2 thg 5, 2017

Ai dũng cảm dám ăn canh trứng kiến nấu chua?

Trứng kiến nhỏ bằng hạt gạo, màu trắng lẫn vàng đục được thu hoạch vào độ tháng tư

Đã bao giờ bạn được ăn canh trứng kiến, món ăn đặc sản của vùng cao với vị ngọt, bùi của từng “hạt trứng”, song nếu là người dễ dị ứng với các loại nhộng thì nên cân nhắc.

Khá là bất ngờ khi lần đầu tiên tôi được nhìn thấy những hạt trứng kiến. Tôi gọi là “hạt trứng” thay vì “quả trứng” bởi chúng chỉ nhỏ bằng hạt gạo, màu trắng và vàng đục tùy thuộc vào trứng non hay già.

Và tất nhiên, không phải loài kiến nào cũng có trứng ăn được. Theo lời chia sẻ của anh Vũ Anh Tuấn, người dân huyện Kỳ Sơn, Nghệ An, người ta chỉ chọn trứng kiến vàng để chế 
biến món ăn.

Trái hồng nhung ở chùa Bốn Mặt

Trái hồng nhung có dạng hình trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ, khi trái non, lớp lông có màu xanh, lúc trái lớn lớp lông này chuyển dần từ màu vàng sang đỏ nâu. Khi trái hồng nhung chín có cơm mềm, mùi thơm dịu và vị ngọt thanh rất hấp dẫn.

Tại Việt Nam, cây hồng nhung ít được biết đến và nơi có số lượng cây hồng nhung lớn là tại chùa Bốn Mặt (xã Phú Tân, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng) với hơn 100 cây và có tên gọi tại địa phương là đào hồng nhung.

Trái hồng nhung có dạng hình trứng tròn, vỏ có lớp lông bao phủ, khi trái non, lớp lông có màu xanh, lúc trái trưởng thành lớp lông này chuyển sang màu vàng, rồi vàng cam và đỏ nâu khi trái chín.

Định vị thương hiệu “Mì quảng Phan Thiết”: Tại sao không?

Nhắc đến “mì quảng” - thì ngay từ cái tên - hẳn ít nhiều đã gợi nên những liên tưởng về quê hương của món ăn này. Đúng vậy, mì quảng đích thị là một món ăn đặc sản nổi danh của vùng đất Quảng Nam - Đà Nẵng. Song, khi nói “mì quảng Phan Thiết”, thì người ta lại ngờ ngợ: Đây là món ăn gì? Có phải là món mì của xứ Quảng được bán tại Phan Thiết? Hay đó là một món ăn… Phan Thiết?

Mì Quảng Phan Thiết thịt heo. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Thưởng ngoạn mây trời trên đèo Violắc

“Phượt thủ” thích ngắm mây trời đẹp tuyệt không cần phải ra đến Y Tý, Sa Pa (Lào Cai)... mà ngay ở Quảng Ngãi cũng có thể "săn mây", cũng như hòa mình cùng cảnh sắc của gió núi mây ngàn, bằng cách lên đỉnh đèo Violắc - nơi phân chia thời tiết giữa vùng duyên hải Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.

Nằm trên tuyến Quốc lộ 24 từ Quảng Ngãi đi Kon Tum, đỉnh đèo Violắc là điểm mốc ranh giới giữa hai tỉnh Quảng Ngãi – Kon Tum. Đèo Violắc uốn lượn qua rất nhiều ngọn núi và thung lũng, đỉnh đèo cao hơn 1.300m so với mực nước biển, nên đây là cung đèo có sương mù, mây phủ dày đặc. Nếu muốn “săn mây” trên đèo Violắc, từ trung tâm TP.Quảng Ngãi, phượt thủ chỉ cần đi khoảng 80km theo Quốc lộ 24 là đến được với chân đèo, nằm ở xã Ba Tiêu (Ba Tơ).

Vào lúc sáng sớm, đứng trên đỉnh đèo Violắc nhìn xuống, chỉ thấy một màu trắng xóa của mây. 

