huế

Chùa Thánh Duyên - một trong ba ngôi Quốc tự thời Minh Mạng đang lưu giữ hàng chục bức tượng Phật quý hiếm.

Chùa Thánh Duyên nằm trên núi Thúy Vân, cạnh đầm Cầu Hai (xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) vốn là một trong ba ngôi Quốc tự của triều Nguyễn. 
Theo các tư liệu, chùa Thánh Duyên được khởi công xây dựng vào năm 1836 và hoàn thành vào năm 1837 dưới thời vua Minh Mạng. 

Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né

Một món ngon luôn chứa đựng những giá trị văn hóa và càng dễ được người ta nhớ đến hơn khi gắn liền với một vùng đất. Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né là một món ăn như thế, hàng chục năm qua, khi Mũi Né trở thành vùng đất du lịch nổi tiếng thì Lẩu Thả truyền thống mặc nhiên là “món quà quê” dùng để đãi du khách phương xa.

Lẩu Thả lấy một động từ thuần Việt để làm danh từ cho tên gọi và cũng là tính từ để chỉ tính chất dân dã của món ăn. Thả vào nồi lẩu những thứ ăn được mà bổ dưỡng, tự nhiên của một miền biển. Lẩu Thả cứ thế đi vào cuộc sống của ngư dân Mũi Né để khi nó bước vào thực đơn và lên bàn ăn đãi khách thì món ăn này cũng trở nên tinh tế không kém bất kỳ món ăn ngon nào khác.

Đặc sản Lẩu Thả của ngư dân Mũi Né có thể dùng nhiều loại cá làm thành phần chủ đạo như cá đục, cá suốt nhưng ngon hơn cả vẫn lá cá mai, loài cá có nhiều ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Cá mai mỏng manh, trắng tươi như cái tên “mảnh mai” của nó. Chọn cá mai tươi thường vào mỗi sớm mai, khi ngư dân vừa đi biển về, còn đang gỡ lưới có thể gỡ những con cá mai còn đang nhảy tanh tách, lóng lánh ánh bạc trong nắng sớm. Mang về cắt hai bên thân cá, chần qua nước sôi và rửa bằng nước chanh trước khi ướp với ớt, tỏi giã nhuyễn cùng nước gừng già.

Cá mai dùng trong Lẩu Thả là loài cá có nhiều ở vùng biển Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.

Nhà trình tường độc đáo ở Hà Giang lên báo nước ngoài

Nhà trình tường được xây dựng bằng đất với những nét độc đáo của đồng bào trên vùng cao Quản Bạ, Hà Giang.

Nhà trình tường là nhà có những bức tường bằng đất, trong đất làm tường phải có độ dẻo tạo kết dính cao, trong đất phải có sỏi nhỏ tạo nên độ cứng.