11 thg 6, 2017

Bún gỏi dà và già Sóc Trăng

Đi tới đâu thì phải ăn cho biết đặc sản nơi đó. Tới Sóc Trăng, ngoài những món nổi tiếng như bún nước lèo, bánh cóng Đại Tâm... thì có một thứ khiến tui đặc biệt quan tâm: Bún gỏi dà.

Quan tâm xem ăn ngon như thế nào là một chuyện, điều khiến tui tò mò nhứt chính là cái tên có phần... quái dị của nó.

Thứ nhứt, bún là bún, gỏi là gỏi. Nếu là gỏi cuốn, có bỏ sợi bún trong đó thì ok, vụ này biết. Nhưng nếu là tô bún mà bỏ cuốn gỏi vô, hay là bỏ gỏi (nộm) vô thì hơi kỳ à nha! Rốt cuộc, bún gỏi là sao?

Thứ hai, dà là sao? Người miền Nam đọc 3 chữ dà, già, và y chang nhau. Vậy nó là bún gỏi gì? Bún gỏi dà, bún gỏi già hay bún gỏi và? Và nếu là chữ nào trong 3 chữ đó thì tại sao lại có tên như vậy?

Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán: Lưu danh muôn thuở

Đã 449 năm kể từ ngày Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán tạ thế (1568-2017), song trong tâm thức của người dân đất Việt nói chung và Quảng Ngãi nói riêng vẫn luôn nhớ đến ông với lòng thành kính biết ơn, bởi công trạng to lớn trong sự nghiệp mở đất, lập làng.

Cứ đến ngày rằm tháng năm (âm lịch) hằng năm, con cháu trong gia tộc họ Bùi ở khắp mọi miền của Tổ quốc sum tụ về khu mộ và đền thờ Bùi Tá Hán, ở tổ 24, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) để lo đám giỗ của ông tổ trong dòng họ, người được nhân dân khắp vùng thờ phụng, ngợi ca công đức. Đông đảo người dân trong tỉnh cũng về đây, để thắp nén hương tưởng nhớ bậc tiền hiền tài cao, đức trọng.

Ngày đoàn tụ

Từ lâu, lệ bất thành văn đối với mỗi người trong tộc họ Bùi, dẫu bận trăm công nghìn việc cũng vẫn sắp xếp để về dự lễ giỗ của Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán. Ngày giỗ Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán cũng là ngày đoàn tụ của gia tộc họ Bùi. Trước là để tưởng nhớ vong linh của bậc tiền nhân, sau là gặp mặt các thế hệ con cháu, thắt chặt tình đoàn kết, sẻ chia để cùng nhau tiếp nối truyền thống đáng tự hào của thế hệ đi trước.

Năm nay, lễ giỗ Trấn Quốc Công Bùi Tá Hán ước tính có khoảng 600 người dự. Để lễ giỗ được chuẩn bị chu tất, con cháu họ Bùi ở Quảng Ngãi phân công phụ trách từng phần việc cụ thể. ông Bùi Nguyên Kha (69 tuổi, hậu duệ đời thứ 13 của Bùi Tá Hán, ở phường Quảng Phú, TP.Quảng Ngãi) tự hào nói: “Bùi Tá Hán là ông tổ, là niềm tự hào của tộc họ Bùi. Bởi vậy, ngày giỗ của ông được con cháu chuẩn bị rất kỹ”.

Đền thờ Bùi Tá Hán. 

Huyền thoại về vị chánh tổng ở Mường Lằm

Một số cao niên kể rằng, chánh tổng Mường Lằm tên Xống Át tham gia nuôi bộ đội hồi kháng chiến chống Pháp, nhưng cuối lại vướng vào xung đột nội tộc và bị sát hại dã man.

Chuyện về chánh tổng Lang Văn Át chỉ còn lại trong ký ức của các cao niên. Những lớp trầm tích đã vùi lấp mường xưa dưới lòng hồ Bản Vẽ. Ảnh: Hữu Vi 

Trong suốt lịch sử phát triển của những mường người Thái ở miền núi Nghệ An, các tù trưởng luôn đóng vai trò rất quan trọng.

'Tuyệt tình cốc' đẹp như mơ ở Đà Lạt

Trải qua một đoạn đường dài gồm đường rừng gập ghềnh, trơn trượt, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một hồ nước trong vắt, đẹp như mơ được mệnh danh là "Tuyệt tình cốc" của Đà Lạt. 

