14 thg 6, 2017

Cung đường ven biển đẹp nhất Việt Nam

Được tự do chạy xe trên những con đường ven biển Vĩnh Hy - Bình Lập là một trải nghiệm tuyệt vời nhất của mùa hè.

Được coi là "một cung đường nối liền hai tỉnh", điểm xuất phát sẽ bắt đầu từ bãi biển Ninh Chữ của tỉnh Ninh Thuận, đi dọc biển theo lối quốc lộ DT702 và kết thúc tại bán đảo Bình Lập tỉnh Khánh Hòa. 

Đám cưới của người Cao Lan ở Đèo Gia

Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.

Các nghi lễ trong đám cưới của người Cao Lan
Lễ đặt trầu: Nhà có con trai lớn đến tuổi trưởng thành bố mẹ nói rõ với con trai ý định tìm dâu. Nếu người con trai đồng ý gia đình chuẩn bị 4 bìa đậu, 1 lít rượu, 8 quả cau, 8 lá trầu, nhờ chú hoặc bác của chàng trai sang nhà gái gọi là lễ đặt trầu (pốt slam lưu). Đến nhà gái, lễ được đặt vào 4 chiếc bát ăn cơm thật sạch (đại diện cho hai bên họ nội, họ ngoại) mỗi chiếc bát để 2 quả cau, 2 lá trầu rồi đặt lên bàn thờ. Sau từ 3 đến 5 ngày, nhà gái không mang trả lại trầu cau có nghĩa là đồng ý.

Lễ dạm ngõ: Nhà trai cử bác hoặc chú mang sang nhà gái 4 quả cau đặt vào hai bát con sạch để lên bàn thờ. Sau 7 ngày, nhà gái không trả lại cau là mọi việc tốt đẹp. Tiếng Cao Lan gọi bước này là “hiền sờn tềnh”.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi: Lễ đặt gánh - ăn hỏi (pôi tềnh lìu): Nhà trai chuẩn bị một lễ gồm 42-46 cái bánh dầy (thường là bánh chay), hai con gà thiến thật đẹp, 4 lít rượu, ít tiền mặt, 8 quả cau, 8 lá trầu. Tìm được ngày tốt, nhà trai cử người mang lễ sang nhà gái, xin lá số của cô gái về nhờ thày xem. Cơm xong, gia đình cô gái viết tên tuổi ngày giờ sinh của cô gái vào một tờ giấy rồi đưa cho nhà trai. Sau lễ đặt gánh, nhà trai tổ chức xem ngày, chọn mối và chuẩn bị những thứ mà nhà gái yêu cầu: tất cả những thứ nhà gái thách cưới được ghi vào một tờ giấy.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi của người Cao Lan. 

Miền ký ức hoa gạo

Với những người từng sống, gắn bó ở quê thì hoa gạo như là người bạn thân, biểu tượng cho sức sống an lành, như ngọn đèn trời chiếu sáng cho làng quê thanh bình. Và tháng 3, đỏ thắm một màu hoa gạo, để lại trong tôi những khắc khoải, đậm sâu.

Đưa tuổi thơ về với mơn man ký ức…
Cái thời lên bốn, lên năm chân trần, tóc vàng hoe nắng cháy, mỗi tháng 3 về, đi chăn trâu thể nào tôi cũng phải tới gốc gạo một lần. Chỗ ấy chẳng phải nhiều cỏ, cũng chẳng có bóng râm mát mà giản đơn vì có những bông hoa rực đỏ cuốn hút khó cưỡng.

Dưới gốc hoa gạo, bao nhiêu trò chơi được bày ra. Khi thì lấy thân cây làm điểm tựa để chơi nhảy ngựa, nắm tay nhau thành vòng tròn quanh thân, miệng hát líu lo. Khi lại lấy chính những bông gạo rụng xuống chơi đồ hàng, tết thành vương miện làm cô dâu chú rể. Chỉ từ bông hoa gạo đơn sơ, giản dị mà đủ sức cho trí tưởng tượng của bọn trẻ bay xa trong biết bao trò chơi. Chơi chán, chúng tôi nằm cạnh nhau, tay nắm tay ngước nhìn lên những bông hoa đỏ rực rồi thi nhau đếm. Bất chợt có bông hoa nào rụng xuống trúng người thì lại cười khúc khích. Cũng từ đây nhiều lời đồn thổi, truyền miệng khiến những ai yếu bóng vía thì sợ hết hồn. Có đứa bảo “hồn cây đa, ma thần gạo” nên chắc chắn quanh cây gạo sẽ có những hồn ma. Thế nhưng rồi chỉ độ hai hôm, chuyện hồn ma lui vào dĩ vãng và bên gốc hoa gạo lại rộn vang tiếng cười trẻ thơ.

Hồ thủy điện Tuyên Quang - Điểm đến hấp dẫn trong mùa hè

Sức hấp dẫn ở hồ thủy điện Tuyên Quang là sự phong phú của các loại hình du lịch từ du lịch sinh thái, văn hóa, tâm linh, nghỉ dưỡng, thể thao mạo hiểm...

Hồ thủy điện Tuyên Quang có nhiệt độ mặt nước luôn thấp hơn 23 độ C khiến nơi đây trở thành nơi tránh nóng tuyệt vời trong mùa hè.

