30 thg 9, 2016

Thơm ngon bánh xèo Chợ Chùa

Hãy đến Chợ Chùa trong những ngày này mưa rả rích, cộng với cái se se lạnh đặc trưng của mùa thu đông. Dọc cánh tả đường lộ, những làn khói trắng bốc lên từ bếp củi hồng hòa cùng mùi thơm của bánh xèo làm từ bột gạo và tôm, thịt… sẽ khiến bạn bị hấp dẫn ngay. 

Bánh xèo Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành) tập trung ở tổ dân phố 3, giờ đã khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến bằng cách truyền tai nhau.

Bất kể ai ở Minh Long hay Ba Tơ, xa hơn nữa là các vùng giáp ranh như Kon Tum… khi có công việc phải xuống TP.Quảng Ngãi và ngược lại từ dưới phố trở lên các huyện này, họ đều nhớ đinh ninh rằng dù có bận đến mấy lúc về cũng tạt ngang “đánh chén vài cái” cho đã thèm. Sau đó mua thêm bịch lớn gói gém đem về nhà cho người thân thưởng thức.

Lâm Đen ký sự

Thuở trước, đầm Lâm Đen là nơi mưu sinh và trú ngụ của xóm bè rớ với những ngọn đèn sáng rực trong đêm tối để nhử cá, tôm vào rớ cho phiên chợ sớm mai. Giờ, từng đàn cò trắng thong dong tìm mồi giữa chiều thu yên ả.
1. Đầm Lâm Bình (thuở trước gọi là Lâm Đen, thuộc địa bàn xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ) có diện tích khoảng 200ha, tựa chiếc gương khổng lồ soi nền trời xanh thẳm lơ lửng vầng mây trắng bay. Khi mưa giăng kín đất trời, nước lũ đổ về khiến những cánh đồng ven đầm chìm trong biển nước mênh mông.

Cửa đầm là nơi giao nhau giữa sông Trường và sông Lò Bó trước khi hòa vào dòng nước sông Thoa đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Nhờ thế nên lượng tôm, cá khá phong phú, là nguồn thực phẩm chủ yếu hiện diện trong bữa cơm của người dân quanh vùng.

Những bậc cao niên kể rằng: Thuở trước, nhiều người ở nơi khác đến đây mưu sinh với nghề bè rớ đánh bắt cá, tôm trên đầm. Họ mua những cây tre còn tươi, dùng rựa trảy sạch mắt rồi xếp sát vào nhau. Sau đó, họ đặt 4 – 5 đà ngang rồi dùng dây mây rừng buộc chặt từng cây tre vào đà với chiều rộng từ 3 – 4m.

Một góc đầm Lâm Bình 

Trời mưa nhớ "lang khô nấu với dừa già"...

Vị ngọt bùi của khoai lang quyện với vị béo từ dừa và đậu phộng tạo nên dư vị khó phai. Món khoai lang khô nấu với dừa già và đậu phộng làm bồi hồi cõi lòng những người con xa xứ. 

Những nguyên liệu chủ yếu chế biến món "lang khô nấu với dừa già" - Ảnh: Minh Kỳ 

Hết bão rồi mưa, mưa rả rích bên hiên nhà như mang từng giọt lạnh vào lòng. Chợt điện thoại có tin nhắn từ người bạn đang sinh sống ở Sài thành: “Lang khô nấu với dừa già/Đang ăn bỗng nhớ quê nhà ngày thơ”. Bất chợt, kỷ niệm ngày xa chợt ùa về.

29 thg 9, 2016

Có một Đắk Nông mùa lúa chín

Tháng 10 đang về, cũng là mùa thu hoạch lúa vùng cao. Không chỉ ở Tây Bắc miền xa, mà ở Đăk Nông cũng đang vào mùa gặt, đập, phơi... hối hả. 

Trên các con đường thôn, rơm được rải phơi trong nắng - Ảnh: Trung Oanh 

Chúng tôi may mắn được trải nghiệm một mùa vàng Tây nguyên tại huyện Cư Jút, Đắk Nông.

Đêm giữa tháng 9, chúng tôi đi vào một xóm nhỏ vùng sâu của huyện Cư Jút trong ánh sáng đèn xe máy lờ mờ. Thấy ven đường người dân giăng bạt, thắp đèn. Xa xa là một cái máy gặt đang rì rì chạy.

Lạ miệng mắm ruốc chưng và lẩu mắm ruốc

Vốn là món ăn dân dã quen thuộc, nhưng gần đây, một số hàng quán ở miền Tây còn biến tấu thêm món mắm ruốc chưng hột vịt và mắm ruốc nấu lẩu mang hương vị độc, lạ hút khách. 

Mắm ruốc chưng - Ảnh: Hoài Vũ 

Mắm ruốc từ lâu được coi là đặc sản của vùng biển, nổi tiếng nhất là mắm ruốc Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Quốc.

Tuy là món ăn dân dã nhưng mỗi miền đều có cách chế biến khác nhau. Đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều bà nội trợ đã sử dụng món ruốc như một thứ gia vị dùng nêm nếm, ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món ngon độc đáo, có người ăn phát ghiền, chẳng hạn như món mắm ruốc kho sả ớt, mắm ruốc xào thịt ba rọi (ba chỉ), mắm ruốc xào dưa cải… 

Trời mưa, cá chép lên đồng

Những con chép bơi lướt nhanh, vây lưng nhô lên khỏi mặt nước trông thật đẹp mắt. Nhiều người mang nơm rượt theo sau với nụ cười tươi khi chụp được cá hay tiếc ngẩn ngơ khi sẩy chú chép to… 

Quăng chài bắt cá trên sông Thoa, nơi trú ngụ của những con cá chép nặng dăm bảy cân - Ảnh: MINH KỲ 

Vùng đất Đức Phổ quê tôi nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có bốn dòng sông Thoa, Trà Câu, Lò Bó và sông Trường hòa chung dòng nước đổ ra biển qua cửa Mỹ Á.

Dưới những rặng tre tỏa bóng mát ven bờ hạ nguồn sông Thoa có nhiều hang hốc, là nơi trú ngụ của những con cá chép to đến dăm bảy cân. Vào mùa nắng, nhiều người dân sinh sống đôi bờ dùng súng bắn tên săn bắt những con chép sống lâu năm dưới lòng sông.