Sau Hải Phòng và Ninh Bình, thêm một "Tuyệt tình cốc" lộ diện ở xứ ngàn hoa. Nơi này nằm cách xa trung tâm thành phố Đà Lạt. Để đến được đây bạn phải vượt qua đoạn đường dài khoảng 50 km, trong đó chỉ có 20 km đường dễ đi, còn lại là đường rừng gập ghềnh, trơn trượt rất khó đi. 

Đền Bắc Lệ và những giá trị tâm linh

Đền Bắc Lệ có tên chữ là Bắc Lệ Linh từ, thuộc thôn Bắc Lệ, xã Tân Thành, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn. Đền được nhà nước công nhận di tích lịch sử, văn hóa năm 1992. Vị trí của đền khá thuận lợi, có thể đến đây bằng cả đường bộ và đường sắt.

Cùng với một số đền chùa khác, đền Bắc Lệ do chiến tranh tàn phá và những lý do khác nên đền đã cũ và các di sản di vật của đền không còn nhiều. Đáng chú ý nhất là các loại văn bản như: Sắc phong, tài liệu chữ Hán của các triều đại xưa… Số còn lại việc xác định giá trị còn gặp nhiều khó khăn, do vậy đền Bắc lệ cũng nằm trong tình hình chung với các đền chùa khác ở Việt Nam, đó là việc xác định niên đại ra đời.

Qua xác định của các nhà nghiên cứu, đồng thời dựa vào hai văn bia thời Khải Định và lời kể của các cụ già tại địa phương thì đền Bắc Lệ được xây dựng cách đây khoảng 300 năm.

Tam quan đền Bắc Lệ. 

8 thg 6, 2017

Đi bộ dưới đáy biển ngắm san hô ở Cù Lao Chàm

Du khách đến với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm (xã đảo Tân Hiệp, TP Hội An, Quảng Nam) sẽ được bơi lặn, đi bộ dưới đáy biển để chiêm ngưỡng những rạn san hô rực rỡ sắc màu. 

Du khách nước ngoài rất thích thú lặn ngắm san hô ở đảo Cù Lao Chàm Ảnh: V.Hùng 

Những rạn san hô thiên nhiên ở đây hoàn toàn là một thế giới khác, rất cảm xúc. Mọi người hãy chung tay bảo tồn, bảo vệ những rạn san hô tốt hơn, để nhiều người được lặn ngắm, chiêm ngưỡng.
Ông Richard Leech, du khách người Anh 

Có nhiều vùng san hô trên đảo cho du khách tự do lựa chọn như Hòn Dài, Hòn Tai, Hòn Nhờn, Rạng Mành, Bãi Bìm, Bãi Xếp, Đá Trắng... với khoảng 300 loài san hô khác nhau.

Về Ba Tơ nhớ thưởng thức món gà re

Về thăm huyện miền núi Ba Tơ (Quảng Ngãi), quê hương cuộc khởi nghĩa Ba Tơ và những thắng cảnh tuyệt vời, bạn sẽ có dịp thưởng thức món gà re nướng, gà re luộc chấm muối ớt và đưa cay với rượu cần.

Gà re chặt thành miếng đem nướng trên vỉ sắt như cách nướng của người Kinh - Ảnh: VÕ QUÝ CẦU 

Trong thời buổi kinh tế thị trường, nhiều giống gà nhập ngoại, hoặc từ phía Bắc đem về nuôi ở Quảng Ngãi để bán lấy thịt nhưng những người sành ăn đều cho rằng "đệ nhất ngon" phải là giống gà re, hay nói đúng hơn là giống gà của người đồng bào dân tộc H’Re.

7 thg 6, 2017

Nguyễn Tất Nhiên: Một đời thơ bi thiết

Nguyễn Tất Nhiên là một hiện tượng của văn học miền Nam những năm 1970-1975. Tập thơ Thiên tai xuất bản năm 1970, lúc Nguyễn Tất Nhiên mới 18 tuổi, với những hình ảnh và ngôn từ khá lạ lẫm. Ngay lập tức, một số bài trong tập thơ này đã được các nhạc sĩ nổi tiếng phổ nhạc. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang phổ bài Vì tôi là linh mục tuyệt hay: “Vì tôi là linh mục/ Giảng lời tình nhân gian.../ Một tín đồ duy nhất/ Đã thiêu hủy lầu chuông…/ Vì tôi là linh mục/ Không biết rửa tội người/ Nên âm thầm lúc chết/ Tội mình còn thâm vai”… Riêng nhạc sĩ Phạm Duy đã phổ một loạt thơ Nguyễn Tất Nhiên thành những ca khúc rất được yêu thích.

