29 thg 9, 2016

Ghé thăm nơi chồng làm gì cũng phải 'xin phép' vợ

Đâu riêng gì Đà Lạt mộng mơ, Lâm Đồng còn ẩn giấu nhiều vẻ đẹp thú vị khác mà không nhiều du khách biết tới. 

Tôi ghé thăm Lâm Đồng vào những ngày đầu tháng 9, khi mà mùa mưa nơi đây đang vào độ cuối. Một ngày ở miền đất cao nguyên đi qua bốn mùa một cách ly kỳ: mới tối hôm trước còn là mùa thu mát lành xinh đẹp, qua sáng hôm sau đã gắt gỏng nắng hè, quá trưa thì lành lạnh còn chiều tối lại mưa gió rét mướt kiểu cuối mùa đông.

Giữa tiết trời đặc biệt như vậy, nếu chỉ quẩn quanh trong thành phố Đà Lạt nhỏ xíu mà chật ních khách du lịch thì có vẻ là hơi lãng phí. Vậy nên, tôi đã lựa chọn cho mình những trải nghiệm mới mẻ khi ghé chơi bản làng của người K’Ho - một bản làng khiêm tốn nép mình trên những triền đồi xinh đẹp tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương.

Hòn đảo ở Phú Yên có lối đi giữa biển đẹp không kém Điệp Sơn

Theo dòng thủy triều rút xuống, một con đường xuyên biển độc đáo sẽ lộ ra nối liền bờ với Hòn Sụn, thẳng tới Hòn Yến (Phú Yên).

Hè năm nay, dân du lịch rất thích thú khi phát hiện ra lối đi giữa biển ở đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa) với con đường cát trắng nối liền bờ biển và một hòn đảo nhỏ cách bờ không xa. Nếu yêu thích những cảnh quan độc đáo, bạn có thêm một lựa chọn khác, cũng là một con đường giữa biển ở đảo Yến, Phú Yên, nơi được mệnh danh là xứ sở 'hoa vàng cỏ xanh'. 

Những món ăn đi cùng năm tháng ở Chợ Lớn

Mang tên thường gọi theo khu vực Quận 5, Quận 6, quận 10 và một phần quận 11, Chợ Lớn có nhiều người gốc Hoa sinh sống và tồn tại những món ăn đã thành thương hiệu như sủi cảo, phá lấu, chè Hoa…


Mì vịt tiềm

Mỗi tô mì dùng kèm miếng vịt to thơm mùi thuốc Bắc, ăn với đu đủ bào miếng lớn dai dai. Món này phải ăn khô mới thấy ngon miệng và cũng để cảm nhận trọn vẹn sự dai của từng sợi mì vàng. Ăn kèm là chén nước lèo nấu với khoảng 5 loại thuốc Bắc cùng xương hầm.

Chợ Lớn được xem như “thủ phủ” của món mì vịt tiềm với nhiều điểm bán tập trung có từ hai đến ba hàng, chạy dọc đường Nguyễn Trãi, Huỳnh Mẫn Đạt, Trần Hưng Đạo… Giá một tô từ 50.000 đồng. Ảnh: Foody. 

Làng nghề đan đó hơn 200 năm tuổi

Về thăm làng quê là một ý tưởng tuyệt vời cho những ai muốn tạm xa cuộc sống đô thị, tìm về miền bình yên, khám phá những điều bình dị. 

Người dân làng cho biết, làng nghề đan đó ở xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã có khoảng 240 năm, vẫn tồn tại và phát triển.

Nghề làm heo đất ở Lái Thiêu

Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành trên đất Bình Dương, làng nghề heo đất Lái Thiêu (thị xã Thuận An) là nơi tạo nên những chú heo đất ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc. Sản phẩm heo đất Lái Thiêu hiện được tiêu thụ tại các tỉnh Tiền Giang, An Giang, các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ, và còn xuất sang các thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan... 

Giữa vùng đất đang thay đổi từng ngày của quá trình đô thị hóa, các cơ sở sản xuất heo đất ở Lái Thiêu vẫn nhộn nhịp sản xuất để cho ra đời những “lứa” heo mới, thơm nức mùi sơn như minh chứng cho sức sống của nghề này.

Tại cơ sở heo đất của gia đình bà Tăng Thị Tám, người đã có 3 đời và hơn 40 năm làm nghề này, gần chục công nhân đang sơn heo, vẽ họa tiết, trang trí để kịp giao hàng cho thương lái. Theo bà Tám, gia đình làm heo đất từ những năm 70 của thế kỷ trước. Khi đó, nhà bà còn có cả lò nung heo đất, từ làm đất, nặn đất sét, đổ khuôn, cho vào lò cho đến sơn phết, trang trí - đủ tất cả các công đoạn cho ra một chú heo đất. Tuy vậy, với việc hạn chế các lò nung thủ công gây ảnh hưởng đến môi trường, số lò ít dần và thường tập trung tại một số điểm hoặc sử dụng lò nung công nghiệp. Cơ sở của gia đình bà Tám cũng khoảng 30 cơ sở heo đất ở Lái Thiêu lúc này chủ yếu thực hiện các công đoạn từ lúc heo ra lò cho đến khi hoàn thiện.

Sản phẩm heo đất khi mới ra lò.

27 thg 9, 2016

Ngôi đình phim trường

Đình cổ Tân An (phường Tân An, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nằm bên sông Sài Gòn, được mệnh danh là "Ngôi đình phim trường" vì không gian nơi đây đã từng là trường quay của rất nhiều bộ phim Việt Nam nổi tiếng. 

Đến Đình Tân An, du khách ấn tượng trước nét thơ mộng, rêu phong cổ kính với bộ rễ của cây đa trên trăm tuổi quấn chằng chịt trên nóc cổng đình. Vào năm 1896, vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình là nơi thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một vị quan triều đình nhà Nguyễn, đại thần của vua Gia Long.

Theo các tài liệu xưa, Nguyễn Văn Thành là một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, từng được cử làm Tổng trấn Bắc thành. Ông là người chủ trì công việc xây dựng Khuê Văn Các tại Văn miếu Hà Nội (1805), công trình văn hóa được xem là một biểu tượng cho văn hiến của đất Thăng Long (Hà Nội). Tuy vậy, ông đã bị bọn nịnh thần ghen ghét, gièm pha với vua Gia Long nhân vụ án “văn chương” của con ông là Nguyễn Văn Thuyên vào năm 1817. Nhà vua nghi ngờ cha con ông có ý phản nghịch, nên đã bức tử ông và hơn nửa thế kỷ sau, năm 1868, ông mới được giải oan dưới triều vua Tự Đức 

Cổng Đình Tân An được người dân các thời kỳ trùng tu, trang hoàng mang nhiều nét kiến trúc trong văn hóa Việt .