Vương quốc khỉ, vượn ở Việt Nam

Đàn vượn phát hiện sống theo đàn ở Vườn quốc gia Chư Mom Ray. Ảnh: Phạm Anh

Vườn quốc gia Chư Mom Ray (Kon Tum) được coi là vương quốc khỉ, vượn vì nhiều loài khỉ, vượn quý hiếm có tên trong sách đỏ đã được đưa về đây.
Hầu hết những con khỉ, vượn quý hiếm ấy đều được đưa về trong tình trạng chờ chết, sau đó được cứu sống. Khi thương tích lành, lũ khỉ, vượn lại trở về với đời sống bản năng, kết hợp với lũ khỉ, vượn ở từ trước đó, chúng biến Vườn quốc gia Chư Mom Ray thành vương quốc riêng.

1 thg 5, 2017

Chốn thần tiên: Đồi cây lá ngón

Trên đường từ TP Hà Giang đến cao nguyên đá Đồng Văn có một điểm dừng chân tuyệt vời, tại thôn Ngán Chải, xã Lao Và Chải, huyện Yên Minh.

Đồi núi chập chùng, mây mờ giăng giăng...


Nhưng nếu nói đồi núi chập chùng thì ở Hà Giang hầu như đâu đâu cũng có, kỳ ảo ở đây chính là Đồi cây lá ngón.

Lạ miệng với món chả cuốn lá bưởi

Người Mường ở vùng Tân Sơn (Phú Thọ) có món chả cuốn lá bưởi nướng trên than hồng vừa lạ vừa ngon miệng. Đến đây vào mùa nào, bạn cũng có thể được chủ nhà làm món này thết đãi ngay tại nhà sàn. 

Chả cuốn lá bưởi chấm muối hạt dổi để lại dư vị đậm đà - Ảnh: N.T.Lượng 

Với tập quán sống dựa vào thiên nhiên, cây lá nên các loại lá, rau rừng, trong vườn nhà đi vào các món ăn của người Mường Tân Sơn một cách tự nhiên và để lại dư vị đậm đà, khó quên.

Món chả không phải là món ăn mới lạ của người Mường, vì đâu đâu cũng chế biến món này trong mâm cỗ nhưng chả cuốn lá bưởi có lẽ chỉ vùng đất này mới có. Đó là sản phẩm của bàn tay khéo léo, trí tưởng tượng phong phú và sự kết hợp hài hòa giữa các nguyên liệu của người Mường nơi đây.

Tới “thung lũng mắt trời” xem đám cưới của người Xạ Phang

Lễ cưới hỏi truyền thống của người Xạ Phang thường diễn ra trong hai ngày. Sau các nghi lễ quan trọng, đôi vợ chồng chính thức bắt đầu cuộc sống mới.

Nằm ở độ cao hơn 1.400 mét so với mực nước biển, bao bọc tứ bề là điệp trùng núi, thung lũng Thèn Pả, xã Sa Lông, huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên còn được người dân nơi đây quen gọi là “thung lũng mắt trời”. 

Nét độc đáo trong trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ ở Lai Châu

Trang phục truyền thống của phụ nữ La Hủ luôn là niềm tự hào của họ với cộng đồng các dân tộc vùng Tây Bắc. 

Người La Hủ hay còn gọi là Xá Lá Vàng, Cò Xung, Khù Sung, Khả Quy... hiện có khoảng 10.000 người, sinh sống chủ yếu ở đầu nguồn sông Đà, thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

Nhà tù khét tiếng nhất Sài Gòn xưa

Thư viện Khoa học Tổng hợp TP HCM (quận 1) vốn là Khám Lớn Sài Gòn - nỗi khiếp sợ của tù nhân và cả người dân với những vụ tử hình công khai, chiếc máy chém có lưỡi dao nặng 50 kg...

Sau khi đánh bại quân Nguyễn chiếm được Nam Kỳ, người Pháp nhanh chóng thiết lập bộ máy cai trị trên vùng đất mới. Một trong những công trình không thể thiếu là hệ thống nhà tù giam giữ tất cả những ai chống đối chính quyền thực dân cũng như các loại tội phạm khác.

Khám Lớn Sài Gòn được xây trong 4 năm, bắt đầu từ năm 1886. Mặt chính ở đường La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng), được rào bằng những song sắt; mặt sau giáp đường Espagne (Lê Thánh Tôn); hai bên là đường Mac Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) và Filippini (Nguyễn Trung Trực).

Khám Lớn Sài Gòn trên đường La Grandière (nay là đường Lý Tự Trọng) do người Pháp cho xây dựng. Ảnh tư liệu.