8 thg 10, 2017

Gặp ma trong dinh họ Vương - Hà Giang

Lần nào đến Hà Giang, tôi cũng dừng lại ở dinh họ Vương dù lần nào cũng có cảm giác không được thoải mái.

Thung lũng Sà Phìn, Hà Giang nằm gọn giữa những dãy núi đá. Người dân ở nơi cao nguyên đá này đã tận dụng đá để xây nhà, đá làm hàng rào, tất tần tật đều là đá. Chúng tôi bước chân vào ngôi nhà có năm sinh 1920, nhà của vua Mèo Vương Chí Sình.

Lần nào đến Hà Giang, tôi cũng dừng lại ở dinh họ Vương dù lần nào cũng có cảm giác không được thoải mái.

Cổng vào với hai hàng sa mộc lực lưỡng. 

7 thg 10, 2017

Núi Cô Tiên, có 2 Núi Cô Tiên và...

Núi Cô Tiên, có 2 Núi Cô Tiên!

Ấy là tui chỉ kể những núi nổi tiếng mà tui biết thôi, chớ cái tên Cô Tiên đẹp quá này chắc là còn nhiều chỗ đặt tên lắm.

Núi mà tui muốn kể trước tiên là Núi Cô Tiên ở Quản Bạ, Hà Giang với tên gọi đầy đủ là Núi Đôi Cô Tiên, hay thường được nhắc đến với cái tên quen thuộc hơn, là Núi Đôi. Ờ, không phải là núi của 2 cô tiên đâu, mà là núi đôi của cô tiên!

Núi Đôi Cô Tiên nằm bên quốc lộ 4C, cách TP Hà Giang khoảng 45 km, thuộc địa phận huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang. Giữa vùng núi non trùng điệp, có hai trái núi tròn trịa, nằm cân đối bên nhau y như khuôn ngực đầy đặn của nàng thiếu nữ. Cặp đôi này đẹp và nổi tiếng đến mức bên quốc lộ người ta làm một trạm dừng chân, gọi là Cổng Trời Quản Bạ, ở đó du khách có thể lên dốc cao để từ trên nhìn xuống, ngắm núi đôi của cô tiên cho thỏa.


Bánh Trung thu của người Việt

Đối với người dân Việt Nam, Tết Trung thu được xem là một trong những ngày lễ lớn. Và mỗi khi đến dịp Trung thu, bánh nướng và bánh dẻo là món ăn không thể thiếu trong mọi gia đình bởi nó chứa đựng sự tinh hoa trong văn hóa ẩm thực của người Việt Nam.

Như thông lệ cứ đến ngày rằm tháng Tám hàng năm, người Việt khắp nơi lại sum vầy về gia đình, rộn ràng phá cỗ với mâm ngũ quả cùng những chiếc bánh trung thu gồm bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng và bánh dẻo cổ truyền là những chiếc bánh có nhân thập cẩm với nhiều loại thực phẩm hòa trộn với nhau. Tất cả làm nên những chiếc bánh đặc trưng hương vị Tết Trung thu in hằn trong ký ức của mỗi người Việt qua nhiều thế hệ.

Tìm đến bạn Nguyễn Vũ Mai Phương- một cô gái thế hệ 9x nhưng rất yêu bánh trung thu cổ truyền và tự tay làm những chiếc bánh handmade cho biết, để làm chiếc bánh nướng và bánh dẻo mang hương vị truyền thống của người Việt thì phải chuẩn bị khá nhiều nguyên liệu. Phần vỏ bánh, đối với bánh dẻo thường được làm bằng bột gạo ngô thêm chút hương nước bưởi, còn bánh nướng thì bột mì đa dụng trộn với rượu và trứng gà. Các nguyên liệu nhân bánh bao gồm các loại mứt, lạp sườn, hạt dưa, lá chanh… được thái nhỏ, sau đó đem trộn lẫn với nước đường tan và nặn thành những hình tròn nhỏ để đưa vào khuôn bánh.

Nhân bánh thường được làm từ nhiều loại thực phẩm trộn lẫn với nhau.

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước”, Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất vừa diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy những di sản quý báu của người Dao. 

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh có đồng bào dân tộc Dao cư trú phối hợp tổ chức. Tham dự Ngày hội có 12 đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên từ: Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La và Tuyên Quang. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. 

Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Tp. Tuyên Quang. 

Gốc bàng 600 tuổi như hang động được trả 35 tỉ mà chủ không bán

Ông Kiên sở hữu gốc bàng đá cổ thụ có tuổi thọ trên 600 năm tuổi, đường kính lên đến 14 m, có người hỏi mua với giá 35 tỉ đồng nhưng ông không bán.

