31 thg 7, 2016

Mênh mang đất trời U Minh Hạ

Rừng U Minh Hạ từ trước tới nay vẫn ly kỳ, bí ẩn với mỗi người khi đọc xong tiểu thuyết Đất rừng phương Nam hay những câu chuyện của bác Ba Phi. Một vùng đất rộng lớn có địa giới hành chính nằm trên hai huyện U Minh và Trần Văn Thời (Cà Mau) mà tổng diện tích lên tới 8.286 ha. Một chuyến du lịch tới Vườn Quốc gia U Minh Hạ có một sức hút đặc biệt đối với tôi.

Con đường trải nhựa thẳng tắp dẫn du khách đi hết khu vực Vườn Quốc gia. Đến nơi đây tôi cảm thấy U Minh Hạ vẫn còn rất hoang sơ, dịch vụ du lịch chưa phát triển. 

Viếng chùa Đậu chiêm bái tượng nhục thân đầu tiên tại Việt Nam

Tượng táng là một hình thức mai táng hiếm gặp trên thế giới, ở nước ta hình thức mai táng này xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 17, khi hai thiền sư Vũ Khắc Minh và Vũ Khắc Trường được các đệ tử giữ nguyên thân xác sau khi qua đời ở chùa Đậu (thôn Gia Phúc, xã Nguyễn Trãi, huyện Thường Tín, TP Hà Nội).


Chùa Đậu là một ngôi chùa cổ, theo như truyền thuyết thì chùa được xây dựng vào khoảng thế kỷ thứ 7 nhưng theo văn bia trong chùa thì chùa được xây dựng vào đầu thời Lý (thế kỷ thứ 11). Chùa có tên chữ là Thành Đạo tự, chùa được tu sửa nhiều lần trong đó lần lớn nhất là vào năm 1635 đời vua Lê Thần Tông. 

Đến Đồng Sen Gò Tháp thưởng thức hương vị miệt vườn

Vùng Đồng Sen Gò Tháp tại xã Mỹ Hòa, huyện Tháp Mười níu chân du khách gần xa bởi đầm sen ngào ngạt hương hoa và được thưởng thức những hương vị ẩm thực đặc sắc của vùng miệt vườn Đồng Tháp Mười. 

Vùng Đồng Sen Gò Tháp có diện tích 20 ha, là một trong những các loại hình du lịch đồng quê hấp dẫn với du khách khi đến với Đồng Tháp. Để tiện cho du khách có chỗ nghỉ ngơi và thư giãn, cứ 50 mét lại có một chòi mái lá có sức chứa lên tới 15 người. Bao quanh vùng sen là các lối đi bằng gỗ từ chòi này đến chòi khác. Ở giữa Đồng Sen là tháp cao. Từ trên đỉnh tháp phóng tầm mắt ra xung quanh là cánh đồng lúa trải dài tít tắp. 

Bắt đầu từ tháng 7 hằng năm, hoa sen ở Đồng Sen Gò Tháp bắt đầu bung nở khoe sắc.

Thăm Đền Nghè- nơi thờ nữ tướng Lê Chân

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân - người đã lập nhiều chiến công giúp Hai Bà Trưng chống lại sự xâm lược của quân Đông Hán, thế kỷ I.

Đền Nghè là nơi thờ nữ tướng Lê Chân. Bà Lê Chân quê gốc ở Đông Triều Quảng Ninh. Vì nợ nước thù nhà, bà rời bỏ quê hương, khai khẩn vùng đất mới lập nên ấp An Biên – chính là Hải Phòng ngày nay.

29 thg 7, 2016

Qua sông Đồng Nai là tới... Châu Đốc!

Chỉ cần có chút xíu kiến thức về địa lý là biết ngay qua sông Đồng Nai không thể tới Châu Đốc được. Ấy vậy mà có khi lại... được mới độc chớ!

Ngôi chùa cổ Hội Sơn nằm trên đường Nguyễn Xiển, quận 9, TPHCM, ngay bên bờ sông Đồng Nai. Cạnh chùa là một bến đò, gọi là... bến đò Châu Đốc. Tấm bảng ghi rõ những con đò ở đây đưa khách qua sông để tới Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc! Vậy không phải qua sông Đồng Nai là tới Châu Đốc sao?

Một cách đầy đủ, người dân gọi tên ngôi chùa ở bên kia sông là Chùa Châu Đốc 3, hay Chùa Bà Chúa Xứ Châu Đốc 3. Kỳ thiệt, tên chính thức của ngôi chùa là chùa Phước Long.

Chùa Phước Long (Châu Đốc 3) nhìn từ bên này sông. Ảnh: Trần Chánh Nghĩa

Sản vật Đông Bắc: Giòn thơm củ cải Đầm Hà

Để có được những cây củ cải trắng ngần, thơm ngọt, người dân Đầm Hà thường lựa chọn những vùng đất tơi xốp pha cát. Với lợi thế phù hợp về đất đai, khí hậu tại nơi đây nên những cây củ cải thường ít sâu bệnh và phát triển rất tốt, chỉ sau gần 3 tháng từ khi bắt đầu trồng là người nông dân đã có thể thu hoạch.

Người dân Đầm Hà chế biến củ cải tươi thành những món ngon trong bữa ăn như muối chua, muối mặn, sấy hay dầm dấm... ngoài ra họ còn sáng tạo thành nhiều sản phẩm thơm ngon đặc trưng như củ cải thái sợi khô, củ cải phên hay củ cải muối mặn. Để chế biến củ cải tươi thành các sản phẩm củ cải giòn, thơm ngon thì người dân Đầm Hà phải đi qua nhiều công đoạn với những bí quyết đã được lưu truyền qua nhiều thế hệ. 

Người dân xã Quảng Lợi thu hoạch củ cải (Ảnh: Báo Quảng Ninh)