12 thg 6, 2017

Kính thưa các loại bánh tằm

Bánh tằm khoai mì

Nói thiệt nghen, từ nhỏ hễ nghe nói tới bánh tằm thì tui nghĩ ngay tới cái bánh này:


Món này rẻ tiền mà ăn ngon, nên hồi con nít mua ăn hoài. Sau này mới biết có món bánh tằm khác, thường kêu là bánh tằm bì - còn món này là bánh tằm khoai mì (vì làm bằng bột khoai mì) hay bánh tằm ngọt.

Nghe nói bánh tằm bì là món ăn miền Tây, chắc vậy nên hồi nhỏ tui ở Long Khánh không thấy bán. 

Homestay hồ Ba Bể

Tại hồ Ba Bể (Bắc Kạn), du lịch homestay hiện phát triển với khá nhiều trải nghiệm mới mẻ cho những người thích du lịch dân dã. Tại đây có một số hang động và điểm đến còn giữ được nét nguyên sơ hấp dẫn du khách.

Động Hua Mạ . 

Bản người Tày làm du lịch

Cuối tháng 5 vừa rồi, khi nắng hè bắt đầu oi bức, chúng tôi có dịp đi du lịch hồ Ba Bể. Gần đến khu vực hồ, đã thấy một số resort và khách sạn đẹp ở ngay bên đường nhưng khá vắng khách. Nhiều ô tô chở khách du lịch tiếp tục tiến về phía nhà dân sống gần khu vực hồ Ba Bể. Đi qua con đường hẹp xanh mướt cây bao phủ phía trên chừng 2 cây số, chúng tôi tới bản (nay là thôn) Pác Ngòi thuộc xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể. Bản Pác Ngòi nằm trên khu đất khá bằng phẳng, có những cánh đồng ngô xanh mướt ngút tầm mắt, phía sau là dãy núi đá như một bức tường thành khổng lồ chắn ngang. Đây cũng là nơi tiện bến thuyền ra hồ Ba Bể. Phần lớn những ngôi nhà sàn trong bản này đều dựa lưng về phía núi và ngoảnh mặt ra hồ, tạo phong cảnh non nước hữu tình miền sơn cước.

Bạc Liêu, yêu mới biết

Tỉnh Bạc Liêu nay có nhiều công trình văn hóa làm thành hệ thống níu chân du khách, khác hẳn dăm năm trước. Ở những điểm văn hóa hấp dẫn ấy dễ gặp các thuyết minh viên làm việc hoàn toàn tự nguyện theo niềm đam mê thôi thúc như điều họ nói “Tôi yêu Bạc Liêu”.

Cổng chào vầng trăng khuyết ở cửa ngõ thành phố Bạc Liêu. Ảnh: Sáu Nghệ

Từ nhà công tử Bạc Liêu sang Đồng hồ Thái Dương, thuyết minh cho chúng tôi là cô Nguyễn Trang Anh Thư mặc áo xanh thanh niên tình nguyện. Cô nói hay, hoạt bát trả lời mọi câu hỏi của du khách. Lắng lại tâm tình, cô cho biết quê nội ở Cà Mau, sinh ra ở quê ngoại Lâm Đồng, nay là Phó ban Tuyên giáo Tỉnh Đoàn Bạc Liêu. Khách thoáng ngạc nhiên, cô mỉm cười: “Nhiều người làm giàu đẹp cho văn hóa Bạc Liêu từ xưa cũng ở nơi khác đến đây đấy ạ”.

Cận cảnh cây bạch mai cổ thụ 300 năm tuổi nổi tiếng miền Tây Nam bộ

Gọi là bạch mai nhưng không giống như mai trắng, mai vàng. Không cần lẩy lá, mỗi năm hoa vẫn nở rộ vào dịp Tết Nguyên tiêu.

Mỗi năm bạch mai nở một lần vào dịp Tết Nguyên tiêu. Ảnh chụp lại ảnh tư liệu của đình Phú Tự. 

Từ trung tâm TP.Bến Tre theo tỉnh lộ 885 đi về hướng huyện Giồng Trôm chừng 3 cây số, tới ngã ba, rẽ trái vài trăm mét vào con đường nhựa sẽ gặp ngôi đình cổ Phú Tự, tọa lạc trên một khu đất rộng gần 1 hecta thuộc ấp Phú Hào, phường Phú Hưng. 

Đến Xuân Giang ăn rêu đá

“Thay mặt nhân dân tỉnh Hà Giang, chào mừng các vị khách từ miền Nam đến Xuân Giang, một xã miền núi thuộc huyện Quang Bình, nằm cách thành phố Hà Giang gần 100 km.

Hôm nay, đón mừng những khách phương xa, khu nhà Tày sẽ mời quý vị thưởng thức món rêu đá, một đặc sản rất riêng của người Tày và cũng là món ngon chỉ có ở Xuân Giang đấy ạ”.
 


Lời giới thiệu đầy dí dỏm của Kiên - cậu hướng dẫn viên du lịch vui nhộn đã làm cả nhóm phấn chấn hơn khi xe đang bon bon trên cung đường dẫn vào một homestay mang đậm dấu ấn dân tộc Tày nằm lơ lửng bên một triền núi xanh xanh lá biếc.


Ảnh: Dương Thủy

Hóc Mó, không gian tình yêu

Rong chơi nơi đâu giữa không gian trong xanh biển núi giao hòa khi mùa hè đang đến? Bạn sẽ có được cảm giác này nếu đến với Hóc Mó.

Phong cảnh Hóc Mó

Hóc Mó thuộc thôn Thạnh Đức 2, xã Phổ Thạnh, H.Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi, vẫn còn giữ được vẻ hoang sơ, thơ mộng. Hóc Mó hình thành từ một nhánh núi “cá tính” của dãy Trường Sơn.