Ông Kiên lọt thỏm, nhỏ bé bên trong gốc bàng đá khổng lồ như hang động. Ảnh: HOÀNG VÂN

Nhiều ngày qua, người dân khắp nơi đang bàn tán xôn xao về một gốc bàng đá cổ thụ khổng lồ ở Sóc Trăng được một người dân địa phương mua về chế tác tạo thành một công trình điêu khắc với nhiều pho tượng, nhiều hình thù độc đáo. 

Thăm một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung hơn 700 năm tuổi

Từ khi được phục dựng, chùa Hoằng Phúc đã đón hàng ngàn du khách và Phật tử đến vãn cảnh mỗi năm.

Chùa Hoằng Phúc sau phục dựng. Ảnh: Huệ Minh

Theo các tài liệu ghi chép, Hoằng Phúc (thôn Thuận Trạch, xã Mỹ Thủy, H.Lệ Thủy, Quảng Bình) là một trong những ngôi chùa cổ nhất miền Trung với lịch sử hình thành hơn 700 năm. 

Năm 1301, Hoằng Phúc (có tên là am Tri Kiến) được Phật hoàng Trần Nhân Tông thăm chùa và cầu phước đức cho dân lành. Năm 1716, chúa Nguyễn Phúc Chu cho đặt tên chùa là Kính Thiên tự, đến năm 1821 vua Minh Mạng ghé thăm chùa và cho đổi tên là Hoằng Phúc tự trong chuyến ngự giá bắc tuần. 

Những cây cổ thụ trăm tuổi ở Sóc Trăng

Đặt chân đến vùng đất Sóc Trăng, nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những cây cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm

Cây còng (me tây) ở P.5, TP.Sóc Trăng. Ảnh: Hoàng Vân

Trước cửa Đình thần Phú An (ấp 3, xã An Mỹ, H.Kế Sách) là một cây bàng và một cây sung mọc cách nhau gần 100 m. Theo ông Đặng Anh Tuấn (54 tuổi), người dân địa phương không biết hai cây này có tự bao giờ, nhưng khi lớn lên đã thấy cây mọc rất to.

5 thg 10, 2017

Theo dòng sông Lô

Trong chúng ta, ai cũng từng biết đến sông Lô vì nhiều lẽ. Thứ nhất là do bài học địa lý thuở nhỏ, sông Lô là một trong 5 con sông dài nhất miền Bắc (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Đáy). Thứ hai là bài học lịch sử từ trường học và sách vở, sông Lô là nơi đánh thắng giặc Pháp, là phòng tuyến của nhà Mạc ngăn sự tiến đánh của nhà Lê, là phòng tuyến chống quân Nguyên thời nhà Trần. Thứ ba - có lẽ nhớ lâu nhất nếu đã quên hết địa lý, lịch sử - là âm nhạc. Có nhiều bài hát về sông Lô, trong đó cả 2 cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam đều có bài hát hay về con sông này: Văn Cao với Trường ca sông Lô, Phạm Duy với Tiếng hát trên sông Lô.

Sông Lô, đoạn đi qua phía Nam tỉnh Hà Giang. Ảnh: Wikipedia

Săn mây trên cổng trời Mường Lống

Mường Lống (Nghệ An) được ví như "Sa Pa của xứ Nghệ", là điểm đến hấp dẫn cho bạn có trái tim ưa xê dịch, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của mây trời và khám phá văn hóa đặc sắc của vùng cao. 

Từ thị trấn Mường Xén, bạn đi ngược theo tuyến đường Tây Nghệ An khoảng 60 km là đến "Sa Pa của xứ Nghệ" ở xã Mường Lống (Kỳ Sơn). Mường Lống là cổng trời, với những đám mây trắng bồng bềnh trên núi, mây vờn vào tóc làm tôi vỡ òa trong cảm xúc, và cả những loài hoa dại không tên mọc bên đường hòa lẫn vào cái se lạnh của đất trời tạo nên vẻ đẹp nên thơ, không gian mơ màng cho vùng núi cao hùng vĩ. 

Làng Pháp gần một thế kỷ ở trung tâm Đà Lạt

Khu biệt thự ở đường Lê Lai gồm 15 căn, nằm rải rác trên một ngọn đồi thoáng đãng, do người Pháp xây từ những năm 1920. 

Đà Lạt thường được nhiều người ví như một “Bảo tàng kiến trúc của Pháp” với hơn 1.300 công trình kiến trúc, biệt thự cổ được những nhà khai hoang người Pháp xây dựng. Ngoài các công trình nổi tiếng hút khách như nhà thờ Con Gà, nhà Ga hay trường Cao đẳng Sư phạm Đà Lạt thì khu biệt thự cổ trên đường Lê Lai cũng là một điểm đến không thể không nhắc đến.