Đòi nhuận bút những bài thơ phổ nhạc
Tôi quen Nguyễn Tất Nhiên khoảng đầu năm 1971, khi Nhiên đến tòa soạn tặng tôi tập thơ Thiên tai. Sau đó tôi thường gặp Nhiên ở nhà Du Tử Lê. Gọi là nhà nhưng đó chỉ là một căn phòng nhỏ trong cư xá Bưu Điện, đường Hồng Thập Tự (nay là Nguyễn Thị Minh Khai), nơi vợ chồng Du Tử Lê thuê ở tạm trong thời gian chờ mua nhà ở làng báo chí. Căn phòng chỉ rộng chừng vài chục mét vuông mà chị Thụy Châu, vợ Du Tử Lê, vừa làm nơi nấu nướng, ăn ngủ, tiếp khách. Vậy mà mỗi lần Nhiên đến ngủ lại, chiếm cái bàn viết của anh Lê, ngồi làm thơ, cả đêm uống trà, cà phê, hút thuốc khói bay mù mịt cả căn phòng.

Khánh Hòa: Độc đáo lễ hội yến sào truyền nối trăm năm

Theo lịch sử truyền lại, nghề yến sào Khánh Hòa được khai phá cách đây gần 700 năm và hàng năm cứ đến ngày 10.5 (âm lịch), những người làm nghề lại tề tựu về đảo Yến Hòn Nội (TP.Nha Trang) để tưởng nhớ các bậc tiền nhân. 

Một góc đảo Yến Hòn Nội - nơi thờ tự thủy tổ, đảo chủ Thánh Mẫu nghề yến sào Khánh Hòa. Ảnh: T.Thúy 

Ngày 4.6 (tức 10.5 âm lịch), tại đảo Yến Hòn Nội (TP. Nha Trang), Cty TNHH Nhà nước MTV Yến Sào Khánh Hòa long trọng tổ chức lễ hội Yến Sào năm 2017. Gần 500 CBCNVNLĐ, chi tộc họ Lê và đông đảo người dân, du khách đã tham gia. Cách đây gần 700 năm, trên đường vào phương nam, đề đốc Lê Văn Đạt (thời nhà Trần) đã khai phá ra các đảo yến ở vùng biển phủ Bình Khang (là tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Nghề yến sào ra đời từ đó và đề đốc Lê Văn Đạt được suy tôn là thủy tổ ngành nghề yến sào Khánh Hòa.

Bộ sưu tập hơn 3.000 đồ cổ giữa đại ngàn

Là lính Tiểu đoàn 1 - Tiểu đoàn tăng cường thuộc Bộ Công an lên Tây Nguyên đánh Fulro, anh Đặng Minh Tâm (SN 1960) từng chiến đấu tại các điểm nóng Lạc Dương, Đơn Dương và Đức Trọng (Lâm Đồng). Trong thời gian này, anh Tâm gắn bó với đồng bào K’Ho, Jrai... Nhận thấy nhiều hiện vật đang dần mai một, anh đã kỳ công sưu tầm hơn 3.000 hiện vật để góp phần gìn giữ tinh hoa văn hóa ở miền đất kỳ bí... 


Hơn 3.000 hiện vật vô giá

Thời gian chung sống với đồng bào K’Ho, Jrai, anh Tâm thân thiết gắn bó với họ, nhiều người quý mến gọi anh với cái tên gần gũi “anh K’Tâm”. Mỗi lần chuyển sang địa bàn khác để công tác, anh Tâm chia tay với bà con và được họ quý mến trao tặng nhiều nhạc cụ, vật dụng sinh hoạt gắn bó với đời sống của họ. Nhờ đó, anh Tâm gắn kết với những báu vật, anh cất giữ, bảo quản cẩn thận từng thứ một. “Tôi rất quý những món quà bà con trao tặng và nó không thể thiếu trong đời sống của tôi. Sau cuộc chiến khốc liệt đánh Fulro, tôi về công tác tại Công an Lâm Đồng. Thời điểm này, tôi nhận thấy nhiều cổ vật Tây Nguyên đang mai một, nên quyết định sưu tầm và gìn giữ” - vị thượng tá công an nói.